Tăng đông máu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
5 Tháng mười hai 2024

Lần cập nhật cuối:
5 Tháng mười hai 2024

Số lần xem:
33

Bệnh tăng đông máu có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, hoặc thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh này hiệu quả trong bài viết dưới đây.

1. Tăng đông máu là gì?

Hội chứng tăng đông máu là như thế nào?
Hội chứng tăng đông máu là như thế nào?

Tăng đông máu là hội chứng rối loạn đông máu là tình trạng mất cân bằng giữa hoạt động của chất gây đông và chất chống đông, dẫn đến máu dễ đông lại và hình thành nhiều cục máu đông trong lòng mạch.

2. Nguyên nhân gây tăng đông máu

Bệnh tăng đông máu do 2 nguyên nhân chính gây ra, đó là:

2.1. Tăng đông máu di truyền

Tăng đông máu di truyền là tình trạng khiếm khuyết di truyền
Tăng đông máu di truyền là tình trạng khiếm khuyết di truyền

Tăng đông máu di truyền là tình trạng khiếm khuyết di truyền, tức là khi sinh ra người bệnh đã có xu hướng dễ dàng hình thành cục máu đông. Những khiếm khuyết này thường xảy ra ở các protein cần cho quá trình đông máu và đôi khi có thể xảy ra với các chất làm chậm hoặc làm tan cục máu đông.

Tăng đông máu di truyền phổ biến nhất thường phát sinh do hoạt động quá mức của các yếu tố đông máu, bao gồm yếu tố V Leiden (đột biến gen FV ở vị trí 1691) và prothrombin G20210A (đột biến ở prothrombin ở vị trí 20210 của gen).

Các dạng hiếm gặp của hội chứng tăng đông máu di truyền thường do thiếu các chất chống đông máu tự nhiên và các dạng này có khuynh hướng gây nên tình trạng huyết khối nặng hơn. Sự thiếu các chất chống đông máu tự nhiên bao gồm thiếu antithrombin III (AT III, serpin), thiếu protein C và thiếu protein S.

Sự khác biệt về nhóm máu có thể cũng liên quan đáng kể đến nguy cơ gây ra hội chứng tăng đông máu. Những người có nhóm máu khác nhóm máu O có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 4 lần so với nhóm máu O.

2.2. Tăng đông máu do mắc bệnh lý

Tăng đông máu do mắc phải một số bệnh lý làm tăng nguy cơ
Tăng đông máu do mắc phải một số bệnh lý làm tăng nguy cơ

Tăng đông máu có thể do kết quả của phẫu thuật, chấn thương, dùng thuốc hoặc tình trạng bệnh lý làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Một số bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc tăng đông máu như:

  • Hội chứng kháng phospholipid: Đây là tình trạng các kháng thể của cơ thể chống lại các thành phần của màng tế bào. Trong một số trường hợp, hội chứng kháng phospholipid có thể gây huyết khối động mạch, tĩnh mạch và liên quan chặt chẽ đến sảy thai.
  • Giảm tiểu cầu do heparin (HIT): Bệnh lý được hình thành do phản ứng của hệ thống miễn dịch chống lại thuốc chống đông máu heparin.
  • Huyết sắc tố niệu kịch phát về đêm (PNH): Đây là một tình trạng hiếm gặp được hình thành do những thay đổi trong gen PIGA – gen có vai trò bảo vệ tế bào máu khỏi hệ thống bổ thể.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm: Là một dạng bệnh huyết khối nhẹ do suy giảm tuần hoàn máu.
  • Rối loạn tăng sinh tủy, trong đó tủy xương tạo ra quá nhiều tế bào máu, dẫn đến hình thành huyết khối.
  • Ung thư: Đây là yếu tố nguy cơ đối với tăng đông máu.
  • Thói quen hút thuốc, thừa cân và béo phì, mang thai, sử dụng thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone, ung thư, nghỉ ngơi trên giường kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng đông máu mắc phải.
  • Phụ nữ mang thai có thể xuất hiện tình trạng tăng đông máu sinh lý trong thai kỳ để bảo vệ khỏi xuất huyết sau sinh.
  • Béo phì cũng được coi là một yếu tố nguy cơ của tăng đông máu, đặc biệt là khi người bệnh có sử dụng thuốc tránh thai.

3. Biểu hiện của tăng đông máu

Các triệu chứng có thể gặp khi bị hội chứng tăng đông máu
Các triệu chứng có thể gặp khi bị hội chứng tăng đông máu

Tùy thuộc vào vị trí cục máu đông trên cơ thể mà các triệu chứng người bệnh gặp phải khác nhau. Các triệu chứng có thể gặp khi bị hội chứng tăng đông máu là:

  • Xuất huyết dưới da và niêm mạc: Thấy xuất huyết dạng ban, dạng chấm hay mảng bầm tím
  • Chảy máu nặng: Chảy máu não, xuất huyết tiêu hóa
  • Thiếu máu tan máu
  • Sốt
  • Rối loạn ý thức.

4. Chẩn đoán hội chứng tăng đông máu

Chẩn đoán tăng đông máu bao gồm các xét nghiệm sau:

  • PT – INR: Xét nghiệm thời gian prothrombin (PT) là xét nghiệm đánh giá mức độ hình thành các cục máu đông, biểu thị thời gian đông máu từ đó tìm ra tốc độ đông máu của của bệnh nhân xét nghiệm.
  • Thời gian Thromboplastin từng phần được hoạt hóa (APTT): Là xét nghiệm sàng lọc giúp đánh giá khả năng đông máu bình thường của một người.
  • Xét nghiệm Fibrinogen: Được sử dụng nhằm định lượng nồng độ Fibrinogen – một loại protein giúp đông máu.
  • Công thức máu toàn bộ (CBC).
Chẩn đoán tăng đông máu gồm nhiều xét nghiệm
Chẩn đoán tăng đông máu gồm nhiều xét nghiệm

Một số xét nghiệm có thể được chỉ định nhằm phát hiện các trường hợp có thể liên quan đến tình trạng tăng đông máu như:

  • Xét nghiệm di truyền, bao gồm yếu tố V Leiden, kháng protein C hoạt hóa và đột biến gen prothrombin (G20210A)
  • Hoạt động của antithrombin
  • Hoạt động của protein C
  • Hoạt động của protein S
  • Xét nghiệm Homocysteine

Các xét nghiệm khác giúp chẩn đoán tăng đông máu mắc phải bao gồm các xét nghiệm về:

  • Kháng thể kháng cardiolipin hoặc beta-2 glycoprotein, kháng đông lupus (LA) – một phần của hội chứng kháng phospholipid.
  • Kháng thể heparin (tiến hành ở những người có số lượng tiểu cầu thấp khi tiếp xúc với heparin).

5. Điều trị tăng đông máu

Uống omega-3 giúp tim mạch khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh
Uống omega-3 giúp tim mạch khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh

Tới nay chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào cho bệnh tăng đông máu. Ở những người bị huyết khối không rõ nguyên nhân hoặc bị tái phát nhiều lần, những người mang đột biến thrombophilia thì có nguy cơ cao cần phải sử dụng thuốc chống đông máu. Các thuốc chống đông được sử dụng warfarin, aspirin, heparin trong thời gian lâu dài sẽ giúp làm giảm khả năng đông máu, ngăn ngừa hình thành thêm cục máu đông và giảm nguy cơ gặp phải các đợt huyết khối tắc mạch.

Chị em đang mang thai hoặc có dự định mang thai nếu mắc tăng đông máu thì không thể sử dụng warfarin trong thai kỳ, đặc biệt là trong 13 tuần đầu tiên vì nó có thể tạo ra những bất thường đối với thai nhi. Bác sĩ có thể chỉ định heparin trọng lượng phân tử thấp (như enoxaparin) sử dụng thay thế.

Có thể chọn phòng và hỗ trợ điều trị bằng cách bổ sung viên uống Omega 3 có hàm lượng EPA và DHA cao, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega 3 sẽ giúp giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu thì Omega 3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

Cùng với Omega 3 thì có thể dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu nhờ có chứa các thành phần là các vitamin nhóm B(B1,B2, B6), Chondroitin, Cao Blueberry, Ginkgo Biloba. Viên uống được chuyên gia khuyên dùng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…

Bệnh tăng đông máu dù do nguyên nhân nào, yếu tố di truyền hoặc mắc phải đều cần khám, làm các xét nghiệm nhằm xác định chính xác khả năng mắc bệnh lý trên và có liệu trình điều trị thích hợp nhằm ngăn ngừa các ảnh hưởng của cục máu đông đối với sức khỏe.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận