Giảm tiểu cầu là một trong những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra khi bạn bị sốt xuất huyết. Đây được coi là một bệnh lý miễn dịch ở người. Vậy nguyên nhân nào khiến bệnh sốt xuất huyết gây ra biến chứng giảm tiểu cầu và làm thế nào để tăng tiểu cầu một cách tự nhiên? Xem ngay bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời chính xác nhất!
1. Tiểu cầu giảm trong sốt xuất huyết nghĩa là gì?
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế Giới WHO (World Health Organization), tình trạng giảm tiểu cầu được coi như một tiêu chí để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh sốt xuất huyết. Theo đó, việc giảm tiểu cầu được định nghĩa là sự suy giảm nhanh chóng của số lượng tiểu cầu hoặc khi lượng tiểu cầu trong cơ thể bệnh nhân giảm đến mức dưới 150.000/mm3 (< 150 G/L).
Tiểu cầu bên trong cơ thể được coi là các tế bào máu nhỏ và được sản xuất trong tủy xương. Tình trạng tiểu cầu giảm khi bạn bị sốt xuất huyết có nghĩa là bạn đã máy khả năng đông máu và cơ thể không còn đủ sức chống lại các nhiễm trùng.
2. Tại sao tiểu cầu lại giảm trong sốt xuất huyết?
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng tiểu cầu giảm khi bạn bị sốt xuất huyết? Một số nguyên nhân chính có thể khiến bạn bị giảm tiểu cầu đó là:
- Nguyên nhân đầu tiên khiến tiểu cầu có thể giảm khi bạn bị sốt xuất huyết đó chính là do nó ức chế tủy xương, nơi thực hiện nhiệm vụ sản xuất tiểu cầu trong cơ thể.
- Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến tình trạng tiểu cầu giảm khi bị sốt xuất huyết đó chính là do khi bị sốt các tế bào máu bị ảnh hưởng bởi virus. Điều này khiến tiểu cầu trong cơ thể bị tổn thương và suy giảm.
- Cuối cùng đó chính là trong giai đoạn bạn bị sốt xuất huyết các kháng thể trong giai đoạn này đã phá hủy lượng tiểu cầu trong cơ thể. Theo thời gian lượng tiểu cầu không sản xuất kịp sẽ dẫn đến tình trạng bị suy giảm.
3. Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Với những trường hợp bệnh không đến mức nghiêm trọng, sốt xuất huyết sẽ khiến bệnh nhân có những cơn sốt kéo dài, cùng với các triệu chứng như: đau đầu, nhức mỏi cơ thể và nôn mửa
Với những trường hợp sốt xuất huyết giảm tiểu cầu nặng thì sẽ có những đốm chảy máu trên da hoặc các bộ phận khác trên cơ thể và thoát huyết tương. Các trường hợp sốt xuất huyết nặng đều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi, gan hoặc tim. Thêm vào đó, huyết áp của người bị sốt xuất huyết có thể giảm xuống mức nguy hiểm gây sốc, các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
>> Xem thêm: [Góc thắc mắc] Sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
4. Làm thế nào để tăng lượng tiểu cầu tự nhiên khi bị sốt xuất huyết?
Đối với người bị sốt xuất huyết, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giúp cơ thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, tăng cường sản sinh các tế bào mới và tăng sức đề kháng cho cơ thể nhanh chóng hồi phục. Đặc biệt, khi bạn bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu thì dưới đây là một số loại thực phẩm bạn không thể bỏ qua để giúp cơ thể tăng tiểu cầu một cách tự nhiên:
4.1. Thực phẩm giàu Vitamin C
Một số loại thực phẩm tự nhiên có chứa vô cùng nhiều vitamin C mà bạn nên bổ sung như: mâm xôi, việt quất, quả dâu tây, súp lơ, cam, óc chó,…. Các loại thực phẩm có chứa vitamin C đều có tính chất chống oxy hóa và giúp tăng tiểu cầu cho cơ thể một cách tự nhiên.
4.2. Thực phẩm giàu axit béo Omega-3
Nhóm thực phẩm tiếp theo dành cho người sốt xuất huyết giảm tiểu cầu đó chính là nhóm thực phẩm có chứa axit béo Omega-3. Nhóm thực phẩm này bao gồm: hạt lanh, quả óc chó, cám rau bina,… Axit béo Omega-3 có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng tăng mức tiểu cầu khi bạn bị sốt xuất huyết.
4.3. Thực phẩm giàu folate
Với những người bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu thì nên tuân theo một chế độ ăn uống giàu folate để có thể tăng tiểu cầu một cách tự nhiên. Bởi các loại thực phẩm giàu folate rất cần thiết trong gia tăng sự phân chia các tế bào khỏe mạnh ở trong cơ thể. Một số loại thực phẩm có chứa folate mà bạn có thể tham khảo đó là: măng tây, ngũ cốc, cam, đậu trắng,…
4.4. Thực phẩm giàu vitamin A
Bên cạnh đó trong chế độ ăn uống của người bị sốt xuất huyết cũng cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin A như: bí đỏ, cà rốt khoai lang, gấc,… Vitamin A là loại dưỡng chất cần thiết trong việc hình thành protein trong cơ thể. Các loại protein này có chức năng phân chia và tăng trưởng tế bào trong đó có tế bào tiểu cầu.
4.5. Thực phẩm giàu vitamin K
Vitamin K là một trong những dưỡng chất có công dụng tăng sinh tế bào trong cơ thể. Đây là một trong những loại dưỡng chất quan trọng, đặc biệt với tiểu cầu vì có thời gian tồn tại khá ngắn trong cơ thể (chỉ khoảng 10 ngày). Vitamin K trong các loại thực phẩm giúp hỗ trợ sản sinh đủ tế bào tiểu cầu để đáp ứng đúng nhu cầu của cơ thể. Một số loại thực phẩm giàu vitamin K mà bạn có thể tham khảo đó là: gan, cải xoăn, trứng,…
4.6. Các loại thực phẩm giàu Vitamin B12
Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu cũng có thể gây ra sự thiếu hụt vitamin B12. Một số loại thực phẩm giàu vitamin B12 mà bạn có thể tham khảo để bổ sung cho cơ thể như: cá hồi, cá ngừ, thịt bò, thị gà,…. Đây là một số loại thực phẩm giàu vitamin B12 có tác dụng gia tăng số lượng tiểu cầu trong máu.
4.7. Thực phẩm có chứa sắt
Sắt cũng là một trong những dưỡng chất cần thiết trong việc làm tăng số lượng tiểu cầu. Do vậy đây cũng là một trong những dưỡng chất cần thiết dành cho các bệnh nhân bị sốt xuất huyết có biến chứng giảm tiểu cầu. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm sắt bằng các sản phẩm thực phẩm chức năng.
4.8. Một số loại quả mà bạn có thể bổ sung khi sốt xuất huyết
- Quả chà là: Chà là là một trong những loại quả rất tốt dành cho những bệnh nhân sốt xuất huyết. Bởi đây là loại quả có hàm lượng sắt cao cùng rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau để có thể tăng được lượng tiểu cầu tự nhiên.
- Quả mơ: Đây cũng là một trong những loại quả giàu sắt giúp tăng số lượng tiểu cầu trong cơ thể.
- Quả lựu: Lựu là một loại quả có chứa hàm lượng flavonoid polyphenols có tác dụng rất tốt trong việc chống vi trùng xâm nhập vào cơ thể. Bên cạnh đó, trong lựu còn có chứa vitamin C và chất chống oxy hóa giúp bệnh nhân sốt xuất huyết tăng cường hệ miễn dịch để chống lại virus và tăng lượng tiểu cầu trong cơ thể.
- Quả kiwi: Là một loại quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng bao gồm:vitamin C, vitamin E, vitamin K, folat và kali, quả kiwi có công dụng rất tốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch, lượng tiểu cầu cần thiết và chất điện giải bên trong cơ thể.
- Đu đủ: Trong quả đu đủ chứa rất nhiều thành phần có lợi hỗ trợ tăng tiểu cầu tự nhiên như: folate, papain, chymopapain và kali, vitamin C và chất xơ.
- Ổi: Là một trong những loại quả có chứa hàm lượng vitamin C vô cùng lớn, ổi có thể giúp người bị sốt xuất huyết tăng tiểu cầu cũng như tăng khả năng miễn dịch.
4.9. Hàu
Trong hàu có chứa rất nhiều kẽm có chức năng tăng số lượng tế bào máu và tiểu cầu trong cơ thể. Bên cạnh đó, lượng kẽm trong hàu cũng giúp cơ thể người bị sốt xuất huyết tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
4.10. Ngũ cốc
Loại thực phẩm cuối cùng có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất đó chính là ngũ cốc. Người bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu có thể bổ sung thêm ngũ cốc vào thực đơn của mình để tăng cường tiểu cầu một cách tự nhiên.
>>Xem thêm: Bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu nhanh chóng?
Với những trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết và bị giảm tiểu cầu nặng người bệnh sẽ không thể chủ động can thiệp tăng tiểu cầu tại nhà mà cần đến gặp ngay các bác sĩ để có phương án điều trị một cách kịp thời. Thông thường, người bị hạ tiểu cầu sẽ có một số dấu hiệu như: chảy máu kéo dài và khó để cầm máu, răng lợi và mũi dễ bị chảy máu, cơ thể luôn bị mệt mỏi,…. Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu này mà không thấy thuyên giảm qua ngày, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám bằng một trong các phương pháp sau:
- Dùng thuốc corticosteroids: Đây là loại thuốc hầu hết các bệnh nhân bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu đều được kê toa để uống.
- Truyền tiểu cầu: Truyền tiểu cầu là một trong những biện pháp hữu hiệu để có thể phòng ngừa cũng như điều trị chảy máu cho các bệnh nhân bị giảm tiểu cầu hoặc có khiếm khuyết chức năng tiểu cầu. Tuy nhiên phương pháp này sẽ không được chỉ định với những người bị HIV, những người đang phải hóa trị và những người ghép tạng.
- Phẫu thuật cắt lách: Phương pháp cuối cùng này sẽ được áp dụng khi mà bệnh tình của người bệnh không đáp ứng với thuốc điều trị hoặc khi lách là nguyên nhân loại bỏ các tế bào tiểu cầu ra khỏi cơ thể dẫn đến thiếu tiểu cầu trong cơ thể.
Trên đây là những giải đáp vì sao khi bị sốt xuất huyết cơ thể lại bị giảm tiểu cầu và rất nhiều cách tăng tiểu cầu tự nhiên tại nhà mà bạn có thể áp dụng. Ngoài ra nếu bạn vẫn thấy bệnh tình không thuyên giảm sau vài ngày thì cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan:
- Sốt xuất huyết có bị tiêu chảy không?
- Chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn