Bệnh sốt xuất huyết là một trong những bệnh lý truyền nhiễm không còn xa lạ gì tại Việt Nam. Thông thường, bệnh sốt xuất huyết thường bùng lên theo mùa. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khó lường.
1. Bệnh sốt xuất huyết người lớn là gì?
Bệnh sốt xuất huyết ở người lớn là một trong những bệnh lý truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Sốt xuất huyết có thể lây truyền từ người sang người nếu người khỏe mạnh bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt.
Ở người lớn, bệnh sốt xuất huyết có thể mang đến những triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như: phát ban, sốt cao, đau cơ khớp,…. Nặng hơn nữa, người bệnh có thể gặp tình trạng giảm huyết áp đột ngột và gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy cụ thể ở người lớn, bệnh sốt xuất huyết có thể có những triệu chứng nào?
2. Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn
Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn có rất nhiều điểm tương đồng đối với trẻ nhỏ. Khi cơ thể bị nhiễm virus Dengue, người bệnh có thể có một trong hai biểu hiện là sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài hoặc sốt xuất huyết nội tạng.
2.1. Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn dạng cổ điển (thể nhẹ)
Với trường hợp người bệnh bị sốt xuất huyết thể nhẹ, ở người lớn sẽ xuất hiện triệu chứng một cách rầm rộ hơn trẻ em. Thông thường ở thể nhẹ, người lớn sẽ xuất hiện các biểu hiện điển hình và không có biến chứng gì nguy hiểm. Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn thể nhẹ sẽ bắt đầu triệu chứng sốt (trong vòng 4 – 7 ngày tính từ sau khi bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện khác như:
- Đau nhức phía sau mắt;
- Đau đầu nghiêm trọng,
- Đau mỏi ở khớp, cơ;
- Triệu chứng sốt cao có thể lên đến 40,5 độ C;
- Nổi nốt phát ban;
- Có biểu hiện buồn nôn.
2.2. Dạng sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng
Với dạng sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng (thông thường là đường tiêu hóa và xuất huyết não), người lớn sẽ có một số biểu hiện ban đầu là đau đầu và sốt nhẹ, không nổi các nốt đỏ giống phát ban,. Sau khoảng 2 ngày, người bị sốt xuất huyết sẽ bắt đầu có biểu hiện đi ngoài ra máu, phân có màu đen hoặc đi kèm với máu tươi, trên da người bệnh lúc này cũng sẽ bắt đầu xuất hiện các chấm xuất huyết, người mệt mỏi và da tái đi,….
Với những người bệnh bị xuất huyết não sẽ rất khó nhận biết vì triệu chứng sốt xuất huyết này ở người lớn thường sẽ không rõ ràng. Một số người bệnh ban đầu có thể bị sốt, đau đầu dần dần là liệt chân, tay hoặc nửa người và sau đó bị hôn mê có thể dẫn đến tử vong.
2.3. Triệu chứng sốt xuất huyết Dengue (hội chứng sốc Dengue)
Triệu chứng sốt xuất huyết Dengue (hay còn gọi là hội chứng sốc Dengue) là dạng bệnh nặng nhất của bệnh lý sốt xuất huyết ở người lớn. Ở dạng sốt xuất huyết Dengue, người bệnh sẽ có các biểu hiện đầy đủ của sốt xuất huyết thể nhẹ và đi kèm với nó là hiện tượng chảy máu, huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu nhiều, hạ huyết áp,….
Dạng hội chứng sốc Dengue thường xuất hiện ở những lần nhiễm bệnh sau khi cơ thể đã có miễn dịch chủ động hoặc thụ động với một loại kháng nguyên của virus Dengue. Sau khoảng 2 – 5 ngày nhiễm bệnh, bệnh sẽ dần tiến triển nặng và có thể gây ra tình trạng tử vong.
3. Chẩn đoán sốt xuất huyết người lớn bằng xét nghiệm nào?
Có 3 xét nghiệm mà người bệnh cần làm để chẩn đoán căn nguyên của bệnh sốt xuất huyết đó là:
- Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1: Từ ngày 1 cho đến ngày thứ 5 sau khi mắc bệnh, người bệnh bị sốt xuất huyết sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1. Xét nghiệm này sẽ được thực hiện theo cơ chế xác định kháng nguyên của virus nên khi người bệnh mắc bệnh hơn 3 ngày vẫn có thể có kết quả âm tính.
- Xét nghiệm kháng thể IgM: Giai đoạn từ ngày 4 đến ngày thứ 5, người bệnh sẽ xuất hiện kháng thể IgM. Xét nghiệm này có thể xác định sự có mặt cả kháng thể chống lại virus Dengue trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Tuy nhiên kết quả dương tính hay âm tính của xét nghiệm còn phụ thuộc vào mức độ sinh ra kháng thể của từng bệnh nhân.
- Xét nghiệm kháng thể IgG: Với những bệnh nhân lần đầu bị sốt xuất huyết thì kháng thể IgG sẽ có thể xuất hiện vào giai đoạn ngày thứ 10 đến ngày thứ 14. Còn với những người đã từng bị sốt xuất huyết thì kháng thể IgG đã có sẵn trong máu và sẽ tăng số lượng kháng thể lên trong vòng 1 đến 2 ngày.
4. Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở người lớn
Trên thực tế hiện nay nhiều người vẫn chưa có đầy đủ kiến thức về bệnh sốt xuất huyết cũng như cách để ngăn ngừa tối đa biến chứng sốt xuất huyết xảy ra. Theo đánh giá từ các chuyên gia, sốt xuất huyết là bệnh có khả năng gây biến chứng cao và rất dễ gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Do vậy, việc xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh là điều vô cùng cần thiết để các bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Cụ thể:
- Giai đoạn điều trị ở nhà: Phát hiện người bệnh có biểu hiện sốt từ 2 đến 7 ngày. Lúc này, biện pháp duy nhất để điều trị tại nhà đó chính là bù nước để hạn chế tình trạng mất nước khi bị sốt.
- Giai đoạn nhập viện trong thời gian ngắn (12 – 24 giờ): Người bị bệnh sốt xuất huyết sẽ cần nhập viện khi mà đường bù nước bằng đường uống không còn hiệu quả. Ở người bệnh lúc này sẽ xuất hiện triệu chứng xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc.
- Giai đoạn nhập viện thời gian dài (trên 24 giờ): Nếu bệnh nhân sốt xuất huyết có biểu hiện sau thì cần đưa bệnh nhân nhập viện ngay lập tức: chân tay lạnh, sốt li bì không cắt, mạch yếu, viêm họng, khó thở,…
Bệnh sốt xuất huyết cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, phương pháp chủ yếu để điều trị sốt xuất huyết hiện nay là điều trị theo triệu chứng. Do đó khi có bất cứ biểu hiện nào bất thường, người bệnh cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để bệnh sốt xuất huyết diễn biến xấu gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Bài viết liên quan: Sốt xuất huyết ở trẻ em: Các triệu chứng cần phát hiện sớm
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn