Rối loạn tiền đình thường gặp ở người trung niên và cao tuổi nhưng giờ rối loạn tiền đình ở người trẻ cũng xuất hiện nhiều. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý này ở người trẻ thế nào sẽ có trong nội dung dưới đây.
1. Rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình nằm ở phía sau ốc tai, phối hợp với hệ thống ống tai có vai trò quan trọng trong việc duy trì tư thế, giữ thăng bằng, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Hệ thống tiền đình gồm 2 phần gồm 3 ống bán khuyên và cơ quan tiền đình thực sự. Các ống bán khuyên (trên, ngang, sau) chứa các tế bào thần kinh cảm giác tiếp nhận thông tin. Bộ phận tiền đình tiếp nhận xử trí thông tin từ các ống bán khuyên sau đó truyền lên hệ thống não bộ thông qua dây thần kinh tiền đình (dây thần kinh số 8).
Rối loạn tiền đình xảy ra khi có những rối loạn có liên quan đến thăng bằng, nguyên nhân từ dây thần kinh số 8 (gồm nhánh thần kinh ốc tai và nhánh thần kinh tiền đình) và các hệ thống liên kết của nó. Nếu hệ thống này bị tổn thương, thông tin dẫn truyền bị sai lệch, trái ngược nhau hoặc không rõ ràng làm cơ thể bị mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…
Bệnh này thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi do sự suy giảm chức năng của hệ cơ quan tiếp nhận thông tin, cảm giác bản thể. Nhưng vài năm gần đây tỷ lệ bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ xảy ra nhiều do thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, môi trường ô nhiễm…
2. Nguyên nhân rối loạn tiền đình ở người trẻ
Nguyên nhân rối loạn tiền đình ở người trẻ thường xảy ra do:
Stress quá mức
Người trẻ nếu bị áp lực học tập, công việc và cuộc sống hàng ngày có thể bị stress quá mức. Tình trạng này kéo dài có thể làm tổn thương hệ thần kinh cũng như ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình, gây ra các triệu chứng rối loạn tiền đình.
Thói quen lười vận động
Rối loạn tiền đình ở người trẻ có thể liên quan với thói quen lười vận động và tính chất công việc phải tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử trong thời gian dài.
Các nguyên nhân khác
Người trẻ còn có thể bị rối loạn tiền đình do một số nguyên nhân như:
- Bệnh lý tim mạch: Các vấn đề tim mạch như huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến,… là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình, do lưu thông máu đến não kém làm ảnh hưởng chức năng của hệ thống tiền đình.
- Bệnh lý thần kinh: Các bệnh lý thần kinh như viêm dây thần kinh do virus, u dây thần kinh, u góc cầu tiểu não, u thân não, thiếu máu não hệ sống nền, áp xe não, máu tụ vùng hố sau… đều có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người trẻ.
- Bệnh lý tai: Các bệnh lý ở tai như viêm mê nhĩ, bệnh Meniere (gây rối loạn thính lực), thạch nhĩ lạc chỗ (sỏi tiền đình), viêm tai giữa,… cũng có thể dẫn đến rối loạn tiền đình ở người trẻ.
- Ô nhiễm tiếng ồn: Nếu người trẻ sống và làm việc ở môi trường nhiều tiếng ồn có thể là nguyên nhân hoặc là yếu tố khởi phát các triệu chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ.
- Thay đổi thời tiết: Người trẻ có thể khởi phát rối loạn tiền đình do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay nhiệt độ môi trường.
- Nhiễm độc: Việc phơi nhiễm với một số chất độc hoặc sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài có thể dẫn đến rối loạn tiền đình ở người trẻ.
3. Điều trị và phòng tránh rối loạn tiền đình ở người trẻ
3.1. Cách xử trí cơn chóng mặt cấp
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiền đình người trẻ nên nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh. Nếu đang sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ thì người bệnh nên dùng theo đúng hướng dẫn.
3.2. Phòng tránh cơn rối loạn tiền đình tái phát
Để phòng tránh rối loạn tiền đình tái phát thì người trẻ cần chú ý:
- Không nên thức khuya: Không nên thức quá khuya, nên đi ngủ trước 11 giờ và ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi đêm.
- Uống đủ nước: Hàng ngày người bệnh nên uống đủ 1,5-2 lít nước để đảm bảo các hoạt động của cơ thể, đào thải độc tố và hoạt động của hệ thần kinh cũng tốt hơn.
- Tăng cường vận động: Tập thể dục và vận động thường xuyên giúp lưu thông máu đến não, tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng và giúp phòng ngừa rối loạn tiền đình.
- Tránh ngồi quá lâu trước điện thoại hoặc máy tính: Đối với người bệnh có tính chất công việc phải tiếp xúc với các thiết bị điện tử thường xuyên, quá lâu thì nên sắp xếp thời gian giải lao sau mỗi 1-2 giờ làm việc để thay đổi tư thế, vận động nhẹ nhàng.
- Hạn chế căng thẳng, stress: Tránh, hạn chế tối đa các căng thẳng, lo âu và nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Khi gặp các áp lực trong cuộc sống, cần giải tỏa bằng cách chia sẻ với người thân, bạn bè và nghỉ ngơi nhiều hơn.
Ngoài ra để hỗ trợ điều trị và phòng tránh rối loạn tiền đình ở người trẻ quay lại thì người bệnh có thể chọn dùng thêm sản phẩm bổ sung giúp tăng lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh an toàn, hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả. Sản phẩm người bệnh cần có chứa fursultiamine (tiền vitamin B1), vitamin B2, B6, ginkgo biloba, cao blueberry. Các thành phần này có tác dụng hỗ trợ điều trị và dự dự phòng bệnh rối loạn tiền định, giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình nếu có. Trong đó Ginkgo biloba giúp tăng chức năng tuần hoàn não và chữa trị các bệnh về trí não. Cao blueberry góp phần ổn định huyết áp và duy trì hoạt động bình thường của các dây thần kinh. Chondroitin và tiền vitamin B1, Vitamin B2, B6 có công dụng làm dây thần kinh bị tổn thương phục hồi nhanh chóng.
Rối loạn tiền đình ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng, nhưng người trẻ thường hay chủ quan không nghĩ mình mắc bệnh lý này. Do đó hãy chú ý đến những dấu hiệu thường gặp của bệnh để điều trị kịp thời tránh bệnh phát triển và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Bài viết liên quan: Rối loạn tiền đình ở người già – chớ chủ quan
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn