Sau sinh sức khỏe của chị em chưa hồi phục, chế độ ăn tẩm bổ quá mức dẫn đến khó tiêu hoặc không cẩn thận có thể làm chị em bị rối loạn tiêu hóa sau sinh. Nắm được các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa để có thể điều trị tình trạng này hiệu quả.
1. Biểu hiện rối loạn tiêu hóa sau sinh
Sau sinh cơ thể chị em chưa hồi phục hoàn toàn nên dễ nhạy cảm, dị ứng và gặp vấn đề về tiêu hóa. Khi bị rối loạn tiêu hóa chị em sẽ thấy các triệu chứng sau:
- Đầy hơi, chướng bụng, đôi khi ợ hơi, ợ chua
- Đau âm ỉ vùng bụng
- Rối loạn đại tiện, khi tiêu chảy, khi táo bón…
Các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa sau sinh này có thể thỉnh thoảng xuất hiện cũng có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến chị em cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lẫn cuộc sống của các mẹ bỉm sữa.
2. Tại sao phụ nữ sau sinh lại bị rối loạn tiêu hóa
Chị em sau khi sinh cần phải bổ sung hàm lượng dinh dưỡng rất cao để hồi phục sức khỏe và đủ sữa cho em bé bú. Tuy nhiên, việc ăn uống sau khi sinh không khoa học sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của chị em. Các nguyên nhân thường gây rối loạn tiêu hóa sau sinh thường gặp có:
2.1. Thể trạng sau sinh suy yếu
Sau khi sinh nở, các cơ quan trong cơ thể chị em đều rất yếu, hệ tiêu hóa người cũng vậy, do đó mà từ xưa chị em sau sinh đều phải ăn kiêng, có chế độ ăn riêng cho đến khi thời gian ở cữ. Một số chị em không biết ăn uống thoải mái nên bị rối loạn tiêu hóa sau khi sinh.
2.2. Cơ thể “quá tải” chất dinh dưỡng
Tẩm bổ để lấy lại sức khỏe sau sinh và có sức khỏe để chăm sóc em bé là cần thiết. Nhưng nếu cứ tẩm bổ mà không để ý sẽ dẫn đến tình trạng thừa dưỡng chất và gây rối loạn tiêu hóa. Việc thừa chất sẽ vừa làm cho chị em bị béo phì, mà còn rối loạn hệ tiêu hóa còn yếu sau khi sinh nở.
2.3. Ăn quá no, quá nhiều
Ăn quá no và quá nhiều sẽ khiến chị em bị rối loạn tiêu hóa sau khi sinh. Chị em chỉ nên ăn theo nhu cầu, không ăn cố và nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để dễ dàng tiêu hóa, hấp thu tốt hơn.
2.4. Ăn quá nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, chất khó tiêu
Chế độ ăn gồm các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất khó tiêu đều không tốt cho sức khỏe nhất là với chị em sau sình thì càng gây hại. Do hệ tiêu hóa của chị em lúc này còn đang yếu nên chỉ thích hợp ăn thực phẩm dể tiêu, nên tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu.
2.5. Hấp thu thực phẩm không an toàn
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, và các loại thực phẩm chứa nhiều hóa chất. Vì thế khi ăn phải các loại thực phẩm bẩn này sẽ gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa sau khi sinh. Các mẹ nên mua các loại thực phẩm sạch tại nơi uy tín hoặc ngâm rửa kỹ chưa khi đun nấu.
3. Mẹ bị rối loạn tiêu hóa sau sinh có ảnh hưởng đến con không?
Rối loạn tiêu hóa sau sinh làm chị em ăn uống không ngon miệng, bụng dạ khó chịu… ảnh hưởng đến tâm lý chị em khi mà chị em đang cần thoải mái, vui vẻ để chăm sóc em bé. Không chỉ ảnh hưởng đến chị em mà rối loạn tiêu hóa còn ảnh hưởng đến trẻ. Nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn khi mẹ bị rối loạn tiêu hóa, có tiêu chảy thì chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho trẻ. Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài không được sớm khắc phục, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cả mẹ và con.
4. Cách khắc phục hiện tượng rối loạn tiêu hóa cho mẹ sau sinh
Để khắc phục, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa sau sinh thì chị em cần chú ý:
4.1. Thay đổi chế độ ăn
Chế độ ăn hàng ngày của chị em cần đảm bảo đủ chất, cân bằng tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán. Nên ăn nhiều rau củ để cung cấp chất xơ, vitamin và đủ 4 nhóm chất cơ bản là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Chị em có thể chia nhỏ các bữa ăn để tiêu hóa dễ dàng hơn và hấp thu tốt hơn. Đặc biệt là ăn chín, uống sôi không ăn đồ tái sống.
4.2. Vận động nhẹ nhàng
Chị em nên vận động nhẹ nhàng để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, vận động còn giúp kích thích tử cung co bóp tống sản dịch ra ngoài.
4.3. Dùng mẹo chữa rối loạn tiêu hóa
Trong dân gian có nhiều mẹo chữa rối loạn tiêu hóa mà chị em sau sinh có thể tham khảo, áp dụng.
- Cách 1: Chị em chuẩn bị một ít đậu xanh, vỏ quýt tươi, đem đun lên thành trà để dùng, sẽ có tác dụng với trường hợp nóng hậu môn, phân thối nóng.
- Cách 2: Cách này cần chuẩn bị một ít củ cải đem hầm thịt lợn nạc. Củ cải có tác dụng làm cho khỏe lá lách, giúp tiêu hóa tốt, thông khí nhuận tràng, chủ trị đầy hơi chướng bụng, tốt cho hệ tiêu hóa.
- Cách 3: Nếu rối loạn tiêu hóa vào mùa hè, khi thời tiết nóng bức, sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút, chị em có thể ăn dưa hấu, như vậy sẽ có tác dụng trị đau bụng, giải nhiệt.
4.4. Bổ sung lợi khuẩn
Rối loạn tiêu hóa gây mất cân bằng đường ruột, hại khuẩn lấn át lợi khuẩn. Do đó để lấy lại sự cân bằng đường ruột thì chị em nên bổ sung lợi khuẩn bằng cách ăn thực phẩm có chứa lợi khuẩn như sữa chua hoặc từ men vi sinh.
Chị em nên chọn men vi sinh có chứa Probiotics và Prebiotics, được sản xuất bằng công nghệ lab2pro (công nghệ bao kép). Nhờ công nghệ tiên tiến này mà các lợi khuẩn trong men vi sinh có thể sống trong suốt quá trình tiêu hóa trong đường ruột và có ích. Men vi sinh có thành phần tự nhiên nên an toàn cho chị em sau sinh.
Rối loạn tiêu hóa sau sinh sẽ không còn là nỗi lo nếu mẹ bỉm tìm đúng nguyên nhân và trị đúng phương pháp. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp chị em có thêm thông tin hữu ích về vấn đề rối loạn tiêu hóa sau khi sinh con để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Bài viết liên quan:
- Bị rối loạn tiêu hóa khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Phải làm gì nếu bị rối loạn tiêu hóa khi hành kinh?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn