Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm khá phổ biến ở nước ta hiện nay, nhất là trong mùa mưa. Một số trường hợp khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân còn đi kèm với triệu chứng tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là gì và cách xử lý sốt xuất huyết bị tiêu chảy như thế nào?
1. Sốt xuất huyết bị tiêu chảy nguyên nhân do đâu?
Sốt xuất huyết là bệnh lý truyền nhiễm và thường có nguy cơ trở thành dịch vào lúc thời tiết giao mùa, ẩm ướt. Khi bị sốt xuất huyết, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện tình trạng tiêu chảy là do phản ứng viêm của cơ thể. Những cơ quan nội tạng của cơ thể khi bị nhiễm virus sốt xuất huyết đều có thể bị suy giảm chức năng, nhất là đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, chứng rối loạn đông máu thường xảy ra khi bị sốt xuất huyết cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Sốt xuất huyết có bị tiêu chảy không? Nghĩa là triệu chứng ở người bệnh không chỉ dừng lại ở đi ngoài phân lỏng, sẫm màu, mà còn có thể đi đại tiện ra máu. Đây được coi là một trong những biến chứng nguy hiểm dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa mà người bệnh cần lưu ý để phòng tránh.
2. Bệnh trở nặng khi sốt xuất huyết kèm tiêu chảy
Bệnh sốt xuất huyết sau một khoảng thời gian ủ bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng của sốt xuất huyết cấp. Bên cạnh tình trạng sốt xuất huyết đi ngoài lỏng, người bệnh sẽ còn xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác như:
- Hạ tiểu cầu: Khi hạ tiểu cầu trong cơ thể, người bệnh thường sẽ không thấy được các biểu hiện bên ngoài như: mệt mỏi, li bì,… nên không theo dõi và dễ dẫn đến tình trạng xuất huyết gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Cô đặc máu: Khi xuất hiện biến chứng cô đặc máu, người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, tức vùng gan,..
- Sốc mất máu: Sốt xuất huyết là bệnh lý gây ra tình trạng tăng tính thấm mao quản, làm thoát huyết tương và cô đặc máu, do đó biểu hiện sốc là do máu sẽ bị đẩy ra ngoài. Bệnh nhân sẽ xuất hiện các tình trạng như: chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu qua vết thương hở,…
- Tràn dịch màng phổi: Biến chứng này thường xảy ra ở giai đoạn sau của bệnh sốt xuất huyết. Nếu trong giai đoạn này, người bệnh vẫn chỉ truyền dịch thông thường mà không tăng cường truyền dịch ra ngoài thì rất có thể dẫn đến tình trạng tràn dịch đa màng gây phù phổi cấp vô cùng nguy hiểm.
- Suy đa tạng: Tình trạng sốt xuất huyết khiến người bệnh bị chảy máu liên tục có thể dẫn đến tình trạng suy tim. Dịch huyết tương xuất huyết cộng với tim không còn đủ sức để bơm máy sẽ khiến cho màng tim bị tràn dịch gây ứ đọng.
- Xuất huyết bất thường: Biểu hiện của tình trạng này đó là: chỗ tiêm bị bầm tím, chảy máu cam dữ dội, rong kinh, xuất huyết nội tạng, xuất huyết đường tiêu hóa,… Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ tử vong của người mắc bệnh này.
- Biến chứng về mắt: Thông thường, biến chứng ở mắt của người bệnh sốt xuất huyết đó chính là xuất huyết võng mạc dẫn đến các mạch máu của võng mạc bị tổn thương, máu thấm lên tạo thành một lớp màng mỏng che phía trước võng mạc và có thể dẫn đến mù lòa.
- Hôn mê: Khi bị xuất huyết, dịch huyết tương có thể bị ứ đọng lại ở màng não qua các thành mạch và gây ra phù não hay các hội chứng thần kinh khác, dẫn đến hôn mê.
- Tụt huyết áp và đau đầu: Ở thể nặng hơn, người bệnh có thể cảm thấy khó khăn hay đi bộ do huyết áp giảm đột ngột.
3. Cách xử lý dứt điểm sốt xuất huyết kèm tiêu chảy
Khi bị sốt xuất huyết kèm với tiêu chảy, người bệnh cần nhận thức được rằng đây đã là cảnh báo về việc bệnh có thể diễn biến nặng hơn. Do đó ở giai đoạn này, người bệnh không còn được tự ý sử dụng thuốc để điều trị mà cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, tiêu chảy khi bị sốt xuất huyết sẽ khiến đường tiêu hóa bị tổn thương và cơ thể sẽ bị mất nước cùng với chất điện giải. Do đó, giai đoạn này, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, khát nước và dễ bị hạ huyết áp. Vậy nên giai đoạn này, người bệnh có thể bổ sung nước và chất điện giải vào cơ thể bằng cách uống dung dịch oresol, nước lọc, hay ước trái cây,…. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần tránh không được tự ý truyền dịch để tránh tình trạng sốc phản vệ.
Ngoài ra, khi bị sốt xuất huyết đi ngoài lỏng, người bệnh cũng có thể sử dụng các sản phẩm tăng sức đề kháng từ thảo dược lành tính để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể đủ sức chống chọi với bệnh tật, hạn chế tình trạng bệnh sốt xuất huyết trở nặng hơn. Một số loại thảo dược có thể được sử dụng trong trường hợp này đó là: xuyên tâm liên, rau diếp cá, hoàng cầm, mã đề,….
Người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn sử dụng các chế phẩm từ các thảo dược thiên nhiên như: Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ… Đây đều là những vị thuốc thường được dùng trong y học cổ truyền dùng để trị các bệnh như sốt, tiêu chảy cấp tính, viêm nhiễm…. Có tác dụng kháng vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng…., chống viêm, thanh nhiệt, giải độc tố rất an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, những vị thảo dược này còn giúp nâng cao sức đề kháng giúp phòng chống những bệnh do virus rất hiệu quả. Sử dụng những chế phẩm từ những vị thuốc này sẽ giúp người bệnh bị sốt xuất huyết kèm tiêu chảy giảm được những biến chứng nguy hiểm và nhanh khỏi bệnh hơn.
4. Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết tiêu chảy là có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, để phòng ngừa sốt xuất huyết, chúng ta cần thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Dọn vệ sinh sạch sẽ xung quanh nơi ở, thu dọn những vật có thể đọng nước như mảnh vỡ, chum, vại, lốp xe ô tô, chai lọ,…; lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi sinh sống và đẻ trứng.
- Dụng cụ chứa nước của gia đình như chum, thau, vại, bể nước,… cần được đậy kín và vệ sinh sạch sẽ thường xuyên để tránh muỗi đẻ trứng.
- Phát quang bụi rậm xung quanh nhà, xử lý nguồn nước, khơi thông cống rãnh, ao tù, mương, kênh, rạch…
- Thường xuyên thay nước bình hoa, bể cá hoặc bình cây cảnh thủy sinh.
- Luôn ngủ trong màn kể cả ban ngày và tối.
- Sử dụng kem đuổi muỗi, bình xịt muỗi, tinh dầu, vợt điện, lưới chống muỗi, vòng đeo chống muỗi… để hạn chế muỗi đốt.
- Trồng một số loại cây có đặc tính chống muỗi ở xung quanh nhà hoặc để trong nhà như cây hương thảo, cây đinh hương, hoa oải hương, ngũ bì gia…
- Hạn chế tới gần bụi cây rậm rạp, nếu cần phải đi qua thì nên mặc quần áo dài tay và che chắn cẩn thận.
- Cách ly với người bị sốt xuất huyết để tránh muỗi đốt khiến bệnh lây lan cho người khác.
- Hạn chế ra vào những vùng đang có dịch sốt xuất huyết.
- Khi nghi ngờ nhiễm sốt xuất huyết, đặc biệt là khi bùng bệnh sốt xuất huyết tại nơi sinh sống, bạn cần đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.
Như vậy, sốt xuất huyết tiêu chảy có thể coi là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý sốt xuất huyết, biến chứng này không chỉ gây ảnh hưởng đến niêm mạc đường tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Do đó, ngay khi phát hiện những triệu chứng của bệnh, người nhà cần đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám và can thiệp y tế kịp thời, tránh để bệnh trở nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Sốt xuất huyết có bị tiêu chảy không?”. Nếu trong trường hợp bị sốt xuất huyết kèm tiêu chảy thì cần theo dõi người bệnh sát sao. Khi không thấy bệnh thuyên giảm thì nên đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Bài viết liên quan:
- [Góc thắc mắc]: Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?
- Giải đáp: Chảy máu chân răng khi bị sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
- Bị sốt xuất huyết chảy máu cam có nguy hiểm không?
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn