Suy nghĩ nhiều khiến con người dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, stress và dẫn đến mất ngủ. Nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy phải làm sao để khắc phục suy nghĩ nhiều mất ngủ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Suy nghĩ nhiều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?
Suy nghĩ nhiều không có chủ đích là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người không thể ngủ ngon, đặc biệt là khó vào giấc ngủ. Nhiều người có xu hướng thức dậy vào nửa đêm và không thể đi ngủ lại được vì tâm trí bị lấp đầy bởi những lo lắng.
Khi đó, suy nghĩ nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ, khó ngủ có thể dẫn đến những hệ quả:
- Thiếu tỉnh táo, giảm khả năng phản xạ và mức độ tập trung.
- Buồn ngủ và mệt mỏi suốt cả ngày.
- Suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, ghi nhớ và xử lý thông tin.
- Căng thẳng trong các mối quan hệ, dễ gây xung đột với người khác.
- Thúc đẩy các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu,… dẫn đến suy nghĩ giảm các chức năng trong cuộc sống, công việc và xã hội.
2. Biện pháp khắc phục tình trạng mất ngủ vì suy nghĩ nhiều
Suy nghĩ nhiều mất ngủ có thể khắc phục, giảm mức độ nghiêm trọng bằng một số lời khuyên và biện pháp như sau:
2.1. Đánh giá căng thẳng
Đánh giá căng thẳng là bước đầu tiên cân xác định loại và mức độ căng thẳng để cải thiện tình trạng khó ngủ do suy nghĩ nhiều. Người bệnh nên dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và bạn bè để loại bỏ bớt những suy nghĩ tiêu cực. Chia sẻ cho người thân, bạn bè về những rắc rối hay áp lực trong công việc và cuộc sống sẽ giúp tìm ra được biện pháp giải quyết phù hợp nhất.
Người bệnh nên hạn chế suy nghĩ có thể tạo ra căng thẳng như công việc gặp vấn đề, tình cảm thất bại hay những mối quan hệ xã hội khác. Thay vào đó, nên thư giãn tinh thần bằng các thói quen tốt như đọc sách, nghe nhạc để cải thiện tâm trạng và giấc ngủ tốt hơn.
2.2. Thiền định
Thiền định là một phương pháp thư giãn giúp nhận thức rõ hơn về thời điểm hiện tại. Qua đó, người bệnh sẽ nhận biết được các suy nghĩ, cảm giác và cảm xúc từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể mà không phản ứng lại.
Bên cạnh đó, thiền còn giúp cải thiện sức khỏe, tinh thần, giảm bớt những căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Người suy nghĩ nhiều mất ngủ nên thực hiện thiên định mỗi ngày trước khi đi ngủ khoảng 10 – 30 phút để giảm căng thẳng và tăng chất lượng giấc ngủ.
2.3. Tập thể dục giúp cải thiện tình trạng mất ngủ vì suy nghĩ quá nhiều
Luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn giúp giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe tinh thần và mang lại nhiều lợi ích về mặt thể chất. Các bài tập thể dục có thể tác động tới tâm lý, hỗ trợ điều trị chứng lo âu và rối loạn liên quan đến căng thẳng, stress.
Người bệnh nên tập luyện các bài tập vào buổi sáng hoặc ít nhất 2 giờ trước khi ngủ. Việc luyện tập này giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể và ổn định giấc ngủ. Không tập luyện sát giờ đi ngủ vì có thể vô tình làm cơ bắp trở nên linh hoạt, đồng thời não bộ cũng sẽ hưng phấn hơn và dễ gây ra tình trạng mất ngủ.
Tuy nhiên, đối với những người trên 50 tuổi hoặc có các tình trạng y tế như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý khác nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi tiến hành luyện tập.
2.4. Luyện tập yoga
Tập yoga giúp cải thiện chức năng thể chất, giảm căng thẳng, tăng cường tập trung tinh thần và đặc biệt là hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Những người mất ngủ do suy nghĩ nhiều có thể lựa chọn các động tác yoga nhẹ nhàng, dễ thực hiện để tập giúp kiểm soát được khả năng tập trung và hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn.
Mỗi ngày nên tập khoảng 20 phút giúp thư giãn và có một giấc ngủ ngon. Ngoài ra, trong quá trình luyện tập nên có sự trao đổi với huấn luyện viên hoặc bác sĩ chuyên môn về các động tác yoga chữa mất ngủ.
2.5. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để cải thiện chứng mất ngủ vì suy nghĩ quá nhiều
Suy nghĩ nhiều mất ngủ cần chú trọng đến chế độ ăn. Nên hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều đường tinh chế vì chúng có thể làm gia tăng tình trạng căng thẳng. Ngoài ra, không nên sử dụng các thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các đồ uống có ga, có cồn,… vì các thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng thấp, hàm lượng calo cao. Điều này có thể kích thích não bộ và làm gia tăng tình trạng trằn trọc, khó ngủ, mất ngủ.
2.6. Massage hỗ trợ giấc ngủ
Massage có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, đồng thời giúp người bệnh thư giãn đầu óc, giảm cảm giác lo lắng, đau đớn và trầm cảm. Việc massage có thể thực hiện tại cơ sở massage chuyên nghiệp hoặc tự thực hiện tại nhà. Tuy massage được đánh giá là phương pháp an toàn nhưng cũng phải trao đổi với bác sĩ về vấn đề sức khỏe và các lo lắng khác. Nếu da nhạy cảm với các loại kem bôi massage, người bệnh nên cân nhắc thử nghiệm dị ứng trước khi sử dụng.
2.7. Các biện pháp khác
Ngoài những giải pháp khắc phục suy nghĩ nhiều mất ngủ ở trên, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp hữu ích khác trong cuộc sống:
- Hạn chế sử dụng nicotin, caffeine và rượu vì các chất này có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
- Bữa tối ăn nhẹ nhàng và chỉ nên ăn ít nhất trước 2 giờ trước khi đi ngủ.
- Thư giãn có thể để có một giấc ngủ ngon bằng các tắm nước ấm hoặc ngâm chân.
- Không sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, … trước khi đi ngủ 2 tiếng.
- Phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh, không quá sáng.
Sử dụng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên hỗ trợ giảm các triệu chứng mất ngủ, giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc, chứa các thành phần gồm: Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Bình vôi, Mẫu lệ, Sơn dược, Phụ linh.
Căng thẳng, stress, suy nghĩ nhiều có thể dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất và tinh thần. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn giải pháp khắc phục tình trạng suy nghĩ nhiều mất ngủ.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn