Bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng khá đa dạng và phức tạp. Một số triệu chứng chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nghiêm trọng. Vậy triệu chứng chảy máu chân răng khi bị sốt xuất huyết diễn ra ở giai đoạn nào? Có nguy hiểm không? Tham khảo bài viết ngay dưới đây để biết câu trả lời nhé.
1. Tại sao sốt xuất huyết thường gây chảy máu chân răng?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue lây truyền qua muỗi vằn. Hai triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh là sốt và xuất huyết.
Theo thống kê, cứ 3 người thì có 1 người bị sốt xuất huyết nặng với các triệu chứng như chảy máu chân răng, chảy máu cam, đi ngoài ra máu,… Nguyên là do virus tác động làm rối loạn chức năng và giảm tiểu cầu, khiến cho mao mạch bị giãn mỏng, trở nên yếu và vỡ nứt dẫn đến xuất huyết.
2. Chảy máu chân răng khi bị sốt xuất huyết thường diễn ra ở giai đoạn nào?
Bệnh sốt xuất huyết diễn biến qua 4 giai đoạn, bao gồm: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm, giai đoạn khôi phục. Trong đó, triệu chứng chảy máu chân răng nằm ở giai đoạn diễn biến nặng của sốt xuất huyết.
Thông thường khi bị muỗi mang virus Dengue đốt, sau thời gian ủ bệnh từ 4-7 ngày, người bệnh có thể có các biểu hiện sau:
- Sốt cao
- Đau nhức cơ, mệt mỏi toàn thân
- Nhức ở hai hố mắt, đau đầu dữ dội
- Xuất hiện các nốt ban đỏ vào ngày thứ 3 sau khi bắt đầu sốt.
Giai đoạn nguy hiểm diễn ra từ ngày 3-7 kể từ khi phát sốt. Lúc này người bệnh đã giảm hoặc hết sốt, gây nhầm tưởng rằng bệnh đã thuyên giảm mà không biết rằng đây mới chính là giai đoạn bệnh trở nên nguy hiểm nhất. Ở giai đoạn này sẽ xuất hiện một số trường hợp nhiễm trùng thứ phát có biểu hiện hạ tiểu cầu và cô đặc máu. Do đó, người bệnh cần đặc biệt chú ý các dấu hiệu nặng dưới đây:
- Xuất huyết niêm mạc: chảy máu cam, đi tiểu ra máu, chảy máu chân răng khi bị sốt xuất huyết, rong kinh, xuất huyết âm đạo…
- Xuất huyết nội tạng: nôn ra máu, đi đại tiện ra máu, phân đen,…
- Xuất huyết dưới da: các nốt xuất huyết hoặc các mảng xuất huyết ở mặt trước 2 chân, mặt trong 2 cánh tay, đùi, mạng sườn, bụng,…
- Tăng tính thấm thành mạch khiến huyết tương thoát ra khỏi lòng mạch dẫn đến tràn dịch màng phổi, màng bụng, cô đặc máu,… trường hợp nặng có thể gây sốc, hạ huyết áp, trụy tim mạch.
Chính vì thế, khi có biểu hiện của việc sốt xuất huyết chảy máu chân răng cũng như các dấu hiệu kể trên, cần đưa người bệnh tới các cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị kịp thời.
>> Xem thêm: [Giải đáp] Tại sao sốt xuất huyết tiểu cầu giảm?
3. Sốt xuất huyết bị chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Rất nhiều người thắc mắc tình trạng chảy máu chân răng khi bị sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ.
Như đã phân tích ở trên, chảy máu chân răng là dấu hiệu cho thấy bệnh đã bắt đầu chuyển nặng hơn. Nếu không được điều trị tốt có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm:
- Chảy máu nhiều có thể dẫn tới suy nhược cơ thể do mất máu, khiến tình trạng sốt xuất huyết trở nên trầm trọng hơn.
- Thành mạch tăng tính thẩm thấu do huyết tương lúc này bị thoát ra khỏi lòng mạch. Lúc này, máu bị cô đặc lại, dịch màng phổi bị tràn có thể dẫn tới sốc, hạ huyết áp, trụy tim,…
- Ngoài chảy máu chân răng, người bệnh còn có thể bị xuất huyết nội tạng với các triệu chứng như nôn mửa, nôn ra máu, đau tức thượng vị, gan, lạnh tay chân,…
Trường hợp nặng, bệnh nhân có nguy cơ bị xuất huyết não, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
4. Điều trị sốt xuất huyết chảy máu chân răng như thế nào?
Chảy máu chân răng sốt xuất huyết là một trong những triệu chứng cảnh báo bạn cần có sự can thiệp từ các bác sĩ. Từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp tùy vào triệu chứng và các xét nghiệm khác.
4.1. Điều trị sốt xuất huyết nhẹ
Cho đến nay, sốt xuất huyết vẫn là bệnh lý chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, người bệnh cần áp dụng điều trị triệu chứng theo từng trường hợp cụ thể. Trong đó, các biện pháp luôn cần thực hiện khi người bệnh bị sốt xuất huyết đó là:
- Ngăn ngừa mất nước: Với những người bị sốt xuất huyết có thể bù dịch để ngăn ngừa mất nước thông qua 2 đường đó là đường uống và đường tĩnh mạch.
- Điều trị giảm đau và hạ sốt: Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh cần sử dụng paracetamol để giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên, có hai loại thuốc là aspirin và ibuprofen là người bệnh không được sử dụng trong quá trình bị sốt xuất huyết vì sẽ khiến cho tình trạng chảy máu nghiêm trọng hơn và còn tăng nguy cơ chảy máu dạ dày và gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Kết hợp với nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà: Khi các triệu chứng bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ được chăm sóc và theo dõi y tế tại nhà. Sau một vài ngày, các triệu chứng bệnh sẽ dần dần thuyên giảm mà không cần phải nhập viện.
4.2. Điều trị sốt xuất huyết nặng
Đối với những trường hợp bị sốt xuất huyết nặng, người bệnh cần được chăm sóc và quan sát kỹ các triệu chứng của bệnh. Nếu các triệu chứng trở nặng như chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, chảy máu cam,… thì cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, người bệnh không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào, hay truyền dịch để tránh tình trạng sốc phản vệ.
Nhìn chung phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết vẫn tập trung điều trị các triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm sản phẩm thảo dược lành tính để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như: Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ,…. Những sản phẩm có thành phần thiên nhiên lành tính có thể giúp phòng ngừa và hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng của sốt xuất huyết cũng như một số bệnh do virus mà không gây ra các tác dụng phụ cho cơ thể.
5. Phòng ngừa xuất huyết nghiêm trọng khi bị sốt xuất huyết
Để phòng ngừa triệu chứng sốt xuất huyết trở nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế vận động mạnh để tránh gây chấn thương và xuất huyết.
- Không đánh răng mạnh và tránh ăn những đồ ăn cứng làm tổn thương răng lợi, gây chảy máu chân răng.
- Trường hợp người bệnh bị chảy máu, hãy dùng tay tạo áp lực đến điểm chảy máu để cầm máu trong một vài phút, khi đó tình trạng này sẽ được cải thiện.
- Nên ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và hấp thu như cháo, súp, canh,… để bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa chảy máu chân răng.
- Theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên để phòng ngừa sốt cao hoặc thay đổi thân nhiệt bất thường.
- Nên mặc quần áo thoáng mát, mỏng, dễ thấm mồ hôi
- Khi bị sốt thì cần uống thuốc hạ sốt và đắp khăn vào vùng nách để hạ thân nhiệt. Lưu ý, không sử dụng các loại thuốc chống viêm như aspirin hoặc ibuprofen bởi có thể tăng nguy cơ xuất huyết trong.
- Uống nhiều nước để phòng nguy cơ bị mất nước, có thể bù dịch bằng oresol, nước hoa quả.
Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo bệnh ở giai đoạn nguy hiểm nên người bệnh không được chủ quan. Tốt nhất khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân cần đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn điều trị cụ thể.
Bài viết liên quan:
- Sốt xuất huyết kèm tiêu chảy có nguy hiểm không?
- Sốt xuất huyết bị chảy máu cam có nguy hiểm không?
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn