Thành phần và những đặc tính của nước bọt
Các tuyến nước bọt là tuyến nằm ở mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Ngoài ra còn có rất nhiều tuyến nhỏ ở trong miệng. Lượng nước bọt bài tiết hàng ngày vào khoảng từ 800 đến 1500ml. Nước bọt gồm thanh dịch chứa men ptyalin (cũng gọi là α – amylase) và chất nhầy để bôi trơn thức ăn. Nồng độ ion K+ trong nước bọt cao gấp 7 lần trong huyết tương, nồng độ HCO3 cao gấp 3 lần. Ngược lại, nồng độ ion Na+ và Cl trong nước bọt chỉ bằng 1/7 đến 1/10 nồng độ của chúng trong huyết tương.
Các tuyến mang tai chỉ bài tiết thanh dịch, các tuyến nước bọt ở miệng chỉ bài tiết chất nhầy. Các tuyến dưới hàm và dưới lưỡi bài tiết cả thanh dịch và chất nhầy.
Độ pH của nước bọt từ 6,0 đến 7,4 là pH tối thuận cho tác dụng tiêu hóa của men ptyalin.
Vai trò của nước bọt
- Meng ptyalin có tác dụng phân giải tinh bột chính thành đường maltose, maltotriose và dextrin.
- Vệ sinh răng miệng: Trong điều kiện cơ sở, lưu lượng nước bọt khoảng 0.5ml/phút, sự bài tiết này đóng vai trò quan trọng trong vệ sinh răng miệng. Trong miệng có rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh dễ dàng hủy hoại các mô và cũng có thẻ gây sâu răng. Nước bọt chống lại quá trình hủy hoại này vì nước bọt chảy sẽ cuốn đi những vi khuẩn gây bệnh cũng như nguồn thức ăn cung cấp cho sự chuyển hóa chúng. Nước bọt cũng chứa một số chất giết vi khuẩn như ion thiocyanat, lysozym. Nước bọt còn chứa kháng thể có thể tiêu diệt vi khuẩn ở miệng, kể cả những vi khuẩn gây sâu răng. Do đó, nếu không có nước bọt, miệng dễ bị loét hoặc bị sâu răng.
Nước bọt còn giúp cho sự phát âm (nói) vì nước bọt làm cho môi, lưỡi cử động dễ dàng.
Gọi (04) 39 959 969 hoặc (04) 39 960 886 Để được Tư vấn – Giải đáp miễn phí Những vấn đề liên quan đến Bệnh táo bón |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn