Tăng cường miễn dịch cho trẻ là cần thiết giúp trẻ có sức đề kháng chống các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Dưới đây là biện pháp giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ tại nhà mà cha mẹ có thể tham khảo.
1. Miễn dịch của trẻ có từ đâu?
Hệ miễn dịch là một hệ thống bao gồm các tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và các kháng nguyên lạ gây bệnh từ bên ngoài. Hệ miễn dịch của trẻ em trong những năm tháng đầu đời vẫn còn yếu và chưa được hoàn thiện nên trẻ dễ ốm vặt. Hệ miễn dịch của trẻ có từ:
- Các kháng thể có sẵn và được truyền từ mẹ sang cho con bằng nhau thai.
- Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cung cấp cho con rất nhiều kháng thể tuyệt vời.
Hệ miễn dịch của trẻ sẽ tự hoạt động khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và ngăn chặn, tiêu diệt mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Sau đó, sẽ được ghi nhớ lại giúp cơ thể phản ứng nhanh hơn.
2. Một số biện pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
2.1. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Chế độ ăn đa dạng và đầy đủ thành phần dinh dưỡng là rất cần thiết cho sự tạo thành và hoạt động của các tế bào miễn dịch. Sự hoạt động của hệ miễn dịch cần hỗ trợ và phối hợp của nhiều chất dinh dưỡng khác nhau trong cơ thể như vitamin C, vitamin D, vitamin A, kẽm, selen, sắt và protein. Các chất này hoạt động như chất chống oxy hóa nhằm bảo vệ tế bào khỏe mạnh, hỗ trợ sự phát triển và hoạt động của tế bào miễn dịch và quá trình sản xuất kháng thể. Cha mẹ có thể tìm thấy các chất này từ rau có màu xanh đậm, từ củ quả như cà rốt, cam, đậu xanh, dâu tây, từ thịt đỏ, thịt gia cầm. Thực đơn của trẻ cần 4 nhóm chất cơ bản là chất béo, chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Trẻ nhỏ hay mắc bệnh đường tiêu hóa do hệ này chưa hoàn thiện, vì thế cha mẹ cũng nên bổ sung chất xơ và lợi khuẩn tốt cho đường ruột từ thực phẩm. Thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, rau lên men, món tempeh, kim chi và miso; prebiotic chứa chất xơ và oligosaccharide như tỏi, hành tây, tỏi tây, măng tây, chuối, rong biển hỗ trợ nuôi dưỡng và duy trì các đặc tính khỏe mạnh của vi sinh vật đường ruột. Chế độ ăn cho trẻ cần lưu ý nguyên tắc ăn nhiều loại trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nhằm bổ sung prebiotic trong chế độ ăn cho trẻ.
2.2. Cho trẻ bú sữa mẹ
Bú mẹ là phương pháp hiệu quả, an toàn, tiết kiệm giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ nhất mà mẹ có thể áp dụng. Sữa non của mẹ là loại sữa màu vàng loãng tiết ra trong những ngày đầu sau sinh chứa rất nhiều kháng thể có giá trị. Sữa mẹ là nguồn cung cấp kháng thể, tế bào bạch cầu sẽ giúp bảo vệ trẻ tránh một số bệnh nhiễm trùng như viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, tiêu chảy, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm màng não, dị ứng và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Đồng thời sữa mẹ cũng giúp phát triển trí não của trẻ một cách toàn diện, chống bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, bệnh Crohn, viêm đại tràng hay một số dạng ung thư khi trẻ lớn lên. Chuyên gia khuyến khích các mẹ cho trẻ bú càng sớm sau sinh càng tốt và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, kéo dài đến khi trẻ 24 tháng tuổi.
2.3. Tạo dựng thói quen sinh hoạt có lợi cho sức khỏe
Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ có vai trò quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Nếu thiếu ngủ gây suy yếu miễn dịch của trẻ, sụt giảm tế bào diệt tự nhiên, tạo cơ hội cho vi sinh vật gây bệnh tấn công cơ thể một cách dễ dàng. Thời gian ngủ hàng ngày của trẻ sẽ thay đổi theo tháng tuổi, theo giai đoạn phát triển của trẻ như trẻ sơ sinh cần 18 – 20 giờ/ngày, trẻ mới biết đi cần 12 – 13 giờ/ngày và trẻ học mẫu giáo cần 10 giờ/ngày.
Khuyến khích trẻ tập thể dục: Cha mẹ nên khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục. Do vận động sẽ giúp tăng cường các tế bào miễn dịch của trẻ em. Trẻ có thể tham gia các bài tập thể dục lành mạnh phù hợp như đi bộ, đạp xe, đá bóng..
Khuyến khích trẻ giữ gìn vệ sinh: Thói quen giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ giúp bảo vệ cơ thể trẻ tránh khỏi hay giảm nguy cơ tiếp xúc, xâm nhập của tác nhân gây bệnh, từ đó bảo vệ các tế bào miễn dịch. Trẻ nên được tập thói quen rửa tay, sát khuẩn sau khi đi vệ sinh hay sau khi tham gia các hoạt động tập thể. Tắm rửa thay quần áo hàng ngày và đánh răng sau khi thức giấc, trước khi đi ngủ.
2.4. Tạo môi trường sống trong gia đình sạch sẽ, lành mạnh
Tránh để trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá: Khói thuốc có thể khiến hệ miễn dịch của trẻ bị tổn thương nếu trẻ tiếp xúc thường xuyên. Do khi đó trẻ có tần số thở nhanh hơn và cơ chế giải độc tự nhiên chưa hoàn thiện. Hít phải khói thuốc hay hút thuốc thụ động sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản và nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về trí não, thần kinh của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá để đảm bảo cho sức khỏe hệ miễn dịch.
Phòng bệnh từ người thân: Các thành viên trong gia đình có sức khỏe tốt cũng là cách phòng ngừa lây truyền các căn bệnh truyền nhiễm cho trẻ nhỏ. Do đó ông bà, cha mẹ, người chăm sóc trẻ… cần chăm sóc sức khỏe đúng cách để có hệ miễn dịch tốt chống lại bệnh tật hoặc khi mắc bệnh truyền nhiễm thì cần áp dụng những biện pháp phòng tránh phù hợp để hạn chế lây cho trẻ.
2.5. Tiêm chủng đầy đủ
Cha mẹ cần đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ vacxin theo lịch khuyến cáo của Bộ y tế sẽ không chỉ bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật, mà còn giúp bảo vệ những người dễ bị tổn thương trong cộng đồng, những người không được tiêm chủng do tiêm chủng vacxin kích thích cơ thể sản xuất kháng thể giúp chống đỡ vi sinh vật gây bệnh một cách chủ động.
2.6. Sử dụng sản phẩm bổ sung chất tăng cường miễn dịch
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp trẻ tăng từ 70 – 80% sức đề kháng và hấp thu tối đa chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí não. Vì vậy cha mẹ có thể cho trẻ dùng thêm sản phẩm men vi sinh cung cấp lợi khuẩn cần cho hệ tiêu hóa, giúp trẻ ngon miệng, hấp thu dưỡng chất tối đa. Mẹ nên chọn dùng men vi sinh có chứa các lợi khuẩn probiotics và prebiotics, được sản xuất bằng công nghệ Lab2pro. Công nghệ này sẽ giúp lợi khuẩn có thể sống tốt trong suốt quá trình tiêu hóa và phát huy tác dụng, thích hợp dùng cho mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành an toàn và hiệu quả. Nhờ men vi sinh này hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sẽ khỏe mạnh, hoạt động tốt giúp trẻ hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm hàng ngày từ đó giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Việc tăng cường miễn dịch cho trẻ là cần thiết từ đó sẽ giúp trẻ có sức đề kháng ngăn chặn sự xâm nhập và gây bệnh của virus, vi khuẩn… từ đó khỏe mạnh để phát triển toàn diện.
Nguồn tham khảo
- [1] Boosting your child’s immune system. https://www.health.harvard.edu/blog/boosting-your-childs-immune-system-202110122614
- [2] How To Build Up Your Kid’s Immune System. https://health.clevelandclinic.org/how-to-boost-your-kids-immunity
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn