Sốt kèm tiêu chảy là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nhiễm khuẩn đường ruột. Nhiều người thường thắc mắc rằng liệu bệnh tiêu chảy kèm sốt có nguy hiểm hay không? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây!
1. Nguyên nhân gây ra sốt tiêu chảy
Tình trạng sốt và tiêu chảy có thể xuất phát từ một trong những nguyên nhân dưới đây:
Nhiễm virus
Một số virus gây viêm dạ dày ruột cấp tính như Norovirus, Adenovirus, Calicivirus và Rotavirus có thể gây tiêu chảy kèm sốt cho người bệnh. Trong số các loại virus gây tiêu chảy thì phổ biến nhất chính là virus Rota. Loại virus này có dạng vòng và gồm 7 nhóm (A,B,C,D,E,F,G). Trong đó, nhóm A thường gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ, còn virus Rota nhóm B,C thường gây ra một số trường hợp tiêu chảy ở những trẻ lớn hơn và ở người trưởng thành.
Virus Rota có thể lây truyền bệnh và sống rất lâu ngoài môi trường, đặc biệt tồn tại bền vững trong môi trường nước vì thế, nếu không kiểm soát tốt, rất dễ bùng phát dịch tiêu chảy. Hơn nữa, virus Rota có thể khiến bệnh tiêu chảy tiến triển nặng. Trường hợp bệnh nhân không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
>> Đọc ngay: Cách điều trị bệnh tiêu chảy do virus Rota
Nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng trong đường ruột
Một số loại vi khuẩn như Salmonella, khuẩn tụ cầu, Clostridium, E.coli,… và các loại ký sinh trùng có trong những loại thực phẩm bị ôi thiu, đồ ăn tái sống hoặc có trong những nguồn nước ô nhiễm. Nếu không may ăn phải những thực phẩm không đảm bảo này và uống phải nguồn nước ô nhiễm, bạn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn bệnh. Khi những loại khuẩn, nấm và ký sinh trùng này xâm nhập vào cơ thể, đi vào đường ruột, nó sẽ kích thích các mô của hệ tiêu hóa và từ đó gây ra những triệu chứng như nôn, nóng sốt kèm tiêu chảy,…
>> Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh tiêu chảy nhiễm trùng
Do một số bệnh về đường tiêu hóa
Tiêu chảy kèm sốt còn có thể là một trong những triệu chứng của bệnh lý về đường tiêu hóa, cụ thể:
- Bệnh lồng ruột: Một đoạn ruột bị trượt ra khỏi vị trí của nó và lồng sang một đoạn ruột khác. Tình trạng này khiến cho ruột bị tắc, dẫn tới triệu chứng nôn, buồn nôn, sốt, tiêu chảy, chướng bụng, tim đập nhanh,…
- Tắc ruột gây sốt tiêu chảy: Hiện tượng này phổ biến ở trẻ nhỏ. Tắc ruột khiến cho lưu lượng máu đến ruột bị cản trở và gây sốt tiêu chảy, nếu không điều trị sớm có thể gây hoại tử, vỡ ruột, rất nguy hiểm.
- Viêm ruột thừa: Khi bị viêm ruột thừa người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau bụng vùng hố chậu phải và kèm theo hiện tượng sốt hay tiêu chảy. Lúc này cần phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa nhanh chóng.
- Viêm đại tràng: Triệu chứng phổ biến của viêm đại tràng chính là đau bụng tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy có thể kèm theo sốt, sụt cân, mệt mỏi, khó thở.
2. Những triệu chứng của bệnh tiêu chảy sốt
Khi bị tiêu chảy kèm sốt nhẹ, người bệnh sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sau đây:
- Người bệnh có hiện tượng đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn bụng, đi ngoài rất nhiều lần trong ngày, tình trạng này có thể kéo dài vài ngày hoặc thậm chí vài tuần.
- Phân của người bệnh lỏng, có thể lẫn chất nhầy hay bị sủi bọt. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn, trong phân có thể thấy lẫn máu.
- Ngoài tiêu chảy, người bệnh có thể bị sốt nhẹ và đôi lúc có cảm giác ớn lạnh.
- Cơ thể bệnh nhân mệt mỏi do bị mất nước, cổ họng khô và thường xuyên cảm thấy khát nước.
- Nếu có một trong những triệu chứng trên đây người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
3. Tiêu chảy sốt có nguy hiểm không?
Sốt tiêu chảy nếu ở trường hợp nhẹ bệnh có thể hết nhanh trong một vài ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên nếu tình trạng tiêu chảy kèm sốt kéo dài nhiều ngày có thể dẫn đến suy nhược cơ thể do tình trạng mất nước nghiêm trọng thậm chí gây suy thận, co giật, hôn mê và có thể có nguy cơ gây tử vong.
4. Khi nào bạn nên đi khám?
Sốt tiêu chảy nhức đầu có thể hết sau vài ngày chăm sóc tại nhà nếu đúng cách. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bị tiêu chảy và sốt kéo dài lên tới 10 ngày. Bạn cần chú ý những dấu hiệu bất thường sau để phát hiện bệnh tiêu chảy kèm sốt trở nặng và đi nhập viện điều trị:
- Sốt cao trên 39 độ C, ớn lạnh, gai người
- Nôn ói liên tục kéo dài trên 2 ngày, có lúc nôn ra máu
- Mất nước nghiêm trọng, thường xuyên khát nước, môi miêng khô khốc, đi tiểu ít, nước tiểu màu vàng đậm hoặc nâu
- Chóng mặt, nhức đầu, ngất, mệt mỏi, suy nhược
- Bụng đau dữ dội, đại tiện phân lẫn máu
- Một số triệu chứng khác giống Covid-19 như ho sốt, khó thở, mất khứu giác,…
>> Đọc ngay: Cần làm gì khi bị tiêu chảy ra máu?
5. Phải làm sao để khắc phục tiêu chảy sốt hiệu quả?
Khi thấy những biểu hiện của bệnh tiêu chảy và sốt kéo dài kèm theo các biểu hiện việc đầu tiên đó là cần phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp cụ thể để mang lại hiệu quả cao nhất.
Bù nước, chất điện giải
Khi bị tiêu chảy kèm sốt, cơ thể đang bị mất nước thì cần phải nhanh chóng bù nước và chất điện giải. Trong đó, sử dụng dung dịch điện giải oresol được cho là phương pháp mang lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên cần sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Nếu bạn không kịp mua oresol thì có thể tự pha nước đường muối hoặc uống nước cháo loãng để thay thế.
Truyền dịch
Nếu vừa sốt vừa tiêu chảy kéo dài, việc bù nước bằng đường uống không đáp ứng đủ lượng nước bị mất thì sẽ được chỉ định truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý truyền tại nhà mà cần thực hiện truyền tĩnh mạch tại các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn.
Uống thuốc trị tiêu chảy theo đơn của bác sĩ
Một số loại thuốc thường được kê khi bị ỉa chảy như Ciprofloxacin, Pefloxacin nếu nhiễm lỵ trực khuẩn, E.coli. Còn người bệnh nhiễm khuẩn tả có thể sử dụng Biseptol, Cloramphenicol,…
Tuy nhiên, không tự ý mua và dùng thuốc cầm tiêu chảy để tránh dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Cần phải thăm khám và điều trị cần phải uống thuốc điều trị tiêu chảy theo đúng đơn các bác sĩ chỉ định.
Áp dụng các cách làm hạ sốt
Những cách làm hạ sốt khi bị sốt tiêu chảy thực hiện ngay tại nhà như: dùng khăn ấm chườm trán, lau phần cổ, hố nách, vùng bẹn, để người bệnh mặc quần áo rộng rãi, thấm mồ hôi, uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bổ sung lợi khuẩn
Cần bổ sung lợi khuẩn vào cơ thể để đường ruột được hỗ trợ đào thải vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy, đồng thời giúp bệnh nhân kích thích tiêu hóa, có cảm giác ăn ngon miệng hơn, nâng cao đề kháng cơ thể, từ đó triệu chứng nóng sốt kèm tiêu chảy sẽ thuyên giảm.
Men vi sinh là một dạng chế phẩm sinh học có chứa các Probiotics mang tác dụng cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Khi sử dụng sản phẩm này, những lợi khuẩn được đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể như: góp vai trò tích cực trong việc chuyển hóa hàm lượng chất dinh dưỡng và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài như các loại vi khuẩn hay virus. Giúp người bệnh luôn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, không còn nỗi lo những chứng bệnh như đầy bụng, ợ hơi, táo bón hay tiêu chảy.
Tuy nhiên khi lựa chọn sản phẩm men vi sinh phù hợp, nên lựa chọn loại men vi sinh có nguồn gốc từ tự nhiên như kim chi của Hàn Quốc có chứa 2 thành phần chủ yếu là Probiotics và Prebiotics. Bên cạnh đó loại men vi sinh này còn mang công nghệ bào chứa bao kép Lab2pro với 2 lớp bảo vệ khiến lượng lợi khuẩn có thể tồn tại và đi thẳng đến đường ruột một cách dễ dàng.
6. Biện pháp phòng ngừa sốt kèm tiêu chảy do nhiễm virus và vi khuẩn
Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy kèm sốt do nhiễm virus và vi khuẩn các bạn nên lưu ý một số biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm: Trong việc chế biến thực phẩm và thức ăn nên nhớ kỹ phải rửa thật sạch và kỹ càng thực phẩm để loại bỏ các loại vi khuẩn. Bên cạnh đó, khi chế biến thực phẩm cũng cần rửa tay mình sạch sẽ để tránh các virus hoặc vi khuẩn có trong bàn tay dính vào thức ăn hàng ngày.
- Bảo vệ nguồn nước và nên dùng nguồn nước sạch: Một nguồn nước sạch sẽ hạn chế được sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy. Vì vậy, lựa chọn sử dụng nguồn nước an toàn để đảm bảo cho gia đình có một sức khỏe tốt.
- Xử trí khi gia đình có người bị tiêu chảy: Khi trong gia đình có người thân bị tiêu chảy, các bạn cần phải vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và thông thoáng. Bên cạnh đó nên hạn chế trẻ tiếp xúc để tránh lây bệnh tiêu chảy.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường: Việc vệ sinh cá nhân rất quan trọng trong quá trình giúp phòng tránh bệnh tiêu chảy hiệu quả. Vì vậy trước mỗi bữa ăn cần rửa sạch tay để hạn chế lây nhiễm và tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh Bên cạnh đó, việc vệ sinh môi trường cũng rất cần thiết. Môi trường xung quanh sạch sẽ sẽ loại bỏ những tác nhân gây ô nhiễm, các loại virus gây bệnh cho người thân và gia đình.
Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi bệnh tiêu chảy kèm sốt có nguy hiểm hay không. Hy vọng rằng với những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình nhận biết tình trạng bệnh và có những cách xử lý nhanh chóng.
>> Bài viết liên quan:
- Tiêu chảy có lây không và lây qua những đường nào?
- Tiêu chảy ra nước – Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn