Rong kinh đau bụng dưới là một hiện tượng xảy ra tương đối phổ biến ở phụ nữ. Vậy rong kinh đau bụng dưới là gì? Bị rong kinh đau bụng dưới có nguy hiểm không? Có những phương pháp nào để điều trị và phòng tránh tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Tình trạng rong kinh đau bụng dưới là gì?
Rong kinh đau bụng dưới là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh ra nhiều hơn bình thường (khoảng 80ml/chu kỳ) đi kèm triệu chứng đau vùng bụng dưới, gây cảm giác khó chịu.
Tình trạng này kéo dài sẽ gây bất tiện tới cuộc sống hàng ngày của các chị em. Bên cạnh đó, rong kinh đau bụng dưới còn có thể là triệu chứng của một số bệnh phụ khoa. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của phụ nữ.
Trong một số trường hợp, đau bụng rong kinh kéo dài bạn còn có thể xuất hiện một số biểu hiện đi kèm như: cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, máu kinh vón cục và có màu sắc bất thường,…
2. Nguyên nhân gây rong kinh đau bụng dưới
Vậy nguyên nhân gây rong kinh kèm đau bụng dưới là gì? Có rất nhiều yếu tố có thể dẫn tới tình trạng này, đó là:
Tuổi tác
Tình trạng này xảy ra tương đối phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt nữ giới trong độ tuổi dậy thì và mãn kinh. Lý do là bởi ở giai đoạn dậy thì, buồng trứng hoạt động chưa ổn định nên chu kỳ kinh nguyệt chưa đi vào quỹ đạo. Còn giai đoạn mãn kinh là khoảng thời gian cơ thể nữ giới có sự thay đổi mạnh mẽ về lượng hormone estrogen và progesterone. Những nguyên nhân này đều có thể gây ra tình trạng rong kinh kèm đau bụng dưới.
Lạm dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bị rong kinh và đau bụng dưới. Bởi khi sử dụng thuốc tránh thai, đồng nghĩa lượng hormone nữ giới trong cơ thể bị tác động và thay đổi đột ngột. Do đó, những phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai sẽ dễ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh hoặc chậm kinh.
Bệnh lý phụ khoa
Tình trạng rong kinh đau bụng dưới cũng có thể là triệu chứng của một số căn bệnh phụ khoa gây ra, ví dụ:
- Lạc nội mạc tử cung
- Lạc tuyến nội mạc tử cung
- U xơ tử cung
- Viêm vùng chậu
Những bệnh lý này thường sẽ làm xuất hiện các khối u ở khu vực buồng trứng, tử cung. Lâu ngày chúng sẽ phát triển và chèn ép các vùng này, gây nên tình trạng đau bụng dưới kèm rong kinh.
3. Rong kinh đau bụng dưới có nguy hiểm không?
Rong kinh và đau bụng dưới tuy không quá hiếm gặp ở nữ giới, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hiện tượng này có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe các chị em, cụ thể:
Thiếu máu
Khi bị rong kinh lượng máu kinh sẽ ra nhiều hơn bình thường. Bên cạnh đó, thời gian hành kinh cũng kéo dài. Do đó, cơ thể phụ nữ sẽ bị mất rất nhiều máu, thậm chí rơi vào tình trạng thiếu máu, khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu chóng mặt, nặng hơn có thể ngất xỉu.
Viêm nhiễm phụ khoa
Giai đoạn hành kinh là khoảng thời gian vùng kín của phụ nữ rất nhạy cảm, thường xuyên ẩm ướt. Đây chính là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Bên cạnh đó, cơ thể nữ giới giai đoạn này thường dễ mệt mỏi, yếu hơn bình thường. Do đó, khi vi khuẩn, virus xâm nhập chúng sẽ dễ dàng tấn công, gây viêm nhiễm vùng âm đạo, buồng trứng,…
Vô sinh
Rong kinh đau bụng dưới kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống vợ chồng. Bên cạnh đó, tình trạng này còn khiến lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc, khiến tinh trùng sau khi thụ thai không có nơi làm tổ, giảm khả năng thụ thai, thậm chí gây vô sinh.
Gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm
Tình trạng đau bụng dưới kèm rong kinh nếu kéo dài và mức độ ngày càng nặng hơn còn làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý nguy hiểm ở nữ giới. Những căn bệnh dễ gặp phải đó là: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung,…
Xem thêm: Nguyên nhân u xơ tử cung gây ung thư
Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Dễ nhận thấy khi bị rong kinh đau bụng dưới các chị em sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung làm việc, stress. Bên cạnh đó, rong kinh kéo dài còn gây bất tiện trong những hoạt động sinh hoạt thường ngày, khiến chị em cảm thấy thiếu tự tin.
4. Rong kinh và đau bụng kinh được chẩn đoán thế nào?
Như đã đề cập, rong kinh đau bụng dưới có thể gây nhiều hậu quả làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chị em phụ nữ. Do đó, việc phát hiện và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Ngay khi có hiện tượng rong kinh, nếu xuất hiện thêm các triệu chứng đau bụng dưới, mệt mỏi, chóng mặt, máu kinh khác thường, bạn cần tới các cơ sở y tế để kiểm tra, chẩn đoán bệnh.
Hiện nay, một số phương pháp để tìm ra nguyên nhân của rong kinh đau bụng dưới thường được sử dụng đó là:
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap).
- Tìm vi khuẩn bằng cách soi tươi dịch âm đạo.
- Sinh thiết niêm mạc tử cung và ống cổ tử cung.
- Siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ MRI vùng tử cung, buồng trứng.
5. Phương pháp điều trị rong kinh đau bụng dưới hiệu quả
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị rong kinh đau bụng dưới khác nhau. Tùy theo tình trạng bệnh mà bạn hãy lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân. Dưới đây là những cách chữa rong kinh kèm đau bụng dưới phổ biến, hiệu quả nhất:
5.1. Điều trị rong kinh đau bụng dưới theo phương thuốc dân gian
Trong dân gian có một số loại thảo dược thường được sử dụng để điều trị rong kinh khá tốt đó là: gừng, ngải cứu, lá cây nhọ nồi, cây huyết dụ, quế,… Nhìn chung, những cây này đều mang tính ấm, trong đó một số cây có tác dụng cầm máu, giảm đau bụng kinh rất tốt.
Để điều trị rong kinh đau bụng dưới bằng những loại thảo dược này, bạn chỉ cần chuẩn bị và rửa sạch chúng rồi đem đun lấy nước để uống. Lưu ý, nên uống trước khi bị hành kinh 1-2 tuần để đạt hiệu quả cao nhất.
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà, nguyên liệu dễ mua, chi phí thấp. Tuy nhiên, các mẹo dân gian sẽ không chữa trị triệt để được bệnh và không phù hợp với những người bị rong kinh nặng hoặc những trường hợp rong kinh do bệnh lý khác. Bên cạnh đó, hiệu quả điều trị sẽ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
5.2. Điều trị rong kinh đau bụng dưới bằng Tây y
Hiện nay, Tây y có rất nhiều loại thuốc giúp kháng viêm, giảm đau, cầm máu như: thuốc bổ sung estrogen, thuốc progesterone, thuốc cầm máu rong kinh tranexamic acid, Danazol,… Theo các bác sĩ, những loại thuốc này sẽ giúp giảm khả năng chảy máu từ 30 – 60%, cải thiện nhanh chóng và hiệu quả hiện tượng đau bụng rong kinh.
Ưu điểm của các phương pháp Tây y đó là tác dụng nhanh, hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, những loại thuốc này không thể chữa rong kinh nặng hoặc rong kinh do các bệnh lý u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng,…
5.3. Chữa rong kinh đau bụng dưới bằng Đông y
Bên cạnh Tây y, bạn cũng có thể điều trị đau bụng dưới rong kinh theo các phương pháp Đông y. Một số bài thuốc phổ biến đó là:
- Chữa rong kinh kèm đau bụng dưới bằng đẳng sâm, sao đen, đương quy, phục linh.
- Chữa rong kinh kèm đau bụng dưới bằng ngũ linh chi, thán khương, ích mẫu, bồ hoàng sống.
- Chữa rong kinh kèm đau bụng dưới bằng cam thảo, xuyên khung, bạch thược, cỏ mực.
Nhìn chung, các bài thuốc này sẽ giúp cầm huyết, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
5.4. Các biện pháp can thiệp ngoại khoa
Đặc biệt, trong trường hợp mắc rong kinh đau bụng dưới nặng hoặc do các bệnh phụ khoa nguy hiểm gây ra, người bệnh có thể sẽ cần thực hiện một số biện pháp can thiệp ngoại khoa như: đốt điện, đốt laser, phẫu thuật,… Ưu điểm của phương pháp này đó là chữa trị triệt để được bệnh, tuy nhiên mức chi phí sẽ hơi cao.
6. Phòng tránh bệnh rong kinh đau bụng dưới
Để hạn chế bị rong kinh đau bụng dưới, các chị em nên chủ động tìm ra những biện phòng ngừa bệnh phù hợp với bản thân. Trong đó, cần lưu ý những điểm sau:
- Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể sử dụng các loại dung dịch vệ sinh giúp cân bằng độ pH âm đạo.
- Trong thời kỳ kinh nguyệt cần thay bằng vệ sinh thường xuyên.
- Tránh sử dụng đồ lót quá chật, nên chọn quần lót làm từ cotton giúp vùng kín được khô thoáng.
- Nếu bị đau bụng dưới trong thời kỳ kinh nguyệt, hãy làm ấm vùng bụng bằng túi chườm.
- Có thể kết hợp sử dụng những sản phẩm hỗ trợ tăng cường nội tiết tố nữ với thành phần thảo dược như: EstroG-100, Collagen, Glutathione,… giúp cân bằng nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt và giảm những triệu chứng thường gặp khi bị hành kinh như: đau bụng, chóng mặt, mệt mỏi,…
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, chị em cần tích cực bổ sung các loại rau củ quả, thực phẩm giàu sắt để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu do rong kinh.
Cũng cần lưu ý, việc bổ sung sắt thông qua các loại thực phẩm có thể không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Vì vậy, chị em nên kết hợp sử dụng những sản phẩm sắt hữu cơ để có thể bổ sung sắt hiệu quả hơn. Trong đó, bạn nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm có thành phần là những chất tạo máu như: acid folic, kẽm nano, vitamin B12, dầu mè đen để hỗ trợ quá trình sản xuất hồng cầu diễn ra tốt hơn, giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng và ngăn chặn tình trạng táo bón thường gặp ở những sản phẩm bổ sung sắt thông thường.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng rong kinh đau bụng dưới. Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích và lựa chọn được phương pháp phòng ngừa bệnh phù hợp, hiệu quả nhất với mình.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA