7 cách tăng sức đề kháng cho bà bầu cực đơn giản

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
19 Tháng sáu 2024

Lần cập nhật cuối:
19 Tháng sáu 2024

Số lần xem:
1513

Sức đề kháng là tấm khiên kiên cố giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ. Nếu lá chắn này bị phá vỡ, mẹ rất dễ bị virus tấn công và gây bệnh. Bởi vậy, việc tăng cường sức đề kháng cho bà bầu là vô cùng quan trọng và cần thiết để bé yêu có thể phát triển khỏe mạnh và bình an chào đời.

1. Vì sao hệ miễn dịch suy yếu hơn khi mang thai?

Lý do cần tăng sức đề kháng cho bà bầu
Lý do cần tăng sức đề kháng cho bà bầu

Khi mang thai, để phôi thai phát triển bình thường, một số tế bào miễn dịch sẽ xâm nhập vào lớp niêm mạc tử cung. Điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm giống như quá trình làm lành vết thương. Nếu không thể xảy ra chứng viêm thì sự cấy ghép sẽ không thể tiến hành.

Môi trường chống viêm sẽ kéo dài trong khoảng 12 tuần đầu của thai kỳ. 15 tuần tiếp theo sẽ lúc phôi thai phát triển nhanh chóng. Đây cũng là lúc các tế bào phân tử chống viêm sẽ chiếm ưu thế hơn.

Theo cơ chế bình thường, hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ chống lại các tế bào lạ. Tế bào Tregs là một dạng bạch cầu đặc biệt có tác dụng thúc đẩy môi trường chống viêm và bảo vệ tế bào phôi thai.

Những tuần cuối của thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ sẽ chuyển sang trạng thái chống viêm. Bởi nếu không xảy ra hiện tượng này, mẹ bầu sẽ không thể sinh nở bình thường.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, đường ruột của mẹ cũng có tác động nhất định lên hệ miễn dịch. Lợi khuẩn đường ruột không những đóng vai trò phát triển của bào thai mà còn chuyển hoá nhau thai.

2. Các vấn đề mẹ bầu gặp phải khi hệ miễn dịch suy yếu

Các vấn đề có thể gặp khi hệ miễn dịch của bà bầu suy yếu
Các vấn đề có thể gặp khi hệ miễn dịch của bà bầu suy yếu

Vây khi hệ miễn dịch bị suy yếu, mẹ bầu có thể gặp phải những vấn đề gì? Dưới đây chính là một số vấn đề mẹ bầu gặp phải:

  • Nhiễm trùng: Mẹ bầu có nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus như cúm A, virus bại liệt, mụn rộp và sốt rét…
  • Viêm khớp dạng thấp (RA) và lupus ban đỏ: Đây bệnh các mẹ thường gặp khi hệ miễn dịch yếu.
  • Dễ bị viêm: Miễn dịch yếu sẽ khiến mẹ bầu dễ gặp các tình trạng viêm.
  • Tăng huyết áp: Hệ miễn dịch có thể phản ứng với các chất kích thích dẫn đến tăng huyết áp.
  • Cảm lạnh và cảm cúm: Đây là những bệnh lý có thể gây dị tật thai nhi trong 3 tháng đầu.

3. Cách tăng sức đề kháng cho bà bầu

Tăng cường sức đề kháng là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho bà bầu, bởi trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động không ổn định hơn. Dưới đây là một số cách tăng cường sức đề kháng cho bà bầu an toàn, hiệu quả:

3.1. Duy trì chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng

Nâng cao sức đề kháng cho mẹ bầu bằng một chế độ ăn lành mạnh
Nâng cao sức đề kháng cho mẹ bầu bằng một chế độ ăn lành mạnh

Các chuyên gia khoa sản đã khẳng định, một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng tăng cường chất đề kháng cũng như phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm trong thai kỳ. Tuy nhiên, có thể trong những giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể cảm thấy chán ăn do nghén. Lúc này, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa để dễ ăn hơn, cũng như giảm các thực phẩm nặng mùi trong bữa ăn và tăng các thực phẩm “giảm nghén” như: trà gừng, mứt gừng, bánh quy…

Một số nhóm thực phẩm bà bầu cần lưu ý bổ sung để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: cam chanh, ổi, ớt chuông…
  • Thực phẩm giàu sắt: thịt đỏ, các loại rau xanh đậm, các loại đậu…
  • Thực phẩm giàu vitamin A: cà rốt, khoai tây, xoài, hạnh nhân…
  • Thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn: sữa chua, bột yến mạch…

3.2. Uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm

Mẹ bầu nên uống đủ nước để cải thiện sức đề kháng hiệu quả
Mẹ bầu nên uống đủ nước để cải thiện sức đề kháng hiệu quả

Uống đủ nước là một trong những cách đơn giản để mẹ bầu tăng cường sức đề kháng trong suốt thai kỳ. Việc này không chỉ giúp cơ thể mẹ thải độc mà còn giúp làn da trở nên xinh đẹp, căng bóng hơn, mỗi ngày mẹ bầu nên uống khoảng 2-3 lít nước để cơ thể bài tiết độc tố thông qua mồ hôi và nước tiểu.

3.3. Chế độ sinh hoạt hợp lý

Một chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ giúp mẹ bầu có một cơ thể khỏe mạnh ít bệnh trong giai đoạn mang thai. Cụ thể mẹ cần duy trì một số thói quen sau:

  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ 
  • Luôn giữ một tinh thần lạc quan và vui vẻ
  • Không sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, cafe…

3.4. Tự bảo vệ sức khỏe

Mẹ muốn cải thiện hệ miễn dịch cần biết cách tự bảo vệ sức khỏe
Mẹ muốn cải thiện hệ miễn dịch cần biết cách tự bảo vệ sức khỏe

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu vẫn sinh hoạt, đi làm như bình thường nên sẽ khó tránh các bệnh truyền nhiễm. Do đó, mẹ bầu cần học cách giảm thuy nguy cơ như sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang có biểu hiện: ho, hắt hơi, sổ mũi… hoặc nếu cần ngồi gần mẹ bầu nên đeo khẩu trang và rửa tay ngay sau đó.
  • Hạn chế đến nơi đông người vì đây là nơi dễ lây lan vi khuẩn.
  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh để hạn chế vi khuẩn, virus lây lan.

3.5. Vận động thường xuyên

Một phương pháp tiếp theo giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu đó chính là vận động thường xuyên. Theo một nghiên cứu, việc bà bầu luyện tập thể dục thể thao khoảng 20 phút mỗi ngày và duy trì 5 ngày trong tuần có thể làm giảm đến 50% nguy cơ mắc các bệnh khi thời tiết chuyển mùa. Bên cạnh đó, việc vận động còn giúp cơ thể bà bầu dẻo dai, tăng cường quá trình bài tiết độc tố trong cơ thể và thúc đẩy quá trình tổng hợp kháng thể.

Vận động thường xuyên giúp nâng cao sức đề kháng cho bà bầu nhanh chóng
Vận động thường xuyên giúp nâng cao sức đề kháng cho bà bầu nhanh chóng

Tuy nhiên trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần lựa chọn cho mình những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe và thể trạng của mình như yoga, bơi lội, đi bộ,… Trong thời gian tập luyện nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần dừng tập và tham khảo ý kiến đến từ các bác sĩ, chuyên gia.

3.6. Tăng cường sức đề kháng cho da

Để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể việc quan trọng nhất chính là tăng cường sức đề kháng cho da. Bởi da là nơi đầu tiên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như khói bụi, sự ô nhiễm ngoài môi trường,… Bên cạnh đó, đây còn là nơi trú ẩn của rất nhiều vi khuẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Khi sức đề kháng suy giảm, lượng vi khuẩn trên da sẽ “nhân cơ hội này” xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Những loại vi khuẩn này có thể gây ra một số bệnh phổ thông như cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp,… Điều này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

Để tăng cường sức đề kháng cho da, bạn có thể vệ sinh da toàn thân bằng các sản phẩm sữa tắm chứa công thức ion bạc + (ion bạc, thymol, terpineol) để bảo vệ cơ thể.

3.7. Sử dụng các sản phẩm phòng ngừa bệnh do virus

Tăng cường sức đề kháng cho bà bầu phòng ngừa các bệnh do virus
Tăng cường sức đề kháng cho bà bầu phòng ngừa các bệnh do virus

Bên cạnh những phương pháp kể trên, bà bầu cũng cần sử dụng những cách phòng ngừa bệnh do virus bao gồm: khẩu trang, nước rửa tay, một số đồ dùng cá nhân cơ bản (bình đựng nước, bàn chải đánh răng, ống hút,…). Thông thường, những dụng cụ cá nhân rất dễ lây lan dịch bệnh do virus vì bạn có thể chạm vào đồ có dính nước bọt, hoặc chất nhầy từ người bệnh, khi ho, hắt hơi,…

Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng một số loại sản phẩm thực phẩm chức năng tăng đề kháng được bày bán trên thị trường. Tuy nhiên, khi sử dụng, bà bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ cũng như tìm mua những sản phẩm chính hãng để đảm bảo an toàn.

Một trong sản phẩm mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng nhằm tăng sức đề kháng trong giai đoạn thai kỳ là viên uống thảo dược do các chuyên gia của Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công sản phẩm tăng sức đề kháng có thành phần 100% thảo dược của Việt Nam.

Thành phần nổi bật của sản phẩm là phức hệ XTDcomplex (gồm các dược liệu Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ) kết hợp cùng các thảo dược như Diếp cá, Hoàng cầm, Gừng… Trong đó, phức hệ XTDcomplex được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet có tác dụng ức chế mạnh virus cúm, virus bại liệt; kháng virus viêm gan, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn lao; kháng vi trùng sốt rét; điều tiết khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi kết hợp với các thảo dược “kháng sinh” tự nhiên trên đã mang lại hiệu quả hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra, đặc biệt các virus có hệ gen là RNA như: cảm cúm, sởi, zona, thủy đậu, sốt xuất huyết, corona virus… Bên cạnh đó, còn giảm nhanh các triệu chứng, ngăn các biến chứng của các bệnh do virus.

Đặc biệt, sản phẩm đã được Viện Kiểm Nghiệm thuốc TW chứng minh an toàn, không gây độc tính, không gây tác dụng phụ, an toàn với phụ nữ mang thai và cho con bú, sử dụng được lâu dài để tăng cường miễn dịch và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là những cách tăng cường sức đề kháng cho bà bầu hiệu quả và có thể duy trì đều trong suốt thai kỳ. Các mẹ nên lưu ý áp dụng để giúp quá trình mang thai được thuận lợi và khỏe mạnh.

Bài viết liên quan: Tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh

Nguồn tham khảo

  • [1] Immunity boosters for pregnant women. https://www.mediclinic.ae/en/corporate/health-knowledge/general-health-articles/pregnancy-immunity-boosters.html
  • [2] How to Boost Immunity While Pregnant. https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/boost-immunity/
  • [3] How To Boost The Immune System While Pregnant. https://www.emergencyhospitals.care/how-to-boost-the-immune-system-while-pregnant/
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.