Mùa đông nhiệt độ xuống thấp và ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Hệ miễn dịch của trẻ em còn chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu nên dễ dàng mắc bệnh. Do đó việc tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông là rất cần thiết. Cha mẹ có thể tham khảo các cách nâng cao đề kháng cho trẻ nhà mình từ nội dung dưới đây.
1. Tầm quan trọng của việc tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông
Mùa đông là thời điểm mà nhiệt độ bắt đầu giảm, không khí ẩm ướt, trẻ em dễ mất cân bằng và sức khỏe suy yếu. Thời tiết này cũng vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của các virus và vi khuẩn nguy hiểm. Vì thế mà trẻ nhỏ dễ ốm dễ mắc các bệnh như ho, sốt, đau họng và viêm đường hô hấp. Nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp, viêm phế quản và viêm tai giữa. Do đó mà việc tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông là rất cần thiết, không chỉ giúp cơ thể trẻ chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh từ bên ngoài mà còn dễ dàng phục hồi sau khi mắc bệnh nếu có sức đề kháng tốt. Cha mẹ nên áp dụng các cách giúp trẻ xây dựng một hệ thống miễn dịch vững mạnh để đẩy lùi mọi mầm bệnh xâm nhập.
2. 7 Cách tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông hiệu quả
2.1. Giữ ấm tốt, tránh để bé nhiễm lạnh
Cha mẹ cần lưu ý giữ ấm cho trẻ, trong đó ngực, cổ, đầu và hai bàn chân là vùng cần chú trọng. Việc giữ ấm tốt giúp trẻ hạn chế được nguy cơ nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp để đảm bảo sức khỏe. Nhiệt độ phòng của trẻ duy trì ở mức 25 – 28 độ C, đảm bảo thông thoáng nhưng cần tránh gió lạnh lùa vào. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên được thay tã thường xuyên để không bị nhiễm lạnh khi đeo tã ướt quá lâu.
Cùng với việc giữ ấm cho trẻ thì cha mẹ cần lưu ý không ủ chăn hay mặc áo quá dày khiến trẻ đổ mồ hôi thấm ngược vào da, gây cảm lạnh, dễ bị viêm phổi. Có thể dùng điều hòa, quạt sưởi để giữ ấm không gian sống nhưng tuyệt đối không dùng bếp than để tránh gây ngạt, ngộ độc khí CO2.
2.2. Tiêm phòng vacxin cúm mùa hàng năm
Tiêm phòng vacxin cúm mùa sẽ giúp cơ thể trẻ hình thành kháng thể chống lại virus cúm. Nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, mức độ bệnh cũng nhẹ hơn nếu mắc phải. Cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vacxin cúm khi trẻ trên 6 tháng tuổi và tiêm nhắc lại hàng năm để duy trì khả năng phòng bệnh. Bệnh cúm mùa thường gia tăng vào tháng 3, tháng 4 và tháng 9, tháng 10 hàng năm, nên thời điểm thích hợp để tiêm vacxin là trước khoảng từ 2 tuần đến 1 tháng vào mùa cúm cao điểm. Vacxin không thích hợp cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi, trẻ đang bị cảm, ho sốt hoặc đang có vấn đề về sức khỏe không nên tiêm.
2.3. Chú trọng giấc ngủ
Giấc ngủ có tầm quan trọng to lớn đến sự phát triển thể chất và hệ miễn dịch của trẻ. Nếu trẻ ngủ không ngon giấc hoặc thiếu ngủ có thể khiến lượng kháng thể và tế bào miễn dịch giảm đi. Tình trạng này sẽ gây giảm sức đề kháng và khiến trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ mắc bệnh. Mỗi độ tuổi trẻ có nhu cầu giấc ngủ khác nhau, cụ thể là:
- Trẻ sơ sinh – dưới 6 tháng tuổi: 18 – 20 tiếng/ngày
- Trẻ từ 6 tháng tuổi – 2 tuổi: 12 – 13 tiếng/ngày
- Trẻ mẫu giáo: 10h – 12 tiếng/ngày
- Trẻ lớn: 8 – 10 tiếng/ngày
2.4. Cho bé tắm nắng, vận động ngoài trời
Nếu cha mẹ cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể có cơ hội tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời và cung cấp đến 70% nhu cầu của cơ thể. Việc trẻ được tiếp xúc và vận động ngoài trời giúp tăng khả năng thích nghi với thời tiết, môi trường,… đồng thời giúp tăng khả năng miễn dịch tự nhiên. Khung giờ thích hợp để trẻ tắm nắng vào mùa đông là từ 8h00 – 9h30 và 15h00 – 17h00. Cha mẹ lưu ý là chọn nơi tắm nắng sạch sẽ, không có khói thuốc lá, ô nhiễm,…
2.5. Đảm bảo chế độ ăn đủ chất
Chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng để tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông. Trẻ cần chế độ ăn cân bằng, đủ dinh dưỡng giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao thể trạng và hình thành các tế bào miễn dịch khỏe mạnh. Trẻ cần được cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất cơ bản là chất béo (thịt mỡ, bơ, phô mai, trứng, hạt chia, dầu đậu nành, dầu mè), chất đạm (thịt lợn, ức gà, thịt bò, cá, trứng, yến mạch, các loại đậu), tinh bột (cơm, mì, cháo, khoai lang, khoai tây, bí đỏ),vitamin và khoáng chất (rau lá xanh, bông cải, cà chua, cà rốt, nấm, ngũ cốc, trái cây). Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn, đây là cách giúp tăng sức đề kháng hiệu quả cho trẻ từ dưỡng chất và kháng thể tốt nhất từ sữa mẹ.
2.6. Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày
Nước có tác dụng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe cơ thể, giúp tăng cường trao đổi chất, đào thải độc tố và đóng góp lớn vào quá trình vận chuyển oxy, dưỡng chất đến các tế bào. Nước còn giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh do các tế bào bạch cầu được vận chuyển đến khắp cơ thể. Vì thế mà mẹ nên cho trẻ uống đủ nước trong mùa đông để tăng sức đề kháng và cải thiện sức khỏe. Lượng nước uống mỗi ngày của từng trẻ sẽ khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi, nhu cầu, thể trạng, vùng khí hậu, thói quen vận động, cụ thể:
- Trẻ từ 6 tháng – 12 tháng tuổi: 125ml – 250ml
- Trẻ 1 tuổi: 250ml
- Trẻ 2 tuổi: 500ml
- Trẻ 3 tuổi: 750ml
- Trẻ 4 tuổi: 1l
- Trẻ 5 tuổi: 1,25l
- Trẻ 6 tuổi: 1,5l
- Trẻ 7 tuổi: 1,75 lít
- Trẻ từ 8 tuổi trở lên: 2l
Cha mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc, nước trái cây và lưu ý là nên uống nước ấm vào mùa đông. Trẻ dưới 6 tháng tuổi không cần bổ sung thêm nước vì trẻ đã có đủ lượng nước từ sữa mẹ, sữa công thức.
2.7. Không tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh
Cha mẹ cần lưu ý không được tự cho trẻ dùng kháng sinh để tránh cho trẻ gặp phải tình trạng kháng thuốc, suy giảm miễn dịch. Cha mẹ chỉ cho trẻ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Cha mẹ có thể cho trẻ dùng thêm men vi sinh cũng góp phần tăng sức đề kháng cho trẻ. Nên chọn bổ sung men vi sinh có chứa các lợi khuẩn probiotics và prebiotics, được sản xuất bằng công nghệ Lab2pro. Công nghệ này sẽ giúp lợi khuẩn có thể sống tốt trong suốt quá trình tiêu hóa và phát huy tác dụng, thích hợp dùng cho mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành an toàn và hiệu quả. Nhờ men vi sinh này hệ tiêu hóa của trẻ sẽ khỏe mạnh, hoạt động tốt giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm hàng ngày từ đó tăng sức đề kháng. Có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt nhất để chóng lớn và không ốm vặt. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp trẻ tăng từ 70 – 80% sức đề kháng và hấp thu tối đa chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí não.
Tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông là rất cần thiết, việc này sẽ giúp trẻ tránh ốm vặt hay mắc các bệnh đường hô hấp, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn