Thời gian mang thai là lúc chị em có nhiều sự thay đổi về cả hình dáng lẫn sức khỏe, một trong số đó là tình trạng rối loạn tiêu hóa khi mang thai. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và cách cải thiện tình trạng này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi.
1. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Rối loạn tiêu hóa khi mang thai là tình trạng quá trình tiêu hóa bị trục trặc, khiến việc tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng gặp khó khăn. Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa sẽ có những triệu chứng thường gặp như chán ăn, nôn mửa, ăn không tiêu, đầy hơi chướng bụng, tiêu chảy, táo bón,…
Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ:
1.1. Nội tiết tố thay đổi
Trong thời gian mang thai, hàm lượng hormone Progesterone trong cơ thể tăng cao sẽ làm giảm hoạt động của nhu động ruột khiến thức ăn được tiêu hóa chậm hơn nên chị em dễ bị táo bón. Nồng độ progesterone tăng đồng nghĩa việc liên kết các tế bào giữa dạ dày và thực quản sẽ giảm nên chị em dễ gặp tình trạng đầy bụng, ợ hơi do dịch vị dạ dày đang bị trào ngược lên thực quản.
1.2. Thai nhi phát triển
Sự phát triển của thai nhi làm kích thước của tử cung tăng lên, gây chèn ép các cơ quan nội tạng, ruột già bị ép lại, ruột non bị đẩy lên nằm hai bên tử cung. Đây cũng là nguyên nhân làm tình trạng táo bón của chị em nặng hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ.
1.3. Cơ thể mẹ nhạy cảm
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, chị em rất nhạy cảm với nhiều loại đồ ăn. Thêm vào đó nhiều loại sữa dành cho bà bầu có chứa lactose – chất không phải cơ thể nào cũng có thể hấp thu được nên nhiều chị em bị tiêu chảy khi uống sữa có chứa lactose. Những thức ăn lạ bụng hoặc bị nhiễm khuẩn cũng làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chị em trong giai đoạn này.
1.4. Uống thực phẩm chức năng
Chị em khi mang thai có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng để hỗ trợ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nhưng đây cũng có thể là nguyên nhân gây tác động đến hệ tiêu hóa của chị em như khi dùng thuốc uống bổ máu, bổ sung sắt chị em rất dễ bị táo bón.
1.5. Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân trên thì nếu chị em ít vận động, không tập thể dục hay ăn ít chất xơ… cũng có thể là nguyên nhân rối loạn tiêu hóa gây táo bón, tiêu chảy, khó tiêu…
2. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở bà bầu
Bà bầu sẽ nhận biết rối loạn tiêu hóa qua một số dấu hiệu, triệu chứng sau:
- Buồn nôn, nôn mửa
- Thèm hoặc chán ăn
- Ợ nóng
- Khó tiêu, đầy bụng
3. Mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa khi nào cần gặp bác sĩ
Rối loạn tiêu hóa khi mang thai không hiếm gặp và nếu chỉ diễn ra vài ngày thì chị em không nên quá lo lắng. Tuy nhiên nếu thấy tình trạng này kéo dài và có kèm theo dấu hiệu dưới đây thì chị em nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị, tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi:
- Đi vệ sinh ra máu
- Phân không ổn định, có chất nhầy
- Sụt cân nhanh
- Người mệt mỏi, xanh xao, ăn không ngon
4. Phương pháp cải thiện rối loạn tiêu hóa khi mang thai hiệu quả
Để cải thiện rối loạn tiêu hóa khi mang thai hiệu quả chị em nên thực hiện các lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi:
4.1. Uống nhiều nước
Rối loạn tiêu hóa ở bà bầu có thể gây mất nước nên ngoài việc uống đủ nước cho cơ thể thì chị em nên uống thêm để bù nước. Hàng ngày, chị em uống từ 2,5 -3 lít nước, có thể là nước lọc, nước trái cây và sữa… Chú ý không uống những đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, trà, nước có ga. Nếu tiêu chảy chị em có thể uống oresol bù nước và điện giải.
4.2. Bổ sung nhiều chất xơ
Hàng ngày chị em ăn đủ 4 nhóm chất cơ bản là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Đồng thời ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, giúp chị em dễ hấp thu và tốt cho chị em khi bị rối loạn tiêu hóa. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ có các loại rau xanh, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, các loại đậu, các loại trái cây như cam, chanh, chuối, đu đủ chín, táo… các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì làm từ lúa mì đen…
4.3. Chia nhỏ các bữa ăn
Chia nhỏ các bữa ăn sẽ giúp góp phần giúp chị em cải thiện rối loạn tiêu hóa khi mang thai. Thay vì ăn 3 bữa thì chị em có thể ăn thành 5 – 6 bữa, nhờ đó thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn, cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, tránh tình trạng chị em bị no quá…
4.4. Tập thể dục, vận động thường xuyên
Tập thể dục và vận động thường xuyên sẽ giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn và tiêu hóa dễ dàng hơn. Chị em có thể tham khảo những bài tập dành cho bà bầu như yoga, đi bộ.
4.5. Bổ sung men vi sinh
Chọn bổ sung men vi sinh là cách cải thiện rối loạn tiêu hóa khi mang thai an toàn và hiệu quả. Chị em nên chọn men vi sinh có chứa cả hai lợi khuẩn là Probiotics và Prebiotics.
Trong đó, Probiotic sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hoá, giảm thiểu những rối loạn tiêu hoá bởi điều trị kháng sinh, chống táo bón, chống đầy hơi, chướng bụng, nâng cao sức đề kháng cơ thể … Prebiotic chính là FOS – chất xơ hòa tan từ thực vật, có vai trò là thức ăn của những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe. Men vi sinh này được sản xuất bằng công nghệ Lab2pro, công nghệ giúp lợi khuẩn sống sót tốt trong đường ruột và phát huy tác dụng.
Rối loạn tiêu hóa khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan vì ít nhiều, tình trạng này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, để có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, mẹ nên làm theo lời khuyên của bác sĩ, xây dựng chế độ dinh dưỡng sinh hoạt khoa học, hợp lý.
Bài viết liên quan:
- Phải làm gì nếu bị rối loạn tiêu hóa khi hành kinh?
- Bị rối loạn tiêu hóa sau sinh chị em cần phải làm gì?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn