Sốt xuất huyết và sốt rét: Cách phân biệt, cách phòng và điều trị hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
7 Tháng Mười 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1381

Sốt xuất huyết và sốt rét là hai bệnh truyền nhiễm cấp tính, đều do muỗi đem virus từ người bệnh truyền sang người khoẻ mạnh. Cùng tìm hiểu để phân biệt hai bệnh lý này và có cách phòng, điều trị thích hợp hiệu quả nhé.

Hướng dẫn cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt rét
Hướng dẫn cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt rét

1. Bệnh sốt xuất huyết và sốt rét là gì?

Sốt xuất huyết và sốt rét đều là 2 bệnh truyền nhiễm, đều do vết cắn của muỗi truyền bệnh.

  • Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây ra và muỗi vằn là trung gian truyền bệnh từ người bệnh sang người khoẻ mạnh. Muỗi vằn thường hoạt động vào sáng và chập tối. Loại muỗi này sống ở nơi có ao hồ, vũng nước, thích đậu vào quần áo, đồ vật màu tối.
  • Sốt rét là bệnh do ký sinh trùng đơn bào Plasmodium gây ra và do muỗi Anophen lây truyền. Khác với muỗi vằn, muỗi Anophen lại thích đốt người vào buổi đêm và sống chủ yếu ở vùng rừng rậm, núi đồi nên những người hay đi rừng hoặc sống gần rừng núi rất dễ bị sốt rét.

2. Cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt rét

2.1. Nguyên nhân gây sốt xuất huyết và sốt rét

  • Sốt xuất huyết: Bệnh lây truyền qua vết cắn của muỗi vằn nhiễm virus Dengue từ người nhiễm bệnh sang người khoẻ mạnh. rồi sau đó lây sang những người không bị nhiễm bệnh.
  • Sốt rét: Bệnh cũng do muỗi cắn nhưng là vết cắn của muỗi cái Anophen.

2.2. Thời gian ủ bệnh

  • Sốt xuất huyết: Thời gian ủ bệnh của sốt xuất huyết là 4 – 10 ngày, đôi khi có thể đến 15 ngày bệnh mới có dấu hiệu ban đầu.
  • Sốt rét: Thời gian ủ bệnh của sốt rét dài hơn từ 10 – 15 ngày các triệu chứng mới xuất hiện.

2.3. Triệu chứng

  • Sốt xuất huyết: Người bệnh sốt cao, đau đầu, đau hốc mắt, đau nhức xương khớp. Sau khi hạ sốt có thể thấy xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng…
  • Sốt rét: Người bệnh sốt rét thấy đau khớp, buồn nôn và nôn, đổ mồ hôi, ớn lạnh, hấp nóng…
Phân biệt sốt xuất huyết và sốt rét từ các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh
Phân biệt sốt xuất huyết và sốt rét từ các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

3. Cách điều trị sốt rét và sốt xuất huyết

3.1. Điều trị sốt xuất huyết

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết và vacxin phòng bệnh, nên người bệnh sẽ được điều trị triệu chứng để giảm các biến chứng có thể xảy ra. Khi thấy sốt cao trên 38,5 độ C người bệnh có thể hạ sốt bằng thuốc Paracetamol liều 10 -15mg/kg cân nặng. Tuyệt đối không được dùng Ibuprofen hay aspirin để hạ sốt vì sẽ làm tình trạng sốt xuất huyết thêm nặng. Có thể dùng khăn ấm lau trán, nách, bẹn và lưng để hỗ trợ giảm sốt. Chú ý bù nước và điện giải bằng nước dừa, nước hoa quả, oresol.

3.2. Điều trị sốt rét

Sốt rét thường được điều trị bằng một số loại thuốc như:

  • Thuốc Quinine, Chloroquine được dùng để tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét có trong hồng cầu của người bệnh.
  • Thuốc Primaquin có tác dụng tiêu diệt giao bào của ký sinh trùng. Thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 3 tháng tuổi hoặc người có tiền sử thiếu G6PD.
  • Một số loại kháng sinh như Doxycycline và Clindamycin có thể được dùng kết hợp với Quinin sulfat trong trường hợp dùng Quinine không đem lại hiệu quả.

Sốt xuất huyết và sốt rét đều là bệnh truyền nhiễm lại chưa có thuốc đặc trị nên để hạn chế triệu chứng, biến chứng của bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh thì người bệnh có thể chọn dùng thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị. Sản phẩm này sẽ giúp tăng sức đề kháng, giảm tác hại của virus cũng như lượng virus trong cơ thể nhờ các thảo dược quen thuộc là Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ.

Sản phẩm này còn có tác dụng ức chế sự xâm nhập, phát triển của các virus gây bệnh, trong đó có virus dạng ARN (gây ra các bệnh như cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban), sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể. Nhờ tác dụng hiệp đồng của các dược liệu gồm hỗn hợp Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet có tác dụng ức chế mạnh virus khi kết hợp với các thành phần khác như Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Sài hồ và Đông trùng hạ thảo sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra, đặc biệt các virus có hệ gen là ARN.

Sốt rét không phải là sốt xuất huyết
Sốt rét không phải là sốt xuất huyết

4. Cách phòng bệnh sốt rét và sốt xuất huyết

  • Sốt xuất huyết và sốt rét đều do bị muỗi đốt, do đó để phòng hai bệnh lý truyền nhiễm này thì nên diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào bể, thùng đựng nước hoặc đậy nắp các dụng cụ chứa nước quanh nhà.
  • Giữ vệ sinh môi trường nơi sinh sống, có thể dùng tinh dầu hoặc hương diệt muỗi, mặc quần áo dài, kem bôi muỗi. Nên mắc màn khi đi ngủ để tránh bị muỗi đốt.
  • Sử dụng sớm sản phẩm thảo dược có chứa cao Xuyên tâm liên, cao Thanh hao hoa vàng, bột Đinh hương, cao Hoa hòe, cao Diếp cá, Gừng, Mã đề, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo sẽ giúp tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch và giúp ức chế sự xâm nhập, phát triển của các virus gây bệnh cũng góp phần phòng sốt xuất huyết và sốt rét hiệu quả.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.