Rối loạn tiền đình gây ra nhiều phiền toái như chóng mặt và mất thăng bằng, vì vậy việc bổ sung nước uống đúng cách là rất quan trọng. Vậy bị rối loạn tiền đình nên uống nước gì để cải thiện tình trạng này? Hãy tham khảo các loại nước uống giúp hỗ trợ điều trị và nâng cao sức khỏe trong bài viết dưới đây.
1. Người bị rối loạn tiền đình uống nước gì tốt?
Rối loạn tiền đình uống nước gì là vấn đề quan tâm của rất nhiều người để vừa đảm bảo cho sức khỏe và sớm khỏe bệnh. Người bệnh có thể tham khảo và sử dụng một số loại nước uống dưới đây.
1.1. Nước lọc
Uống nước lọc là nhu cầu cần cho cơ thể mỗi ngày. Muốn bộ não hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh chỉ cần cung cấp đầy nước cho cơ thể, đặc biệt ở những người rối loạn tiền đình uống đủ lượng nước lọc hàng ngày sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung, xoa dịu và ngủ ngon hơn.
Nước lọc không màu, không mùi nhưng có chứa sẵn một số khoáng chất tự nhiên như natri, canxi, sắt, kẽm, kali, magie,…Những khoáng chất này cần thiết hỗ trợ cho quá trình dẫn truyền thần kinh, cân bằng dịch và co cơ giúp duy trì hoạt động của hệ thần kinh và hệ tuần hoàn.
Người bị rối loạn tiền đình nên uống 6 – 8 ly nước mỗi ngày tương đương với 1,5 – 2 lít nước/ngày. Không nhất thiết phải ép bản thân uống quá nhiều nước cùng một lúc, cách khoảng 30 phút uống một ngụm nhỏ, không nên để đến khi thật khát mới uống.
1.2. Sữa hạt
Sữa hạt là một đồ uống được chế biến từ 1 hoặc nhiều loại hạt kết hợp lại với nhau. Do đó, sữa hạt là một thức uống thơm ngon và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong sữa hạt thường chứa nhiều chất đạm, chất bột đường, chất béo không bão hòa, chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, … có lợi.
Ngoài ra, protein và omega được tìm thấy trong các loại sữa hạt, nhất là hạt mắc ca, óc chó là một dưỡng chất quan trọng. Chất này sẽ giúp hệ thần kinh khỏe mạnh, cải thiện trí nhớ, kích thích khả năng tư duy, tập trung ở người bị rối loạn tiền đình. Vì vậy, bị rối loạn tiền đình nên uống nước gì thì hãy chọn sữa hạt.
1.3. Người bị rối loạn tiền đình nên uống các chế phẩm từ đậu nành
Đậu nành có chứa một lượng lớn vitamin K là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào thần kinh và chống lại bệnh Alzheimer. Đặc biệt, trong nành còn chứa acid béo omega-3 có tác dụng làm giảm nhanh chóng cơn chóng mặt, hoa mắt cùng nhiều triệu chứng rối loạn tiền đình khác, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Tuy nhiên, khi sử dụng các chế phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành cần lưu ý không kết hợp chúng với một số thực phẩm như thuốc và sữa đậu nành, trứng và sữa đậu nành.
1.4. Nước ép, sinh tố hoa quả, rau củ giàu vitamin
Rối loạn tiền đình nên uống nước gì? Hãy thử uống nước ép, sinh tố hoa quả, rau củ giàu vitamin như:
Vitamin B6
Vitamin có tác dụng hỗ trợ hệ thống thần kinh khỏe mạnh, nếu thiếu vitamin B6 có thể làm ảnh hưởng đến hệ điều hành tiền đình, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt. Do đó, người bệnh cần bổ sung vitamin B6 từ các loại nước ép, sinh tố hoa quả như táo, cam, chuối, bơ, bí ngô, cà chua, … để khắc phục triệu chứng rối loạn tiền đình.
Vitamin B9
Vitamin B9 là một vitamin nhóm B quan trọng, tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào trong cơ thể, hỗ trợ tham gia vào sự hình thành và phát triển các tế bào hồng cầu, giảm tình trạng mất trí nhớ và các bệnh thuộc thần kinh khác. Người bị rối loạn tiền đình nên uống nước gì? Đó là nước ép từ trái cây họ cam quýt để bổ sung Folate tốt cho hệ thần kinh.
Vitamin C
Bổ sung đầy đủ vitamin C là một cách để giảm bớt các triệu chứng chóng mặt, đau đầu do rối loạn tiền đình gây ra. Nghiên cứu cho thấy, nếu bổ sung 600mg vitamin C mỗi ngày cùng các hợp chất khác trong 8 tuần sẽ giúp kiểm soát bệnh rối loạn tiền đình. Người bị tiền đình nên uống nước ép, sinh tố từ các loại trái cây có múi như chanh, bưởi, cam, hoặc trong dứa, dâu tây, kiwi, đu đủ, ổi, cà chua, ớt chuông,…
Vitamin D
Vitamin D là một chất giúp khắc phục tình trạng xơ cứng tai – một triệu chứng khá phổ biến ở những người bị rối loạn tiền đình. Vì vậy, bổ sung vitamin D rất quan trọng đối với người bệnh, giúp hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh. Một số hoa quả chứa vitamin D như cam, bơ, đu đủ, …làm nước ép, sinh tố vừa thơm ngon lại bổ dưỡng.
1.5. Trà thảo mộc trị rối loạn tiền đình
Trà thảo mộc là một thức uống rất tốt cho sức khỏe tổng thể và có thể giúp giảm triệu chứng rối loạn tiền đình. Người bệnh có thể uống các loại trà thảo mộc sau:
Trà gừng
Rối loạn tiền đình uống nước gì? Sử dụng trà gừng thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện quá trình lưu thông máu lên não nhờ chứa nhiều hoạt chất gingerol, vitamin, khoáng chất, … Hơn nữa, uống trà gừng có giúp giảm stress, ổn định cảm xúc, tăng cường trao đổi chất, giảm sự thèm ăn, giảm mỡ máu, …
Cách thực hiện:
- Dùng 1 nhánh gừng tươi, rửa sạch, có thể giữ nguyên vỏ hoặc cạo bỏ đều được.
- Giã nát hoặc xay nhuyễn, cho vào ly nước sôi, đậy kín nắp hãm trong vòng 15 phút.
- Uống khi còn ấm nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Khuyến khích sử dụng trà gừng mỗi ngày, khoảng 100g sẽ giúp cải thiện rõ rệt cơn hoa mắt, chóng mặt…
Trà đinh lăng
Đinh lăng có chứa nhiều thành phần hoạt chất có lợi cho sức khỏe như alkaloid, saponin, flavonoid, tannin, glucoside cùng nhiều loại vitamin, khoáng chất giúp tăng hoạt huyết dưỡng não, tăng cường lưu thông máu lên não. Nhờ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, chóng mặt do rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, …
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng tươi, rửa sạch và cho vào bình thủy tinh, đổ vào 1 ít nước sôi, lắc nhẹ và đổ phần nước đó đi.
- Tiếp tục cho thêm nước sôi vào ngập hết bề mặt lá, đậy kín nắp ủ khoảng 10 phút là có thể sử dụng được.
- Rót trà ra ly và uống khi còn ấm nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trà tam thất
Tam thất chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, đặc trị các bệnh mất ngủ, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, tim mạch, mát gan, bồi bổ khí huyết, cải thiện tuần hoàn máu và giảm stress, căng thẳng. Bị rối loạn tiền đình uống nước gì thì trà tam thất là lựa chọn hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5g nụ hoa tam thất khô và một chiếc ấm.
- Cho trà vào ấm, đổ vào 100ml nước sôi tráng sơ và đổ bỏ đi để làm sạch trà.
- Tiếp tục cho vào 200ml nước sôi, đậy kín nắp và ủ trong vòng 10 phút là có thể sử dụng được.
- Kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt hiệu quả như mong muốn.
Trà hoa cúc trắng
Hoa cúc trắng có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe như vitamin A, riboflavin, acid folic, kali, natri, kẽm, magie, …Thường xuyên sử dụng trà hoa cúc giúp chống oxy hóa, kháng viêm chống khuẩn, giảm đau, xoa dịu hệ thần kinh, giảm âu lo, cải thiện giấc ngủ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 6 – 8g hoa cúc trắng, tán thành bột mịn.
- Hòa bột hoa cúc với nước sôi khoảng 5 – 10 phút và uống sau bữa ăn.
2. Người bị rối loạn tiền đình không nên uống nước gì?
Bên cạnh những loại nước nên uống khi bị rối loạn tiền đình ở trên thì người bệnh cũng cần tránh uống những nước dưới đây:
Đồ uống có cồn
Những đồ uống có cồn như rượu, bia, … người bị rối loạn nên tránh sử dụng. Vì chất này sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, ức chế và làm đình trệ quá trình tuần hoàn máu lên não, suy giảm trí nhớ, …
Caffeine
Đồ uống chứa caffeine như cà phê là loại thức uống người rối loạn tiền đình cần tránh xa. Vi caffeine là chất kích thích làm hưng phấn hệ thần kinh trung ương một cách thụ động, thậm chí người bệnh rối loạn tiền đình uống quá nhiều cà phê còn làm tăng nhịp tim, rối loạn lo âu, tăng huyết áp, đau đầu và nhiều triệu chứng khác của bệnh rối loạn tiền đình.
Nước ngọt có gas
Nước ngọt có gas là thức uống không tốt cho sức khỏe, trong đó có người bị rối loạn tiền đình. Uống nước ngọt có ga có thể làm tăng quá mức lượng insulin, đường được chuyển hóa thành chất béo đi sâu vào máu. Lúc này, chất caffeine trong nước ngọt có gas sẽ làm đồng tử giãn ra, chạy lên não bộ và tiếp tục gây ức chế toàn bộ hệ thần kinh trung ương làm cho triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình tăng lên như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, …
Socola
Những loại thức uống chứa socola đều sẽ có caffeine và chất này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của người bị rối loạn tiền đình. Vì vậy, trong quá trình điều trị hoặc vẫn còn đang đối mặt với các triệu chứng khó chịu không nên sử dụng đồ uống yêu thích này.
3. Một số lưu ý về cách chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình
Người bị rối loạn tiền đình cần phải điều trị tích cực và có một chế độ chăm sóc tốt nhất để sớm khỏe bệnh. Trong chăm sóc cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin C, B6, acid folic, …
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, phù hợp với thể trạng sức khỏe, một số môn nên tập như yoga, dưỡng sinh, đi bộ, ….
- Sắp xếp thời gian biểu sinh hoạt khoa học, lành mạnh và làm việc vừa phải, không lao lực quá độ, nghỉ ngơi nhiều.
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, đọc sách, nghe nhạc, ngâm chân nước nóng, tắm nước ấm, …
- Tích cực điều trị các bệnh mãn tính mà bản thân đang mắc phải theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Sử dụng sản phẩm có tác dụng tăng cường lưu thông máu, bảo vệ hệ thần kinh để hỗ trợ, cải thiện, phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình tốt hơn. Nên lưu tiên lựa chọn sản phẩm chứa các thành phần đặc biệt tốt cho hệ thần kinh như:
- Ginkgo biloba có công dụng tăng tuần hoàn não và tăng tính chịu đựng của mô não khi thiếu hụt oxy, giúp não bộ luôn khỏe mạnh.
- Cao Blueberry giúp giảm sự lão hóa của các tế bào bão, ổn định huyết áp.
- Tiền vitamin nhóm B (B1, B2, B6) giúp cung cấp dưỡng chất cho não, giảm chứng rối loạn tiền đình.
- Chondroitin hỗ trợ phục hồi thần kinh bị tổn thương, giúp người bệnh mau chóng phục hồi. Chi tiết xem tại đây.
Trên đây là một số gợi ý về rối loạn tiền đình uống nước gì và không nên uống nước gì. Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp người bệnh lựa chọn loại nước uống phù hợp và tránh xa những nước uống gây hại, giúp quá trình điều trị bệnh nhanh khỏi.
Xem thêm: Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì kiêng gì để nhanh khỏi
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn