Rối loạn tiền đình sau sinh có nguy hiểm không và cách trị?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
24 Tháng bảy 2024

Lần cập nhật cuối:
24 Tháng bảy 2024

Số lần xem:
552

Rối loạn tiền đình sau sinh thường gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày cho các bà mẹ trẻ khi đang bận rộn chăm sóc em bé. Tình trạng này có thể do nhiều yếu tố gây ra, từ thay đổi hormone đến stress và thiếu ngủ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp mẹ nhận biết và đối phó với tình trạng này.

1. Nguyên nhân sản phụ bị rối loạn tiền đình

Nguyên nhân rối loạn tiền đình sau sinh
Nguyên nhân rối loạn tiền đình sau sinh

Chị em có thể gặp phải tình trạng rối loạn tiền đình sau sinh là do một số nguyên nhân sau:

  • Mất máu quá nhiều: Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến chị em rối loạn tiền đình sau sinh. Khi bị mất một lượng máu lớn khiến tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, não không được cung cấp đủ oxy khiến tiền đình bị tổn thương, giảm chức năng nên chị em sau sinh thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
  • Thay đổi nội tiết: Nồng độ hormone progesterone và estrogen đột ngột thay đổi sau quá trình sinh nở, ngay sau khi bánh nhau được lấy ra khiến nồng độ các loại hormone khác cũng bị thay đổi. Đây cũng là nguyên nhân khiến tâm sinh lý sản phụ bị đảo lộn và cũng là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tiền đình.
  • Do stress: Sau sinh chị em phải đối diện với áp lực với việc chăm sóc em bé, rồi việc nhà, lo lắng về tài chính, bất đồng với người thân về phương pháp chăm sóc trẻ… đều có thể khiến chị em căng thẳng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến chị em sau sinh có dấu hiệu suy nhược cơ thể, bị khó ngủ, mệt mỏi, stress, rối loạn tiền đình và thậm chí là trầm cảm.

2. Triệu chứng rối loạn tiền đình sau sinh

Một số triệu chứng điển hình khi mắc rối loạn tiền đình sau sinh
Một số triệu chứng điển hình khi mắc rối loạn tiền đình sau sinh

Chị em có thể nhận biết chứng rối loạn tiền đình sau sinh nhờ các triệu chứng sau:

Chóng mặt

Sau sinh bị rối loạn tiền đình sẽ làm chị em đột nhiên cảm thấy choáng váng, không thể giữ thăng bằng cho cơ thể, đi không vững, có thể bị ngã. Hoặc cảm thấy không gian xung quanh bị đảo lộn, bị xô, kéo, rung, lắc dữ dội, cơ thể bị kéo về một phía. Đầu không có cảm giác đau nhức nhưng luôn cảm thấy bị đè ép và nặng trĩu, hoặc chóng mặt cả khi ngồi yên lẫn lúc di chuyển.

Mất khả năng định hướng và giữ thăng bằng

Triệu chứng này thể hiện ở tình trạng là cơ thể thường xuyên bị chao đảo, dễ bị ngã, khó giữ vững. Khi thay đổi tư thế đột ngột có cảm giác choáng váng, xây xẩm mặt mũi. Đầu thường xuyên bị nghiêng sang một bên, rất khó giữ thẳng. Mắt có xu hướng nhìn xuống để xác định vị trí. Khi đứng thường phải tựa vào một vật cố định, vững chắc, khi ngồi thường phải giữ đầu, khó di chuyển trong bóng tối và thường xuyên cảm thấy đau cơ, đau khớp. Hoặc có thể thấy nhạy cảm với giày, dép hoặc các mặt phẳng tiếp xúc bằng chân.

Rối loạn thị giác – hoa mắt

Sau sinh bị rối loạn tiền đình sẽ thấy hoa mắt, chóng mặt
Sau sinh bị rối loạn tiền đình sẽ thấy hoa mắt, chóng mặt

Chị em thường xuyên cảm thấy mắt bị mờ, nhòe, hoa mắt, mỏi mắt nhìn không rõ hay bị hoa mắt khi quan sát hay tham gia vào đám đông như bị kẹt xe, chờ thanh toán khi đi siêu thị. Nhạy cảm với đèn huỳnh quang, ánh sáng mạnh hay ánh sáng nhấp nháy, màn hình máy tính, tivi kỹ thuật số,… hay mắt bị căng thẳng và khó quan sát ở khoảng cách xa nên thường quan sát người và đồ vật trong khoảng cách gần. Tăng nguy cơ hoặc tăng mức độ quáng gà khiến rất khó di chuyển trong bóng tối.

Rối loạn thính giác – ù tai

Rối loạn tiền đình sau sinh có thể khiến nghe không rõ hoặc mất thính lực hoàn toàn, luôn cảm thấy có tiếng ồn trong tai, bị ù tai. Thường xuyên cảm thấy đau tai và không chịu được âm thanh lớn, dễ bị chóng mặt ù tai sau sinh, ngã do tiếp xúc với âm thanh lớn đột ngột.

Giảm khả năng tập trung, chú ý

Chị em bị khó tập trung, chú ý vào một vấn đề, sự việc, sự vật nào đó. Khó hiểu những chỉ dẫn phương hướng, dễ bị nhầm đường, lạc đường và thường xuyên quên những việc mình đã làm trước đó. Không tập trung và khó hiểu nội dung những cuộc trao đổi hàng ngày về công việc, cuộc sống,… Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi về thể chất và tinh thần.

Thường xuyên cảm thấy thiếu tự tin, lo lắng, thậm chí bị trầm cảm

Rối loạn tiền đình sau khi sinh gây tâm lý lo lắng, hoảng loạn
Rối loạn tiền đình sau khi sinh gây tâm lý lo lắng, hoảng loạn

Chị em thường xuyên cảm thấy lo âu, hoảng loạn, bị cô lập với những người xung quanh. Thiếu tự tin và không có khả năng tự chủ, thường cảm thấy phiền muộn. Tâm lý, nhận thức về cuộc sống đều bị thay đổi.

Một số triệu chứng khác

Ngoài ra chị em còn có thể thấy các triệu chứng khác như:

  • Thường xuyên cảm thấy buồn nôn, bị nôn
  • Bắt đầu bị say tàu xe trong khi trước đó không bị
  • Nói lắp
  • Thường cảm thấy nhức đầu.

3. Bị rối loạn tiền đình sau sinh có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình sau sinh không quá nguy hiểm nhưng lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tưởng tượng của chị em. Sau sinh sức khỏe chị em chưa hoàn toàn hồi phục, những triệu chứng của bệnh khiến chị em mệt mỏi, suy nhược nhiều hơn, có chị em còn có thể bị mất sữa hoặc giảm chất lượng sữa, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh bú mẹ.

Rối loạn tiền đình sau sinh rất dễ gây suy nhược thần kinh
Rối loạn tiền đình sau sinh rất dễ gây suy nhược thần kinh

Bên cạnh đó tâm trạng chị em không ổn định, dễ cáu gắt, bực bội,… thậm chí bất hòa với người thân trong gia đình. Trí nhớ và khả năng tập trung bị suy giảm còn làm ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc trẻ nhỏ.

Nếu bị rối loạn tiền đình kéo dài còn khiến mẹ sau sinh có nguy cơ mắc chứng Parkinson, Alzheimer,… nguy hiểm với hệ thần kinh và não bộ.

Rối loạn tiền đình kéo dài cũng là nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị thiếu máu nghiêm trọng, oxy không thể vận chuyển đầy đủ lên não khiến chị em thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu, làm tăng nguy cơ đột quỵ, tử vong. Tình trạng chóng mặt, ngất xỉu đột ngột còn có thể khiến chị em sau sinh bị ngã, có thể gặp tai nạn…

Do đó khi thấy có những dấu hiệu khác lạ như chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng… thì chị em nên đến bệnh viện khám ngay để được hướng dẫn và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến tâm trạng, cuộc sống.

4. Bị rối loạn tiền đình sau sinh mẹ nên làm gì?

Mẹ bỉm sữa bị tiền đình có thể điều trị bằng thuốc, các bài tập,...
Mẹ bỉm sữa bị tiền đình có thể điều trị bằng thuốc, các bài tập,…

Một trong những nguyên nhân khiến chị em bị rối loạn tiền đình sau sinh là do bị thiếu máu sau sinh do không bổ sung sắt sau sinh đầy đủ. WHO khuyến nghị sản phụ phải bổ sung sắt cho cơ thể, bù lại lượng máu mất đi trong quá trình vượt cạn và chảy sản dịch, cũng như cung cấp cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ.

Do đó mà chị em sau sinh nên bổ sung sắt trong suốt thời gian nuôi con bú (hoặc tối thiểu trong 6 tháng đầu sau sinh) không chỉ để cung cấp đủ cho các hoạt động sống của cơ thể mà còn tăng hàm lượng sắt trong sữa mẹ để cung cấp cho em bé.

Ngoài ra thì để điều trị rối loạn tiền đình sau sinh, chị em có thể:

  • Uống thuốc tây: Chỉ khi thực sự cần thiết và có chỉ định của bác sĩ để không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
  • Uống thuốc đông y: Các bài thuốc đông y có thể được áp dụng sau khi chị em được bắt mạch và khám bởi bác sĩ đông y.
  • Phục hồi chức năng: Việc thực hiện những bài tập kích thích vận động, rèn luyện não bộ giúp tiền đình của chị em nhạy bén, linh hoạt hơn, phục hồi chức năng.
  • Tập thể dục: Những bài tập phù hợp sẽ giúp chị em nâng cao sức khỏe, kích thích tiền đình phục hồi.
  • Chế độ dinh dưỡng: Thực đơn hàng ngày của chị em cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất, các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, axit folic, canxi, DHA, vitamin nhóm B,… giúp chị em nhanh chóng phục hồi sau sinh. Và là phương pháp hạn chế triệu chứng, nâng cao sức khỏe cho mẹ sau sinh tốt nhất.
  • Phương pháp y khoa: Epley maneuver (tái định vị sỏi tai), phẫu thuật,… có thể là phương pháp được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sau khi có kết quả khám và làm xét nghiệm cho chị em sau sinh.

5. Phòng ngừa chứng rối loạn tiền đình sau sinh

Một số biện pháp phòng tránh rối loạn tiền đình sau khi sinh con
Một số biện pháp phòng tránh rối loạn tiền đình sau khi sinh con

Cách phòng ngừa rối loạn tiền đình sau sinh hiệu quả nhất là bổ sung sắt từ viên uống và từ thực phẩm ăn hàng ngày có trong thịt đỏ, động vật thân mềm có vỏ, rau có lá màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, các loại hạt và quả hạch, dưa hấu, dâu tây, nho,…

  • Hàng ngày nên uống đủ nước (1,5 – 2l) để không bị mất nước, rối loạn điện giải. Nên tránh hoặc hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá…
  • Chị em cố gắng sắp xếp thời gian tập luyện thể thao hàng ngày bằng các bài tập phù hợp.
  • Tránh lo âu, căng thẳng cũng là cách tránh xa bệnh rối loạn tiền đình.
  • Không nên xem điện thoại, đọc sách báo khi đi tàu xe, máy bay.
  • Không nên đột ngột thay đổi tư thế, với người làm việc văn phòng phải ngồi thường xuyên thì nên đứng dậy vận động sau mỗi 60 phút/lần.
  • Tham khảo ý kiến để chọn bổ sung sắt từ viên uống an toàn, hiệu quả.

Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp chị em biết được nguyên nhân rối loạn tiền đình sau sinh và có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Tốt nhất hãy đi khám chuyên khoa ngay khi chớm có dấu hiệu để điều trị nhanh nhất.

Bài viết liên quan: Bị rối loạn tiền đình khi mang thai nên làm gì để cải thiện?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận