Với những người mắc bệnh trĩ thì hai biểu hiện thường gặp nhất của bệnh đó chính là chảy máu và sa búi trĩ. Vậy sa búi trĩ có nguy hiểm hay không và làm thế nào để chữa trị sa búi trĩ một cách hiệu quả? Xem ngay bài viết dưới đây!
1. Sa búi trĩ là gì?
Sa búi trĩ được hiểu là hiện tượng búi trĩ lòi ra ngoài, sa xuống khu vực hậu môn mỗi khi bệnh nhân đi đại tiện hoặc vận động mạnh. Tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà búi trĩ có thể sa nhiều hoặc sa ít.
Với những bệnh nhân bị trĩ nhẹ, có thể người bệnh sẽ chưa cảm thấy đau, cộm hay khó chịu. Tuy nhiên với những trường hợp trĩ nặng hơn thì búi trĩ có thể lòi hẳn ra ngoài và phát triển lớn hơn khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Thêm vào đó, tình trạng sa búi trĩ có thể xảy ra ở cả trĩ nội, trĩ ngoại và cả trĩ hỗn hợp. Do đó, người bệnh cần nắm bắt được một số biểu hiện dưới đây để có thể phát hiện bệnh và điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.
2. Dấu hiệu nhận biết sa búi trĩ
Một số dấu hiệu nhận biết sa búi trĩ đó là:
- Khối u: Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của sa búi trĩ đó chính là khối u. Khi búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh có thể sờ được một khối u nhỏ ở khu vực hậu môn sau khi đi đại tiện. Khối u sẽ mềm và không gây đau đớn cho bệnh nhân. Ở một số trường hợp, người bệnh có thể nhẹ nhàng tự dùng tay đẩy búi trĩ đó trở về bên trong hậu môn.
- Chảy máu: Giai đoạn đầu của sa búi trĩ đó chính là chảy máu. Ban đầu, người bệnh có thể nhìn thấy những vệt máu tươi trong bồn cầu hoặc trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện. Đến khi bệnh trở nặng hơn, máu sẽ có thể chảy thành giọt, thành tia và có thể khiến người bệnh bị mất máu.
- Ngứa hậu môn: Biểu hiện tiếp theo của người bị sa búi trĩ đó chính là ngứa hậu môn. Biểu hiện này thường xảy ra khi búi trĩ bị sa ra ngoài và có dịch tiết ra gây tình trạng viêm quanh hậu môn.
- Đau, khó chịu: Sa búi trĩ có thể khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu cả khi đi đại tiện lẫn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây sa búi trĩ
Tình trạng sa búi trĩ diễn ra do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó một số nguyên nhân chính mà nhiều bệnh nhân gặp phải đó là:
- Dùng sức rặn khi đi đại tiện làm gia tăng áp lực lên búi trĩ làm chúng bị sa ra ngoài;
- Quá trình mang thai cũng là nguyên nhân khiến nhiều chị em phụ nữ bị sa búi trĩ. Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ mang thai bị mắc bệnh trĩ.
- Trọng lượng cơ thể dư thừa cũng có thể là nguyên nhân gây ra búi trĩ. Bởi khi bạn bị béo phì sẽ gây căng thẳng đến các tĩnh mạch trực tràng, khiến búi trĩ hình thành và sa xuống dưới.
- Một số nguyên nhân khác: Chế độ ăn uống dầu mỡ, nhiều chất béo, tuổi tác, uống ít nước, lười tập thể dục thể thao, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
4. Biến chứng của sa búi trĩ
Tình trạng sa búi trĩ có thể ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được can thiệp và điều trị dứt điểm. Lúc này, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như:
- Gây tắc tĩnh mạch: Búi trĩ phát triển ngày càng to và sa xuống hậu môn có thể gây chèn ép đến các mạch máu và cản trở quá trình lưu thông máu. Điều này sẽ khiến cho các tế bào niêm mạc hậu môn không được cung cấp máu đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như oxi. Về lâu về dài, hậu môn có thể bị hoại tử, thậm chí nguy hiểm hơn sẽ có thể biến chuyển thành ung thư trực tràng.
- Nghẹt búi trĩ: Biến chứng tiếp theo mà người bệnh có thể gặp phải nếu không giải quyết tình trạng sa búi trĩ kịp thời đó là nghẹt búi trĩ. Khi búi trĩ bị sa ra ngoài khu vực hậu môn thì búi trĩ sẽ ngày càng phát triển và không thể đưa trở lại vào bên trong hậu môn. Điều này có thể khiến người bệnh đu đơn, khó chịu và có thể gây tắc nghẽn hậu môn.
- Hoại tử búi trĩ: Sa búi trĩ là một trong những nguyên nhân gây tăng tiết dịch hậu môn khiến khu vực này luôn trong tình trạng ẩm ướt khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Do đó, sa búi trĩ để lâu không được xử lý kịp thời có thể khiến người bệnh bị hoại tử.
- Nhiễm trùng máu: Đây được coi là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của sa búi trĩ. Bởi khi búi trĩ ngày càng phát triển lớn hơn thì có thể gây ra tình trạng nứt hậu môn và áp xe hậu môn. Lúc này, vi khuẩn có thể thông qua các vết nứt xâm nhập vào máu và gây ra nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
- Gây thiếu máu trầm trọng: Như đã nói ở trên, một trong những dấu hiệu của sa búi trĩ đó chính là chảy máu. Vậy nên nếu tình trạng sa búi trĩ không được điều trị kịp thời có thể gây ra thiếu máu. Người bệnh trĩ có thể gặp phải một số dấu hiệu của biến chứng này đó là: hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, ốm vặt,…
>> Xem thêm: Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không? Điều trị thế nào hiệu quả?
5. Cách chữa sa búi trĩ
5.1. Chữa bằng phương pháp dân gian
Để chữa bệnh sa búi trĩ bằng các phương pháp dân gian, người bệnh có thể sử dụng một số loại sau đây:
- Chữa sa búi trĩ bằng rau diếp cá: Với rau diếp cá, người bệnh có thể dùng làm rau sống hàng ngày trong các bữa ăn. Bên cạnh đó là giã nát rau diếp cá ra để đắp vào vùng búi trĩ và khu vực hậu môn. Thời gian đắp mỗi lần khoảng 30 phút, người bệnh cần thực hiện khoảng 2 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Chữa sa búi trĩ bằng cây lá bỏng: Với lá cây bỏng, người bệnh có thể đun lá 20 – 30 phút và dùng nước để uống trực tiếp mỗi ngày. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý không để nước lá bỏng qua đêm, vì lúc này nước sẽ không còn tác dụng để trị bệnh.
- Chữa sa búi trĩ bằng cây hoa thiên lý: Với hoa thiên lý, người bệnh có thể giã nát cùng với muối tinh để lấy nước cốt chấm vào vùng búi trĩ mỗi ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể lấy lá non của cây hoa thiên lý đã giã nát để đắp trực tiếp vào khu vực búi trĩ và vùng hậu môn.
5.2. Điều trị bằng thuốc
Phương pháp tiếp theo để chữa bệnh sa búi trĩ đó chính là điều trị bằng thuốc. Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc bôi hoặc thuốc uống để cải thiện tình trạng sa búi trĩ cũng như các biến chứng viêm nhiễm. Các loại thuốc người bệnh có thể được bác sĩ kê cho sử dụng bao gồm: kháng sinh, thuốc giảm ngứa, chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc tăng cường sức bền thành mạch, thuốc nhuận tràng,… Một lưu ý khi sử dụng thuốc là với các loại thuốc kể trên, người bệnh cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chứ không nên tự ý sử dụng để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
5.3. Can thiệp thủ thuật
Tùy tình trạng của bệnh trĩ mà người bệnh có thể được các bác sĩ chỉ định can thiệp thủ thuật để đạt được hiệu quả tốt hơn. Một số thủ thuật mà bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh đó là: thắt búi trĩ bằng vòng cao su, tiêm xơ hoá búi trĩ, đốt laser hay đông máu búi trĩ bằng quang đông hoặc nhiệt đông. Đối với những trường hợp bị trĩ ngoại tắc mạch, các bác sĩ có thể rạch một đường nhỏ để loại bỏ khối máu đông trong búi trĩ.
Hầu hết các thủ thuật xử lý sa búi trĩ đều rất đơn giản, thực hiện nhanh và mang đến hiệu quả cao với người bệnh. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tối đa, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa về tiêu hóa để thực hiện thủ thuật.
5.4. Điều trị sa búi trĩ bằng phẫu thuật
Với những trường hợp bị trĩ cấp độ nặng, hoặc người bệnh không đáp ứng với các biện pháp trên thì các bác sĩ sẽ phải chỉ định điều trị sa búi trĩ bằng phương pháp phẫu thuật. Hiện nay, một số phương pháp phẫu thuật trĩ thường được áp dụng đó là:
- Phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ theo phương pháp Longo;
- Phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler;
- Cắt trĩ dưới niêm mạc;
- Cắt trĩ truyền thống theo phương pháp mổ mở sử dụng dao Plasma
- Bốc hơi búi trĩ bằng Laser Diode.
Mỗi phương pháp phẫu thuật đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Do đó, để biết phương pháp nào phù hợp với thể trạng của mình, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.
6. Các biện pháp phòng ngừa
Tuy sa búi trĩ không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng nó cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh trĩ. Do đó, bạn có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa sa búi trĩ như sau:
- Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày: bổ sung nhiều chất xơ, vitamin, từ các loại thực phẩm;
- Uống nhiều nước hơn mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng táo bón xảy ra;
- Không nhịn đi vệ sinh;
- Hạn chế ngồi lâu hoặc đứng lâu để không gây áp lực cho vùng hậu môn;
- Xây dựng thói quen luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tránh béo phì.
Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị bệnh trĩ kể trên, người bệnh cũng có thể tham khảo các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần từ thiên nhiên như: cao diếp cá, cao đương quy, tinh chất nghệ, rutin và magie. Đây đều là những loại thảo dược lành tính và có công dụng hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, giảm táo bón cũng như các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ vô cùng hiệu quả.
Khi phát hiện bản thân, người bệnh đang có các dấu hiệu của sa búi trĩ thì đồng nghĩa người bệnh cần được nhanh chóng xử lý và điều trị kịp thời để không gây ra những phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn và điều trị hiệu quả.
Bài viết liên quan:
- Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào nhiều nhất?
- Cách làm co búi trĩ an toàn, hiệu quả
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA