Sốt xuất huyết có nên xông hơi cạo gió không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
27 Tháng sáu 2024

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng sáu 2024

Số lần xem:
1812

Theo dân gian, khi bị sốt hay cảm lạnh thường cạo gió, xông hơi. Tuy nhiên, trong trường hợp bị sốt xuất huyết có nên xông hơi cạo gió không? Liệu kinh nghiệm này còn áp dụng hiệu quả? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này.

Nhiều người quan tâm sốt xuất huyết có nên cạo gió không
Nhiều người quan tâm sốt xuất huyết có nên cạo gió không

1. Nguyên nhân gây sốt xuất huyết

Trước khi tìm hiểu “Sốt xuất huyết có nên xông hơi cạo gió không?” thì ta cần nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết. Không giống với những bệnh cảm, sốt thông thường, sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra thông qua vết muỗi đốt của muỗi vằn truyền bệnh Aedes. Đây là loại virus phát triển nhanh trong cơ thể người, chỉ mất từ 2 – 3 ngày sau khi bị đốt thì một người bình thường sẽ bị nhiễm bệnh.

Chu kỳ lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết chủ yếu sẽ diễn ra như sau:

Đầu tiên muỗi vằn Aedes hút máu người bệnh nhiễm virus Dengue, sau đó virut này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi vằn từ 8 – 11 ngày, trong thời gian đó sẽ tiếp tục truyền bệnh cho những người khác. Chính vì vậy mà nguy cơ bệnh sốt xuất huyết có thể bùng phát thành đại dịch là rất cao, đặc biệt trong những khu vực tập trung đông đúc dân cư. Có thể thấy, bệnh này không thể lây trực tiếp từ người sang người, nhưng có thể lây lan rộng qua đường muỗi đốt.

2. Bị sốt xuất huyết có nên xông hơi, cạo gió không?

Bị sốt xuất huyết có nên xông hơi và cạo gió không?
Bị sốt xuất huyết có nên xông hơi và cạo gió không?

“Sốt xuất huyết có nên xông hơi cạo gió không?” là vấn đề mà nhiều người còn thắc mắc.

Theo kinh nghiệm dân gian, xông hơi cạo gió sẽ làm giãn cơ, giãn mạch máu, lưu thông khí huyết, giúp người bị cảm sốt bớt đau nhức, mệt mỏi. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân bị sốt xuất huyết thì việc làm này sẽ làm giãn tĩnh mạch và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đặc biệt, thao tác cạo gió sẽ làm xuất huyết dưới da thêm nghiêm trọng hơn. Các thành mạch bị vỡ, làm hao hụt tiểu cầu, gây chảy máu dưới da. Nhất là trong điều kiện thành mạch của người bệnh sốt xuất huyết đang yếu và tiểu cầu có xu hướng giảm, càng làm tăng nguy cơ chảy máu dưới da nhiều hơn.

Bên cạnh đó, việc xông hơi cũng không mang lại bất kỳ lợi ích gì cho bệnh nhân sốt xuất huyết, mà ngược lại còn khiến người bệnh bị giãn mạch, chảy máu mũi.

Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không nên xông hơi cạo gió cho người bệnh sốt xuất huyết. Thay vào đó, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với sử dụng sản phẩm thảo dược giúp tăng sức đề kháng của cơ thể để rút ngắn thời gian mắc bệnh và nhanh chóng phục hồi. Sản phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao thường chứa thành phần như Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ

3. Bị sốt xuất huyết phải làm gì?

Để bệnh sốt xuất huyết không tiến triển nặng, kéo dài thời gian điều trị và phục hồi thì cần có cách chăm sóc hợp lý. Sau đây là một số chú ý quan trọng:

3.1. Hạ sốt bằng thuốc đúng cách

Nếu sốt xuất huyết không được cạo gió thì nên hạ sốt bằng thuốc
Nếu sốt xuất huyết không được cạo gió thì nên hạ sốt bằng thuốc

Người bị sốt xuất huyết tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Thay vào đó, bệnh nhân nên đi xét nghiệm và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường là uống thuốc hạ sốt và một số loại vitamin. Nếu người bệnh sốt trên 39 độ thì có thể dùng paracetamol để hạ sốt. Thuốc này có thể sử dụng được nhiều lần trong ngày, tùy thuộc vào thân nhiệt. Lưu ý mỗi lần uống thuốc cách nhau 4 – 6 giờ. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc hạ sốt nhiều hơn 5 lần/ngày thì dễ dẫn đến ngộ độc.

Tuy bị sốt nhưng người bệnh sốt xuất huyết không được sử dụng thuốc hạ sốt như aspirin, ibuprofen… bởi có thể gây ra các tác dụng phụ khiến các triệu chứng như: đau đầu, nhức mỏi cơ thể và buồn nôn…. thêm trầm trọng.

3.2. Chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh cần cân đối 4 nhóm chất: đường, bột, đạm và béo để bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh. Trong thời gian này cũng nên cho người bệnh ăn những món ăn nhẹ bụng như cháo loãng, soup giúp dễ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung đủ nước cho cơ thể tránh tình trạng mất nước.

Đối với trẻ em thì nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Còn trẻ vẫn còn bú mẹ thì nên cho bé bú nhiều sữa để cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Sốt xuất huyết không được cạo gió thì nên chú ý tới chế độ ăn uống
Sốt xuất huyết không được cạo gió thì nên chú ý tới chế độ ăn uống

3.3. Hạn chế vận động, đi lại nhẹ nhàng

Sốt xuất huyết khiến chức năng hoạt động của các bộ phận trong cơ thể bị tổn thương và làm việc kém hiệu quả. Vì vậy, tốt nhất trong thời gian bị bệnh, nên hạn chế vận động, đi lại nhẹ nhàng, dành thời gian nghỉ ngơi tối đa, để tránh gây ra xuất huyết nội tạng rất nguy hiểm đến sức khỏe.

3.4. Hạn chế tắm gội

Khi bị sốt xuất huyết, thân nhiệt của người bệnh cao, việc tắm gội có thể làm thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến bệnh nặng hơn. Nếu bất đắc dĩ phải tắm thì phải dùng nước ấm, tránh kỳ cọ mạnh, vì có thể gây chảy máu và không nên tắm quá lâu sẽ làm hạ nhiệt độ cơ thể.

Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Sốt xuất huyết có nên xông hơi cạo gió không?”. Đây là cách vừa không mang lại tác dụng tốt với người bệnh mà còn gây hại, khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Xem thêm: [Giải đáp] Sốt xuất huyết có được tắm gội không?

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.