Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là một phần quan trọng của việc duy trì sức khỏe tổng thể. Bằng cách áp dụng các biện pháp đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể giúp cơ thể mình chống lại các tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả. Theo dõi ngay 10+ cách tăng sức đề kháng được gợi ý trong bài viết dưới đây để bảo vệ sức khỏe nhé.
1. Vì sao tăng đề kháng là việc quan trọng với sức khỏe?
Sức đề kháng hay hệ miễn dịch của cơ thể được hiểu là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Do đó, việc tăng cường sức đề kháng có ý nghĩa quan trọng đối với từng đối tượng như sau:
- Trẻ nhỏ: Đặc biệt với những trẻ dưới 1 tuổi, trẻ có bệnh nền bẩm sinh, trẻ bị sinh non có hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh và có nguy cơ biến chứng cao.
- Người cao tuổi: Đây là giai đoạn cơ thể có hệ miễn dịch đang suy yếu, nên đặc biệt nhạy cảm với những tác nhân gây bệnh.
- Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể mẹ cũng sẽ yếu hơn so với bình thường. Do đó, nếu không may mắc các bệnh truyền nhiễm, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
2. Cách tăng cường sức đề kháng áp dụng được cho mọi lứa tuổi
Dưới đây là một số cách hiệu quả để tăng cường sức đề kháng mà bạn có thể áp dụng để nâng cao sức khỏe của mình.
2.1. Tiêm phòng các bệnh đã có vắc xin
Phương pháp tăng cường sức đề kháng đầu tiên và chủ động nhất đó chính là tiêm phòng các bệnh đã có vắc xin. Du trong bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời, tiêm vắc xin cũng là một phương pháp cần thiết để củng cố hệ miễn dịch của cơ thể và cả cộng đồng, tránh những bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh.
Cơ chế phòng bệnh của vắc xin chính là “mô phỏng” lại quá trình gây bệnh tự nhiên của các tác nhân gây bệnh để cơ thể “làm quen” và chống lại những tác nhân gây bệnh đó. Hiện nay đã có hơn 50 bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin. Do đó, trong bối cảnh bệnh truyền nhiễm đang lây lan nhanh chóng, mỗi chúng ta đều cần tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
2.2. Ăn uống khoa học để bổ trợ sức đề kháng
Phương pháp tiếp theo có thể làm tăng cường sức đề kháng của bạn đó chính là có một lối ăn uống khoa học. Dinh dưỡng hợp lý cần được cân đối các nguồn dinh dưỡng từ động vật và thực vật, cùng với đó là bổ sung thêm các loại khoáng chất cần thiết.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể và hỗ trợ chống lại các tác nhân gây bệnh. Giữ một thói quen ăn uống lành mạnh nghĩa là hàng ngày bạn cũng cần uống đầy đủ nước để tăng cường trao đổi chất.
Bên cạnh đó bạn cùng cần thay đổi dần những thói quen không lành mạnh như: ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, uống nhiều nước có ga, thức uống nhiều đường, tránh xa rượu bia và các chất kích thích.
2.3. Siêng vận động thể chất cũng là cách tăng đề kháng
Vận động hàng ngày cũng là một cách giúp bạn cải thiện sức đề kháng vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các bài tập ở mức độ vừa phải để miễn dịch hoạt động tốt nhất, tránh tập những bài cường độ cao bởi có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch.
Không chỉ cải thiện hệ thống miễn dịch, vận động hàng ngày còn giúp hiệu quả vắc xin đạt kết quả tốt nhất khi tiêm vào cơ thể. Một lợi ích nữa đến từ việc tập thể dục đó chính là giảm tình trạng viêm, cứng cơ.
2.4. Cải thiện sức khỏe tinh thần
Cuộc sống hàng ngày với công việc và học tập khiến bạn không thể tránh khỏi những lúc xuống tinh thần, đây chính là lúc bạn cần lựa chọn những phương pháp cải thiện sức khỏe tinh thần như: ngồi thiền, nghe nhạc nhẹ,… Bởi sức khỏe tinh thần chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể. Khi một người lo lắng, căng thẳng thì cơ thể sẽ sản xuất ra các hormone chặn đứng chức năng của hệ miễn dịch.
2.5. Ngủ sâu và đủ giấc giúp cơ thể tăng cường đề kháng
Thiếu ngủ chính là một trong những lý do khiến cơ thể dễ mắc bệnh và làm ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của trẻ. Bởi khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ giảm khả năng sản xuất cytokine của hệ miễn dịch để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu tình trạng thiếu ngủ diễn ra trong thời gian dài còn khiến cơ thể giảm đề kháng trước các yếu tố bất lợi từ môi trường. Do đó, bạn cần đảm bảo có đủ 7-8 tiếng ngủ mỗi ngày và môi trường ngủ thật thoải mái.
2.6. Kiểm soát chỉ số BMI
BMI là chỉ số cơ thể được tính theo cân nặng và chiều cao để xác định một người có đang rơi vào tình trạng béo phì hay suy dinh dưỡng hay không. Chỉ số BMI của bạn được xác định là hợp lý khi ổn định từ 18.25 đến 24.9. Tuy nhiên chỉ số này chỉ áp dụng cho người trưởng thành, không áp dụng đo lượng cho trẻ nhỏ dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai, người cao tuổi.
2.7. Xây dựng môi trường sống lý tưởng
Việc gìn giữ môi trường sống lý tưởng không chỉ làm cho cuộc sống của bạn trở nên thoải mái và yên bình mà còn có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và hệ miễn dịch của bạn. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện để duy trì môi trường sống lý tưởng:
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể. Đảm bảo rửa tay thường xuyên và sạch sẽ, đặc biệt sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
- Giữ cho nhà cửa và nơi làm việc của bạn luôn sạch sẽ và thoải mái. Lau chùi và loại bỏ bụi bẩn để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm.
- Sử dụng máy lọc không khí hoặc máy điều hòa để kiểm soát độ ẩm trong không khí.
- Tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm như khói thuốc, hóa chất độc hại và khói xe.
- Trồng cây và cây cối xung quanh nhà để để tạo ra không khí trong lành.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa chất độc hại như thuốc trừ sâu, hóa chất,… trong đồ dùng cá nhân. Thay thế chúng bằng các sản phẩm tự nhiên và an toàn cho sức khỏe.
2.8. Duy trì các thói quen tốt
Dưới đây là một số thói quen sinh hoạt tích cực bạn có thể áp dụng để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, duy trì sức khỏe tổng thể:
- Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời, tăng cường vận động thể chất một cách điều độ.
- Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
- Quản lý stress, căng thẳng tâm lý.
- Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại.
- Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Thường xuyên theo dõi các thông tin sức khỏe từ báo đài, các kênh thông tin chính thống.
2.9. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể giúp dự báo và phòng tránh các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trong tương lai, từ đó giúp bạn duy trì một cuộc sống khỏe mạnh và chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe của mình. Bạn hãy duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ 3 hoặc 6 tháng/lần.
2.10. Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá không chỉ làm suy yếu hệ miễn dịch mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp và tim mạch. Hãy bỏ hút thuốc lá hoàn toàn để tăng cường sức đề kháng và cải thiện sức khỏe tổng thể.
2.11. Tránh rượu bia
Thường xuyên uống rượu bia có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, gây hại cho gan và các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, hãy hạn chế việc tiêu thụ rượu bia và uống một cách có trách nhiệm trong những trường hợp cần thiết.
2.12. Hãy tránh ngay các thói quen khiến sức đề kháng suy yếu
Một số thói quen xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng đề kháng của cơ thể cũng như sức khỏe mà bạn cần tránh xa như: thường xuyên thức khuya, tiêu thụ thức ăn không lành mạnh, nhịn ăn hoặc ăn kiêng, lười vận động, hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích, tập thể dục quá sức, lạm dụng thuốc kháng sinh,…
3. Vì sao tăng sức đề kháng phải kiên trì?
Tăng cường sức đề kháng là một hành trình dài mà bạn cần làm hàng ngày và có tính kiên trì và nhẫn nại. Để cải thiện sức đề kháng, bạn cần kiên trì lặp đi lặp lại các phương pháp trên hàng ngày: có thói quen ăn uống khoa học, nghỉ ngơi đủ, vận động thường xuyên, tránh xa thuốc lá rượu bia… Và đừng quên tiêm phòng đúng lịch, đủ mũi để có được nguồn kháng thể cần thiết trong tương lai.
Bên cạnh các phương pháp kể trên, bạn cũng nên sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm bổ sung để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Để hạn chế tối đa tác dụng phụ, bạn nên lựa chọn các sản phẩm có chứa thành phần từ thiên nhiên: Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ… Đây đều là những thành phần giúp tăng cường hệ miễn dịch và bồi bổ cơ thể rất tốt.
Trên đây là một số phương pháp để bạn tăng cường và củng cố hệ thống miễn dịch của bạn thân. Hãy duy trì tốt những phương pháp trên để có một sức khỏe tốt chống lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
Nguồn tham khảo
- [1] How to boost your immune system. https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/how-to-boost-your-immune-system
- [2] 6 Ways to Boost Your Immune System. https://www.houstonmethodist.org/blog/articles/2020/mar/5-ways-to-boost-your-immune-system/
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn