Táo bón mạn chức năng là một triệu chứng gây giảm số lần đi đại tiện ở trẻ nhỏ khiến phân cứng và khô. Khi trẻ gặp phải chứng bệnh này thường khiến các ông bố bà mẹ vô cùng lo lắng. Để tìm hiểu táo bón mạn chức năng ở trẻ em là bệnh gì chúng ta cùng theo dõi bài viết sau.
1. Bệnh táo bón chức năng là gì?
Táo bón chức năng là táo bón mà không do bất cứ tổn thương thực thể hoặc sinh lý gây ra. Táo bón mạn chức năng ở trẻ nhỏ thường do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ, hoặc các yếu tố liên quan tới tâm lý, thần kinh khác. Chính vì vậy, táo bón chức năng thường gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phổ biến nhất với trẻ từ 2-6 tuổi.
Bệnh táo bón mạn chức năng bao gồm 3 loại chính như sau:
- Thứ nhất là táo bón có nhu động ruột bình thường. Đây là dạng táo bón thường gặp nhất khiến các cơ của ruột vẫn co bóp như bình thường tuy nhiên phân lại gặp khó khăn khi di chuyển ra bên ngoài. Lúc này, trẻ sẽ gặp phải tình trạng đau bụng.
- Thứ hai, táo bón nhu động ruột chậm: Đây là dạng táo bón khiến hoạt động của cơ ruột chậm hơn so với thông thường làm cho chất thải di chuyển chậm trong lòng ruột. Các bé thường hay gặp nhất là tình trạng táo bón này.
- Thứ ba là những rối loạn bài xuất phân: Khi trẻ bị táo bón và có cảm giác muốn đi ngoài nhưng lại không thể đi được gây nên cảm giác đau đớn, khó chịu. Những trẻ bị rối loạn bài xuất phân thường mắc bệnh táo bón kéo dài, bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn.
Khi bố mẹ nhận thấy con em mình có những biểu hiện như trên, cần đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.
2. Nguyên nhân gây táo bón mạn chức năng ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón mạn chức năng ở trẻ, tuy nhiên chủ yếu là do:
- Trẻ có nhu động ruột chậm
- Trẻ thường mải chơi, nhịn đi vệ sinh nhiều lần.
- Do môi trường thay đổi
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều đạm thiếu chất xơ.
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh.
- Các bé gặp phải một số bệnh lý khác như suy giáp, bệnh thần kinh, xơ nang…
3. Trẻ bị táo bón mạn chức năng có biểu hiện như thế nào?
Trẻ bị táo bón chức năng thường có sức khỏe bình thường nhưng gặp khó khăn khi đi vệ sinh. Mỗi độ tuổi khác nhau, táo bón ở trẻ em được biểu hiện khác nhau. Dưới đây là các biểu hiện khi trẻ mắc táo bón mạn chức năng theo độ tuổi.
3.1. Với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi
Các bé sơ sinh được chẩn đoán bị táo bón chức năng nếu chúng có tất cả các dấu hiệu sau đây:
- Không đi tiêu trong 3 ngày (với trẻ bú bình) hoặc 1 tuần (đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn)
- Phân cứng, khô
- Trẻ căng thẳng, quấy khóc khi đi tiêu.
3.2. Trẻ trên 1 tuổi
Trẻ trên 1 tuổi được chẩn đoán táo bón chức năng nếu có ít nhất 2 trong số những biểu hiện như:
- Số lần đi tiêu
- Trẻ 12-24 tháng tuổi đi tiêu dưới 3 lần/tuần (>2 ngày/lần)
- Trẻ >2 tuổi đi tiêu dưới 2 lần/tuần
- Đi tiêu gặp khó khăn, phân khô, rắn
- Đau khi đi tiêu
- Có vết chất lỏng hoặc đất sét giống như phân trong đồ lót của trẻ
- Máu hoặc chất nhầy lẫn trong phân
4. Trẻ ở độ tuổi nào dễ bị táo bón mạn tính chức năng?
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc chứng táo bón mạn tính chức năng, đặc biệt là trong 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Bé chuyển từ chế độ ăn lỏng sang ăn đặc
- Giai đoạn 2: Thời kỳ mà trẻ tập ngồi bô một mình
- Giai đoạn 3: Thời điểm bắt đầu đến trường
5. Phòng ngừa chứng táo bón chức năng ở trẻ
Táo bón mạn chức năng có thể gặp phải ở bất kỳ trẻ ở độ tuổi nào, đây là tình trạng bệnh lý mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ nhưng nếu không có biện pháp xử trí kịp thời thì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của trẻ.
Để phòng ngừa được bệnh táo bón mạn chức năng ở trẻ phụ huynh cần:
- Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ, cho trẻ ăn đủ số lượng hàng ngày và uống nhiều nước.
- Nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Nếu trẻ khó ăn, mẹ có thể ép thành nước ép cho con uống mỗi ngày. Nên lựa chọn đa dạng các loại rau củ quả để kích thích nhu động ruột tiêu hóa tốt.
- Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng để kích thích làm tăng nhu động ruột. Nên thực hiện các bài tập xoa bụng theo chiều kim đồng hồ và không thực hiện ngay sau khi ăn no để tránh tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
- Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ mỗi ngày để hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhất có thể.
Táo bón chức năng có thể gây ra những khó chịu nhất định cho trẻ, chính vì thế cha mẹ cần chủ động tìm hiểu các kiến thức về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả và an toàn, nếu trẻ bị táo bón kèm theo các triệu chứng khác thường thì cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và loại trừ các bệnh lý nguy hiểm khác.
Ngoài ra, để giúp các con có hệ tiêu hóa tốt và ổn định hơn các mẹ có thể lưu ý cho bé sử dụng men vi sinh hàng ngày. Nhất là loại men vi sinh có thành phần từ kim chi của Hàn Quốc. Đây là một sản phẩm chứa các probiotics và prebiotics giúp hỗ trợ các lợi khuẩn “đi thẳng” vào đường ruột một cách dễ dàng nhất mà không gặp phải những cản trở. Ngoài ra, vì được bào chế dưới công nghệ bao kép Lab2pro nên đây là một sản phẩm có tính năng vô cùng vượt trội giúp hỗ trợ tiêu hóa một cách tốt nhất, giảm thiểu tình trạng táo bón, tiêu chảy hoặc các vấn đề khác.
Trên đây là thông tin chia sẻ về bệnh táo bón mạn chức năng ở trẻ. Để giúp các con có một sức khỏe tốt nhất, các ông bố bà mẹ hãy cố gắng tìm hiểu, quan tâm sát sao con để kịp thời nhận thấy những thay đổi ở bé. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho các vị phụ huynh những thông tin cần thiết nhất.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn