Gối là đồ dùng quen thuộc trong mỗi gia đình và có công dụng là giữ cho đầu thẳng hàng với cổ và xương sống trong khi ngủ. Với người bị rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp để ngủ ngon hơn và cải thiện tình trạng bệnh là quan tâm của nhiều người.
1. Hội chứng rối loạn tiền đình
Tiền đình là bộ phận nằm sau ốc tai ở hai bên có vai trò quan trọng cho sự điều chỉnh thăng bằng tư thế, điệu bộ và các cử động khác của cơ thể như cử động của mắt, đầu, thân mình. Một trong số các triệu chứng của người bệnh rối loạn tiền đình thường gặp là mất ngủ hoặc cảm thấy mệt mỏi. Khi người bệnh thay đổi tư thế, nhất là khi vừa ngủ dậy, đứng dậy sẽ có thấy mất thăng bằng, dễ ngã. Trường hợp nặng hơn, người bệnh thậm chí chỉ có thể nằm được ở một tư thế, không thể ngồi dậy, có cảm giác buồn nôn và nôn dữ dội gây mất nước. Khi tỉnh táo, người bệnh mặc dù không thấy đầu óc bị quay cuồng nhưng đầu vẫn có cảm giác nặng trĩu, sợ ánh sáng hay tiếng động mạnh.
2. Bị rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp?
Với băn khoăn của nhiều người bệnh rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp thì các chuyên gia có lời khuyên là nên kê gối ở mức vừa phải, không nên để quá thấp hoặc quá cao. Một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình có thể xuất phát từ việc thiếu máu não, nên nếu kê gối quá cao có thể làm cong đốt sống cổ, gây tắc hẹp mạch máu và làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn lên não, khiến tình trạng nặng nề hơn. Đồng thời có thể gây đau cổ hoặc lưng khi thức dậy.
Nếu người bệnh rối loạn tiền đình nằm gối quá thấp sẽ khiến cho máu dồn lên não quá nhiều, dẫn đến chứng tụ máu. Hậu quả để lại là những triệu chứng như sưng mặt, híp mắt, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Nếu tình trạng diễn ra trong thời gian dài cũng sẽ gây nên chứng cổ bị co cứng, các đốt sống cổ bị tổn thương. Vì vậy, người bệnh rối loạn tiền đình cũng nên tránh lựa chọn những chiếc gối quá thấp.
Sau khi biết rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp, người bệnh nên chọn chiếc gối phù hợp để có giấc ngủ sâu và ngon theo những tiêu chí sau:
- Chọn gối có chiều cao và chiều rộng phù hợp. Một chiếc gối tiêu chuẩn có chiều cao trong khoảng từ 8 – 15cm và dài từ 30 – 60cm.
- Gối không nên quá cứng hoặc quá mềm, vì nếu gối quá cứng, phần đầu sẽ gây cảm giác đau, tê ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu não, gây thiếu máu não, còn nếu gối quá mềm, phần đầu sẽ thấp xuống ảnh hưởng đến hô hấp khi nằm nghiêng.
3. Những lưu ý với giấc ngủ của bệnh nhân rối loạn tiền đình
Việc sử dụng gối ngủ sai cách có thể gây mất ngủ và đau nhức cơ thể, cũng không tốt cho lưu thông máu khiến bệnh rối loạn tiền đình có thể nghiêm trọng hơn. Do đó, bên cạnh việc rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp thì người bệnh cũng cần chú ý đến tư thế nằm để khắc phục các triệu chứng khó chịu:
Trước khi ngủ
Để có giấc ngủ ngon, tránh các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình thì trước khi đi ngủ người bệnh có thể ngâm chân với nước ấm giúp ngủ ngon hơn và tránh dùng điện thoại trước khi ngủ. Người bệnh cũng có thể uống 1 cốc sữa ấm, mở nhạc dỗ giấc ngủ đến nhanh hơn.
Sau khi ngủ dậy
Khi vừa thức dậy, người rối loạn tiền đình tuyệt đối không được ngồi ngay dậy. Vì việc thay đổi tư thế đột ngột sẽ gây ra triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu. Người bệnh nên hít thở sâu trong khoảng 15 – 30 giây, sau đó nhẹ nhàng nằm nghiêng qua một bên (nếu thức dậy với tư thế nằm ngửa) rồi chống một tay lên từ từ ngồi dậy. Hoặc nên nằm một vài phút, ngồi dậy trên giường khoảng 2 phút rồi mới đứng dậy ra khỏi giường.
Thay đổi thói quen
Nếu người bệnh thay đổi các thói quen sinh hoạt khoa học và hợp lý sẽ giúp cải thiện bệnh rối loạn tiền đình, đó là:
- Nên tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày bằng các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, yoga và tập dưỡng sinh.
- Thực hiện các bài tập chữa rối loạn tiền đình dành riêng cho mắt, đầu và toàn thân để giúp cải thiện nhanh triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, mất ngủ.
- Tránh đứng lên hoặc ngồi xuống đột ngột sẽ khiến người bệnh bị chóng mặt và thậm chí té ngã.
- Chọn gối ngủ có độ cao vừa phải khi ngủ để giúp máu tuần hoàn tốt hơn nhằm tránh tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch gây thiếu oxy khiến khó ngủ.
- Ngủ đủ giấc và tránh thức khuya để không làm cơ thể kiệt sức, mất ngủ…
- Tránh ngồi quá lâu nếu làm công việc văn phòng, cứ khoảng 1- 2 giờ thì người bệnh nên đứng dậy đi lại để tránh gây căng thẳng cho thần kinh.
Ngoài ra người bệnh có thể chọn dùng thêm sản phẩm an toàn, hiệu quả giúp tăng lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh an toàn như sản phẩm có chứa fursultiamine (tiền vitamin B1), vitamin B2, B6, ginkgo biloba, cao blueberry. Các thành phần này có tác dụng hỗ trợ điều trị và dự dự phòng bệnh rối loạn tiền định, giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình nếu có. Trong đó Ginkgo biloba giúp tăng chức năng tuần hoàn não và chữa trị các bệnh về trí não. Cao blueberry góp phần ổn định huyết áp và duy trì hoạt động bình thường của các dây thần kinh. Chondroitin và tiền vitamin B1, Vitamin B2, B6 có công dụng làm dây thần kinh bị tổn thương phục hồi nhanh chóng.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc “Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp“. Hãy chọn gối ngủ có độ cao vừa phải để có giấc ngủ ngon và cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh.
Bài viết liên quan:
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn