Rối loạn tiêu hóa là hội chứng mà ai cũng có thể gặp phải một lần trong đời. Tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bị rối loạn tiêu hóa. Cùng tìm hiểu về hội chứng này để biết cách phòng, điều trị hiệu quả nhất.
1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng bệnh rối loạn tiêu hóa, nhưng chủ yếu là do một số nguyên nhân dưới đây:
1.1. Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là nguyên nhân hàng đầu gây nên rối loạn hệ tiêu hóa. Có nhiều tác nhân gây viêm đại tràng như do lỵ amip, shigella,… gây nên hội chứng ruột kích thích.
1.2. Bệnh lý liên quan đến dạ dày
Các bệnh lý dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng… đều có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất.
1.3. Mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột
Trong đường ruột tồn tại các vi khuẩn đường ruột có tác dụng điều hòa quá trình tiêu hóa, lên men trong đường ruột. Khi đường ruột mất đi sự cân bằng hệ vi sinh vật thì sẽ dẫn đến sự rối loạn quá trình chuyển hóa thức ăn. Nguyên nhân thường gặp dẫn đến sự mất cân bằng này là do lạm dụng kháng sinh và thường gặp nhất ở trẻ em.
1.4. Chế độ ăn uống
Nếu bạn ăn và uống những thực phẩm, đồ uống không đảm bảo vệ sinh hay chứa chất có tác dụng không tốt đến đường tiêu hóa hoặc nếu ăn uống không đúng bữa, kém điều độ cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa.
1.5. Uống nhiều rượu bia
Đây là nguyên nhân thường gặp ở người lớn. Rượu bia làm mất cân bằng pH dạ dày, rửa trôi các men tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
1.6. Lạm dụng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh thường có tác dụng điều trị nhưng khi uống sẽ vô tình làm mất cân bằng vi sinh đường ruột, hoặc có tác dụng phụ gây tiêu chảy, táo bón…
2. Những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa
Một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp như:
- Chướng bụng, đầy hơi khó tiêu: Dấu hiệu dễ nhận biết là bụng của bạn căng tròn, óc ách như vừa mới ăn no mặc dù bụng hoàn toàn rỗng. Nguyên nhân là do hoạt động tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng, khiến cho một phần thức ăn nào đó của bữa trước không được tiêu hóa hết lên men, sinh khí nhưng không được thải ra ngoài nên dẫn đến chướng bụng.
- Buồn nôn, nôn mửa: Một trong nhiều triệu chứng của rối loạn tiêu hóa là có thể gây nôn nao, buồn nôn hoặc nôn có thể kèm theo hơi thở có mùi, sốt cao, mất nước.
- Ợ hơi, ợ nóng: Các rối loạn tại dạ dày và tá tràng thường gây nên tình trạng ợ hơi, ợ nóng. Nếu bạn thấy triệu chứng này xuất hiện có thể bạn đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa.
- Đau bụng âm ỉ: Đau bụng riêng một vùng duy nhất hoặc đau dọc theo khung hình chữ u úp ngược của vùng bụng hoặc đau cả bụng. Những cơn đau có biểu hiện khác nhau lúc thì lâm râm, âm ỉ nhưng có khi lại quặn đau dữ dội. Có một số trường hợp cơn đau bụng có thể lan ra sau lưng hoặc đau lan lên vùng xương ức.
- Đại tiện bất thường: Bạn có thể bị tiêu chảy, táo bón, đại tiện nhiều lần trong ngày,… đây đều là tình trạng xảy ra do sự rối loạn chức năng đào thải của hệ tiêu hóa. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây mệt mỏi, mất nước.
- Chán ăn: Bạn có cảm giác đắng miệng, không muốn ăn gì.
3. Điều trị rối loạn tiêu hóa như thế nào?
Bệnh rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân gây nên do đó, tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà áp dụng cách điều trị hiệu quả nhất. Dưới đây là một số cách điều trị đơn giản, người bệnh có thể áp dụng.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà cũng có thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bạn nên ăn những món ăn như món trứng, món cá biển ít nhất 3 lần/tuần và nên ưu tiên ăn thịt trắng như thịt gia cầm, đậu phụ vừa có chất đạm và chất xơ. Bên cạnh đó bạn cũng nên ăn hoa quả, uống nhiều nước, chất điện giải và ăn sữa chua để cung cấp lợi khuẩn. Chuối, ổi là loại trái cây giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm tiêu chảy, táo bón. Vitamin C trong hoa quả sẽ giúp hồi phục vết loét trên thành ruột. Bạn cũng nên tránh thực phẩm cay nóng, tránh sử dụng chất kích thích, rượu bia, đồ uống có ga..
Xem thêm: bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Sử dụng thuốc
Khi rối loạn tiêu hóa thì việc sử dụng thuốc là cách thường được áp dụng. Để điều trị bằng thuốc thì bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và được chỉ định thuốc uống, tránh tự ý mua thuốc. Các loại thuốc thường được sử dụng điều trị rối loạn tiêu hóa có thuốc giảm đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau bụng… Oresol có thể sử dụng hàng ngày để bù nước và chất điện giải nếu bị tiêu chảy.
Bạn cũng có thể chọn dùng men vi sinh hỗ trợ cân bằng vi sinh đường ruột và giúp điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Men vi sinh sẽ giúp cung cấp thêm nhiều lợi khuẩn cho đường tiêu hóa nhờ đó sẽ giúp cân bằng vi sinh đường ruột, giúp bạn ăn ngon miệng cũng như hấp thu dưỡng chất từ chế độ ăn hàng ngày, giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu hóa. Bạn nên chọn men vi sinh được chiết xuất từ thiên nhiên, an toàn cho người dùng, thích hợp cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.
Men vi sinh được sản xuất bằng công nghệ lab2pro (công nghệ bao kép) có chứa các lợi khuẩn Probiotics và Prebiotics. Nhờ công nghệ tiên tiến này mà các lợi khuẩn trong men vi sinh có thể sống trong suốt quá trình tiêu hóa trong đường ruột và có ích. Với những trường hợp phải dùng kháng sinh dài ngày thì men vi sinh sẽ rất tốt trong việc bổ sung lợi khuẩn đã mất đi do dùng kháng sinh. Chi tiết xem thêm về sản phẩm TẠI ĐÂY.
Điều trị tại bệnh viện
Với trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng thì cần được điều trị tại bệnh viện. Bác sĩ sẽ cho truyền dịch nếu người bệnh bị mất nước do nôn hay do tiêu chảy. Với các trường hợp sốt cao, mất máu do đi ngoài, mất nước do tiêu chảy… phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tránh rủi ro không mong muốn xảy ra.
4. Phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa
Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, bạn cần lưu ý:
- Ăn chín uống sôi: Ăn chín uống sôi là cách giúp hạn chế tiêu chảy, đau bụng… .
- Hạn chế rượu bia: Rượu bia là thức uống không nên dùng nhiều, tránh làm mất cân bằng pH dạ dày, rửa trôi các men tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Tập thói quen đi vệ sinh khoa học: Thói quen đi vệ sinh đều đặn vào một giờ trong ngày sẽ tốt cho hệ tiêu hóa.
- Bổ sung vitamin, nâng cao đề kháng: Bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng chống các tác nhân sinh vật gây nên chứng rối loạn tiêu hóa.
-
Bổ sung men vi sinh, lợi khuẩn: Lợi khuẩn có trong một số thực phẩm như sữa chua hay men vi sinh. Nên nếu thường xuyên bổ sung thực phẩm chứa lợi khuẩn và men vi sinh thì sẽ giúp phòng rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Bạn nên chọn men vi sinh chứa cả Probiotics và Prebiotics được sản xuất bằng công nghệ Lab2pro. Công nghệ này sẽ giúp lợi khuẩn sống sót tốt trong đường ruột và phát huy tác dụng.
Rối loạn tiêu hóa là hội chứng ai cũng có thể gặp phải vì thế bạn không nên chủ quan vì nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của bạn. Khi thấy có dấu hiệu bất thường, bạn hãy đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan :
- Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em phải làm sao?
- Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa
- Nguyên nhân và cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở người lớn
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn