Táo đón được định nghĩa đơn giản là tình trạng đi đại tiện không thường xuyên hoặc đi ít hơn ba lần một tuần. Còn buồn nôn lại là biểu hiện của sự khó chịu và nôn nao trong dạ dày. Vậy vì sao hai biểu hiện táo bón buồn nôn lại xuất hiện cùng nhau? Xem ngay nguyên nhân trong bài viết dưới đây nhé!
1. Những lý do bạn có thể bị táo bón và buồn nôn
1.1. Mất nước
Khi bị mất nước, triệu chứng đầu tiên bạn gặp phải và cảm nhận được rõ rệt đó chính là khát nước. Tuy nhiên bên cạnh đó, mất nước cũng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến tiêu hóa.
Khi trong đường tiêu hóa của bạn thiếu chất lỏng có thể khiến phân khô cứng và khó đi ngoài. Lúc này, bạn có thể xuất hiện cả hai tình trạng táo bón, buồn nôn cùng choáng váng hay lú lẫn.
1.2. Tắc ruột
Lý do tiếp theo khiến bạn xuất hiện tình trạng buồn nôn và táo bón đó chính là tắc ruột. Khi bị tắc ruột bạn sẽ bị bí trung đại tiện và cảm thấy buồn nôn liên tục. Tuy nhiên ở một số trường hợp bạn có thể không nôn mà chỉ cảm thấy buồn nôn đi kèm các cơn đau.
1.3. Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích cũng là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến ruột già. Tuy nhiên nó không làm hỏng ruột cũng như không gây ra ung thư đại trực tràng. Hiện nay nguyên nhân chính gây ra hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định chính xác.
1.4. Một số loại thuốc
Nếu gần đây bạn mới bắt đầu sử dụng một số loại thuốc mới thì đó có thể là nguyên nhân khiến bạn bị buồn nôn táo bón. Bởi một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ là táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày hay buồn nôn. Các tác dụng phụ này sẽ dần được cải thiện sau vài ngày hoặc vài tuần sử dụng thuốc.
1.5. Lối sống ít vận động
Một lối sống ít vận động cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy buồn nôn khi đang bị táo bón. Việc tập thể dục thường xuyên có thể giúp cơ thể thúc đẩy các cơn co cơ bình thường bên trong ruột để dễ dàng đào thải phân ra ngoài. Do vậy khi bạn không vận động nhiều có thể gây ra tình trạng táo bón mãn tính và buồn nôn.
1.6. Chế độ ăn uống không cân bằng
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng là một nguyên nhân không thể thiếu gây ra tình trạng táo bón buồn nôn. Việc ăn nhiều thịt đỏ và không đủ trái cây rau quả hàng ngày cũng có thể gây ra táo bón do lượng chất xơ không đủ. Khi đó tiêu hóa kém cũng sẽ gây ra các triệu chứng liên quan đến dạ dày như buồn nôn, chướng bụng.
1.7. Mang thai
Một nguyên nhân khác mà các mẹ thường gặp phải đó là mang thai. Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ gia tăng hormone progesterone làm cơ thể bị khó tiêu, táo bón. Bên cạnh đó, khi mẹ bị ốm nghén cũng sẽ khiến cơ thể có có cảm giác buồn nôn.
1.8. Lo lắng và trầm cảm
Tình trạng lo lắng và trầm cảm có thể gây ra các hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Bởi khi lo lắng, cơ thể bạn sẽ tiết ra các hormone gây căng thẳng và làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Điều này sẽ gây ra các triệu chứng như buồn nôn táo bón.
1.9. Không dung nạp lactose
Hiện tượng một số người không tiêu hóa được lượng đường trong sữa được gọi là không dung nạp lactose. Hầu hết những người gặp tình trạng này sẽ có thể bị tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, đầy hơi và chướng bụng.
1.10. Ung thư ruột kết
Táo bón và ung thư cũng có thể là một trong những triệu chứng của ung thư ruột kết. Bởi khi bị ung thư ruột kết, một số tế bào ung thư có thể gây tắc nghẽn trong ruột. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp một số triệu chứng khác như: phân có máu, cân giảm dần, buồn nôn, đau dạ dày.
2. Điều trị tình trạng táo bón có thể gây ra buồn nôn
2.1. Bổ sung chất xơ
Tăng cường bổ sung chất xơ hàng ngày là cách đầu tiên và đơn giản nhất để bạn có thể hỗ trợ điều trị tình trạng táo bón buồn nôn. Bởi chất xơ có tác dụng rất tốt trong việc làm phân mềm và dễ dàng để đẩy ra ngoài.
2.2. Thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng có thể giúp kích thích các cơn co thắt ruột và tăng cường hoạt động của ruột. Thêm vào đó, thuốc nhuận tràng thẩm thấu cho phép chất lỏng đi qua ruột kết và cũng thúc đẩy hoạt động của ruột.
2.2. Thuốc bơm hậu môn và thuốc đạn
Đây là các sản phẩm giúp hỗ trợ cơ thể loại bỏ chất thải và giảm tối đa tình trạng táo bón. Tuy nhiên, khi sử dụng hai loại thuốc này bạn nên lưu ý đến một số tác dụng phụ như buồn nôn hay tiêu chảy.
2.4. Điều trị bằng thuốc
Phương pháp điều trị cuối cùng đó là kết hợp điều trị bằng thuốc. Bạn có thể tham khảo các loại thuốc kê đơn như Prucalopride succinate (Resotran),Linaclotide (Constella), Lubiprostone (Amitiza), Linaclotide (Linzess).
Bên cạnh đó, để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và cải thiện các triệu chứng táo bón và buồn nôn, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm men vi sinh nếu triệu chứng táo bón buồn nôn của bạn không phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm men vi sinh đến từ Hàn Quốc có chứa hai thành phần chính là Prebiotics và Probiotics được phân lập từ Kim chi Hàn Quốc vô cùng lành tính. Chi tiết xem thêm về sản phẩm TẠI ĐÂY.
Trên đây là những nguyên nhân và cách điều trị khi cơ thể xuất hiện hai tình trạng táo bón buồn nôn đồng thời. Khi bạn cảm thấy hai triệu chứng này ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn thì cần đến ngay bác sĩ để được thăm khám và xác định phương án điều trị dứt điểm.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn