Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ bùng phát thành dịch. Bệnh được chia thành 4 giai đoạn. Vậy sốt xuất huyết ngày thứ 5 thuộc giai đoạn mấy, đã sắp khỏi chưa? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây sốt xuất huyết
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết chính là virus Dengue lây lan qua muỗi cái Aedes (hay còn gọi là muỗi vằn). Loại muỗi này nếu mang virus gây bệnh, khi đốt người thường sẽ gây ra bệnh. Hiện virus Dengue có 4 chủng là: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Một người có thể bị sốt xuất huyết nhiều lần. Nếu đã mắc sốt xuất huyết do 1 trong 4 chủng virus trên thì bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh bởi 3 chủng còn lại.
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường có các triệu chứng như: sốt cao, đau cơ, nặng hơn là bị xuất huyết nội tạng,… thậm chí là tử vong nếu bệnh tình nguy cấp.
2. Sốt xuất huyết ngày thứ mấy thì nguy hiểm nhất?
Sốt xuất ngày thứ mấy là nguy hiểm nhất? Bệnh sốt xuất huyết thường khởi phát và kéo dài từ 7 – 10 ngày. Trong đó, thời gian từ ngày thứ 3 – ngày thứ 7 là giai đoạn bệnh nguy hiểm nhất. Do đó, nếu bị sốt xuất huyết ngày thứ 5, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý theo dõi các triệu chứng để kịp thời điều trị, tránh để bệnh nặng hơn, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Diễn biến bệnh sốt xuất huyết khá phức tạp, phát triển từ nhẹ tới nặng qua 4 giai đoạn chính sau:
Giai đoạn ủ bệnh
Sau khi bị muỗi vằn có mang virus Dengue đốt từ 4-7 ngày, giai đoạn ủ bệnh sẽ bắt đầu. Lúc này, bệnh nhân thường không có triệu chứng, hoặc có những triệu chứng rất nhẹ, khó phát hiện. Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài 3 -14 ngày. Tùy theo cơ địa mỗi người mà khoảng thời gian ủ bệnh có thể dài hay ngắn.
Giai đoạn sốt
Sau thời gian ủ bệnh, bệnh nhân bước sang giai đoạn sốt. Trong giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện rõ ràng. Cụ thể, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức người, liên tục sốt cao 39 – 40 độ C, uống thuốc hạ sốt nhưng không giảm sốt.
Cùng với đó, người bệnh có thể bị đau hốc mắt, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, đau thượng vị, tiêu chảy,… Giai đoạn sốt thường kéo dài từ 2-7 ngày.
Giai đoạn nguy hiểm
Giai đoạn nguy hiểm nhất khi mắc bệnh sốt xuất huyết là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7. bệnh nhân giảm sốt hoặc không còn sốt. Có nhiều trường hợp người bệnh hết sốt vào ngày thứ 5 khiến bệnh nhân nghĩ rằng đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, đây mới là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết.
Bệnh nhân tuy đã hạ sốt, xong có thể sẽ gặp phải các triệu chứng như sau:
- Xuất hiện rải rác các nốt xuất huyết dưới da, nhiều nhất ở mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn, hay hai cẳng chân.
- Xuất huyết niêm mạc qua triệu chứng chảy máu mũi, đi tiểu ra máu, phụ nữ có kinh nguyệt sớm hoặc chu kỳ kéo dài bất thường. Trong một số trường hợp bệnh nặng, người bệnh còn có thể bị xuất huyết nội tạng, xuất huyết não,…
- Thoát huyết tương gây tràn dịch màng phổi, phù nề, gan to,… và khiến bệnh nhân bị sốc, hạ huyết áp, tim đập nhanh, lạnh đầu chi,…
- Tràn dịch màng bụng với triệu chứng: chướng bụng, bụng to nhanh,…
- Trường hợp bệnh nặng còn gây viêm gan, viêm cơ tim, suy thận,…
Như vậy, nếu người bệnh bị sốt xuất huyết ngày thứ 5 nghĩa là đang trong giai đoạn nguy hiểm. Lúc này, bệnh nhân cần được chăm sóc tốt, theo dõi thật kỹ các triệu chứng. Nếu bệnh tình diễn biến xấu đi, cần kịp thời đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Giai đoạn hồi phục
Kể từ 1-2 ngày sau giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết sẽ chuyển sang giai đoạn phục hồi. Lúc này thể trạng của bệnh nhân dần trở lại bình thường.
Người bệnh hết sốt, huyết áp ổn định, tiểu nhiều và bắt đầu thèm ăn. Giai đoạn phục hồi thường kéo dài từ 48 – 72 giờ.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý chăm sóc người bệnh giai đoạn này thật cẩn thận, đúng cách, tiếp tục theo dõi triệu chứng bất thường nếu có. Nhiều trường hợp, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ở giai đoạn này có thể bị suy tim hoặc phù phổi.
3. Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị sốt xuất huyết?
Có thể thấy, bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm và có diễn biến phức tạp. Vì thế, việc chủ động phòng ngừa bệnh cũng như biết cách điều trị bệnh là vô cùng quan trọng.
Đối với việc điều trị bệnh:
- Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh, quá sức.
- Hạ sốt bằng Paracetamol, nếu sốt cao trên 38,5 độ C thì cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng các loại thuốc aspirin, ibuprofen vì sẽ khiến tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hơn.
- Bù nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước, oresol.
Khẩu phần ăn cần tăng cường bổ sung protein, tinh bột, đường để cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nên cho người bệnh ăn nhiều bữa nhỏ, ăn các món lỏng, mềm, dễ nuốt. - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không tắm bằng nước lạnh, không kỳ cọ mạnh vì có thể gây chảy máu dưới da.
- Theo dõi sức khỏe và tới các cơ sở y tế thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Đối với việc phòng ngừa bệnh:
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh tình trạng ao tù nước đọng nhất là vào mùa mưa nhằm hạn chế muỗi, lăng quăng sinh sản.
- Ngủ trong màn.
- Sử dụng các biện pháp chống muỗi như: bôi thuốc chống côn trùng, phun thuốc diệt muỗi, dùng vợt muỗi,…
- Kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược với thành phần như: Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ,… Loại sản phẩm này vừa có thể hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh sốt xuất huyết, vừa giúp tăng sức đề kháng mà đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Như vậy, sốt xuất huyết ngày thứ 5 thuộc giai đoạn bệnh nguy hiểm nhất, có thể gây ra những biến chứng nặng và cần được theo dõi, chăm sóc cẩn thận. Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ từng giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết, cũng như biết cách điều trị, phòng ngừa bệnh thật hiệu quả.
Bài viết liên quan: Sốt xuất huyết ngày thứ 6 ở giai đoạn nào của bệnh ?
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn