Corticoid là một nhóm thuốc đa dụng được sử dụng để chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch. Khi được sử dụng đúng cách, corticoid có thể mang lại hiệu quả cao trong điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, việc sử dụng corticoid không đúng chỉ định và kéo dài thời gian sử dụng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ tiềm tàng ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh loãng xương. Trong bài viết sau chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao corticoid gây loãng xương?
1. Tại sao thuốc corticoid có thể gây loãng xương?
Corticoid, còn được gọi là glucocorticoid, là một nhóm thuốc chống viêm được sử dụng trong nhiều chỉ định khác nhau. Các hoạt chất phổ biến trong nhóm này bao gồm prednisolone, methylprednisolone, triamcinolone, beclomethasone, betamethasone, dexamethasone…
Tuy nhiên, việc sử dụng corticoid có thể tăng nguy cơ mất xương và gãy xương. Tác dụng có hại của corticoid đối với xương là do tác động trực tiếp của chất này lên các tế bào tạo xương. Corticoid làm tăng quá trình phá hủy xương và giảm quá trình tạo xương.
Trong thời gian đầu sử dụng thuốc, nguy cơ mất xương sẽ rất cao, sau đó mức độ mất xương sẽ chậm lại, nhưng tiến trình mất xương vẫn tiếp diễn. Khi corticoid được sử dụng mạn tính và kéo dài, quá trình phá hủy xương chậm lại và sự ức chế tạo xương trở thành nguyên nhân chính gây loãng xương.
Do đó, khi sử dụng corticoid, người bệnh cần được theo dõi cẩn thận và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng corticoid hoặc chuyển sang những loại thuốc khác nhằm giảm nguy cơ mất xương và gãy xương.
Xem thêm: Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị
2. Các yếu tố nguy cơ khi sử dụng corticoid
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến gãy xương ở người bệnh sử dụng corticoid bao gồm:
- Yếu tố tuổi tác (thường gặp nhiều ở người cao tuổi).
- Người sử dụng corticoid liều cao.
- Thời gian sử dụng corticoid kéo dài.
Tuy nhiên, theo một số tài liệu, tình trạng gãy xương đã được báo cáo ở mức từ 30 – 50% trong số người bệnh sử dụng corticoid, và có thể xảy ra ngay cả với người dùng liều corticoid khá thấp (khoảng từ 2,5 – 7,5mg prednisolone mỗi ngày) và trong thời gian sử dụng thuốc ngắn hạn (< 30 ngày).
Bên cạnh đó, những bệnh nhân sử dụng corticoid theo đường toàn thân (uống hoặc tiêm) có nguy cơ mất xương và gãy xương cao hơn so với bình thường. Cũng cần lưu ý hiện tại chưa có đủ dữ liệu để khẳng định sử dụng corticoid đường hít làm tăng nguy cơ loãng xương hoặc gãy xương. Do đó, bác sĩ thường ưu tiên xem xét việc sử dụng corticoid tại chỗ nếu có thể.
Tuy nhiên, nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân sử dụng corticoid giảm nhanh chóng trong vòng một năm sau khi ngừng sử dụng thuốc. Điều này cho thấy rằng tác động gây hại đến xương từ corticoid có thể được kiểm soát và giảm bớt sau khi ngừng sử dụng thuốc.
Do đó, trong quá trình điều trị bằng corticoid, điều quan trọng nhất là người bệnh nên thường xuyên theo dõi và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ cũng như lợi ích của việc sử dụng corticoid, từ đó đưa ra quyết định hợp lý nhằm đảm bảo sự điều chỉnh tốt nhất cho mỗi trường hợp cụ thể.
3. Loãng xương do corticoid điều trị như thế nào?
Để phòng ngừa và điều trị loãng xương do sử dụng corticoid, có một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng:
- Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là những thực phẩm giàu protein, canxi và vitamin D.
- Thường xuyên tập thể dục, đặc biệt là các bài tập chịu lực (weight-bearing), sẽ giúp giảm nguy cơ mất xương và teo cơ do corticoid.
- Tránh hút thuốc lá.
- Hạn chế uống rượu.
- Đi đứng và vận động cẩn thận để tránh bị ngã hoặc gãy xương.
- Chỉ nên sử dụng corticoid khi được kê đơn từ bác sĩ, không nên tự ý mua hoặc thay đổi liều thuốc mà chưa được bác sĩ chỉ định.
Thông thường, bác sĩ sẽ chọn liều corticoid thấp nhất và sử dụng trong thời gian ngắn nhất có thể. Đối với bệnh nhân sử dụng corticoid từ 3 tháng trở lên, các bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ gãy xương dựa theo các chỉ số kiểm tra và một số yếu tố liên quan như tuổi tác, tiểu sử gãy xương, chỉ số BMI, tiền sử gia đình, thói quen sinh hoạt,…
Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị loãng xương do corticoid gây ra, hạn chế tình trạng gãy xương, mất xương, bạn nên sử dụng những sản phẩm có tác dụng hỗ trợ xương chắc khỏe với các thành phần chính là Canxi nano, Menaquinone-7 (MK7) và Vitamin D3, kết hợp cùng các khoáng chất thiết yếu như Kẽm Nano, Magie, Đồng, Boron Silic, Mangan, DHA, Quercetin. Trong đó:
- Canxi nano với kích thước siêu nhỏ giúp bổ sung lượng canxi tối đa cho cơ thể một cách dễ dàng.
- Vitamin D và MK7 giúp vận chuyển và kích hoạt canxi hoạt động hiệu quả nhất.
Nhờ đó, người dùng sẽ cải thiện được các tình trạng đau nhức xương, mật độ xương thấp, loãng xương. Loại sản phẩm này thường được khuyên dùng cho người từ 18 – 30 tuổi, đặc biệt là người cao tuổi, phụ nữ mãn kinh.
4. Phòng ngừa nguy cơ gây loãng xương do corticoid
Để phòng ngừa các vấn đề về cơ xương khớp liên quan tới corticoid, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Ăn uống đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm đặc biệt là các thực phẩm giàu protein và canxi, vitamin D.
- Tập thể dục thường xuyên để phòng cả mất xương và teo cơ do corticoid.
- Bỏ thuốc lá, tránh uống nhiều rượu và thực hiện các biện pháp để phòng ngã đối với người cao tuổi.
- Chỉ nên sử dụng các thuốc corticoid khi được bác sĩ kê đơn, không nên tự ý tăng hoặc giảm liều lượng khi chưa trao đổi với bác sĩ điều trị.
- Bất kỳ bệnh nhân nào sử dụng corticoid từ 3 tháng trở lên sẽ được các bác sĩ đánh giá nguy cơ gãy xương. Cùng với việc sử dụng corticoid, các yếu tố khác cũng được dùng để tiên lượng nguy cơ gãy xương như tuổi, tiền sử gãy xương, chỉ số khối cơ thể (BMI), tiền sử gia đình (có bố mẹ gãy xương hông), tần suất ngã, hút thuốc, uống nhiều rượu…
- Bổ sung 1000-1200mg canxi và 600-800 đơn vị vitamin D mỗi ngày thông qua chế độ ăn hoặc các chế phẩm bổ sung nếu bạn dùng corticoid ở bất kỳ mức liều nào với liệu trình từ 3 tháng trở lên.
- Có thể sử dụng các nhóm thuốc chống hủy xương bisphosphonate, các hormon cận giáp và các kháng thể đơn dòng cho từng đối tượng bệnh nhân phù hợp.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc đã hiểu rõ tại sao corticoid gây loãng xương, cũng như biết cách điều trị hiệu quả. Chúc bạn luôn có một hệ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai và một sức khỏe thật tốt!
Bài viết liên quan: Bệnh loãng xương có chữa được không? Điều trị như thế nào?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn