10 nguyên nhân táo bón và cách trị táo bón ở bà bầu hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
24 Tháng mười 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
10316

Bà bầu bị táo bón không phải là tình trạng hiếm gặp. Để điều trị hiệu quả cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là 10 nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu và cách điều trị hiệu quả chị em có thể tham khảo. 

Nguyên nhân nào gây táo ở bà bầu?
Nguyên nhân nào gây táo ở bà bầu?

1. Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu

Tăng hormone Progesterone

Trong thai kỳ, hormone này được cơ thể mẹ tiết ra để sử dụng nhiều hơn, nó cũng đồng thời khiến cơ bắp thư giãn, hoạt động co bóp của ruột kém đi. Việc ruột di chuyển chậm khiến tiêu hóa chậm hơn, sự hấp thu nước vẫn xảy ra khiến tình trạng táo bón thường xảy ra.

Chèn ép dây thần kinh và tĩnh mạch vùng chậu

Thai nhi ngày càng phát triển lớn là nguyên nhân gây chèn ép lên các dây thần kinh và tĩnh mạch vùng chậu. Đường tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng nên làm khả năng tiêu hóa, di chuyển của thức ăn trong ruột cũng chậm hơn.

Mất nước

Nếu trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu bà bầu bị nôn nghén nặng thì dễ mất nước gây ra chứng táo bón.

>> Xem thêm: Phòng và điều trị bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu

Lười vận động

Lười vận động, di chuyển là một trong những nguyên nhân gây táo bón khi mang bầu
Lười vận động, di chuyển là một trong những nguyên nhân gây táo bón khi mang bầu

Vào những tháng cuối thai kỳ, khi kích thước bụng lớn và nặng, việc di chuyển của bà bầu trở nên khó khăn. Vì thế mà nhiều bà bầu cũng lười vận động, di chuyển hơn và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón.

Căng thẳng

Một số bà bầu lo lắng, căng thẳng khi mang thai rồi giấc ngủ cũng kém… đều là nguyên nhân dẫn đến táo bón ở bà bầu.

Bệnh tiểu đường thai kỳ, nhược giáp

Nếu bà bầu bị tiểu đường thai kỳ hoặc nhược giáp cũng có thể thường bị táo bón.

Thói quen tiểu tiện không lành mạnh

Nhiều bà bầu có thói quen nhịn đi vệ sinh, khi cơn buồn qua đi cũng vô tình quên mất nên không đi vệ sinh sau đó trong thời gian dài nên dễ bị táo bón.

Ăn uống quá nhiều

Bà bầu ăn uống quá nhiều dẫn đến khó tiêu hóa gây táo bón
Bà bầu ăn uống quá nhiều dẫn đến khó tiêu hóa gây táo bón

Nhiều bà bầu ăn uống nhiều và uống nhiều loại sữa bầu để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi nhưng ăn nhiều có thể khiến cơ thể không kịp hấp thu và tiêu hóa, thức ăn sẽ đọng lại là nguyên nhân dẫn đến táo bón.

>> Đọc thêm: Uống sữa bà bầu bị táo bón phải làm sao?

Lạm dụng thuốc nhuận tràng

Nhiều bà bầu sử dụng thuốc nhuận tràng để đại tiện được dễ dàng hơn, nếu bà bầu lạm dụng các loại thuốc này sẽ bị phụ thuộc vào thuốc. Khi dừng sử dụng sẽ khiến chứng táo bón nặng hơn hoặc sử dụng nhiều khiến cơ thể kháng thuốc và không mang lại tác dụng.

Nạp nhiều canxi và sắt

Canxi và sắt là hai dưỡng chất quan trọng với sự phát triển của thai nhi, và thường được bà bầu bổ sung nhiều trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu bổ sung quá nhiều hai nguyên tố vi lượng này cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị táo bón.

Để hiểu rõ hơn nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu cũng như cách khắc phục hiệu quả hãy nghe Ts.Bs Lê Thu Hà trưởng khoa sản N1 – Bệnh viện Từ Dũ tư vấn.

Phải làm gì để khắc phục táo bón ở bà bầu hiệu quả?

2. Táo bón ở bà bầu có nguy hiểm không?

Bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bị táo bón khi mang thai gây nhiều mệt mỏi, đau đớn, bứt rứt bồn chồn cho bà bầu, đồng thời có thể kéo theo nhiều hệ lụy như:

  • Thiếu hụt dinh dưỡng: bị táo bón khiến bà bầu cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, dẫn đến ngại ăn, ăn không ngon miệng. Tình trạng này kéo dài sẽ làm bà bầu thiếu hụt dinh dưỡng và năng lượng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
  • Nguy cơ sảy thai: Bị táo bón khi mang thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai do tâm lý mẹ bầu bị áp lực, căng thẳng và thường cáu gắt, cùng việc phải dùng sức nhiều để rặn, không tốt cho tử cung.
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi: Các chất độ như phenol, amoniac, indol,.. tích tụ lâu trong ruột do táo bón, khả năng sẽ bị hấp thụ ngược lại vào máu, gây nhiễm độc mãn tính, không tốt cho cả mẹ và bé.
  • Gây nhiều bệnh lý khác: Táo bón lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng,…

3. Chữa trị táo bón ở bà bầu hiệu quả

3.1. Uống nhiều nước hơn

Uống nhiều nước một trong những cách chữa táo bón cho bà bầu rất hiệu quả
Uống nhiều nước một trong những cách chữa táo bón cho bà bầu rất hiệu quả

Để chữa táo bón ở bà bầu thì bà bầu cần uống nhiều nước hơn. Nước cần cho hoạt động của cơ thể và có ích đối với tình trạng khó tiêu hóa, khó đi đại tiện. Bà bầu nên uống từ 2,5-3 lít nước để dễ đi ngoài hơn.

3.2. Bổ sung probiotic và prebiotic

Probiotics và Prebiotics là các lợi khuẩn và chất xơ hòa tan rất có ích cho đường ruột. Bà bầu nên bổ sung đầy đủ hai loại này sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột được cân bằng, giảm thiểu tối đa tình trạng táo bón và các chứng bệnh tiêu hóa khác.

3.3. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón

Chế độ ăn uống gồm các thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp giảm táo bón ở bà bầu. Chất xơ sẽ giúp cơ thể hấp thu nước nhiều hơn, phân được làm mềm và tốc độ chuyển hóa, thải bỏ các chất thải cũng diễn ra nhanh hơn. Lượng chất xơ mà bà bầu cần tiêu thụ mỗi ngày từ 25 – 30g. Bà bầu bị táo bón nên ăn gì? Nguồn thực phẩm chứa lượng lớn chất xơ tốt cho bà bầu là ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh quy giòn, rau củ, trái cây sấy khô,…

3.4. Ăn nhiều thực phẩm giàu lợi khuẩn

Bà bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu lợi khuẩn để hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả hơn
Bà bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu lợi khuẩn để hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả hơn

Đường ruột giữ được sự cân bằng nhờ sự tồn tại theo tỷ lệ nhất định giữa lợi khuẩn và hại khuẩn. Do đó mà đường ruột khỏe mạnh, làm việc hiệu quả hơn. Việc tăng cường bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa là cần thiết, nhất là với bà bầu. Vi khuẩn acidophilus trong sữa chua có tác dụng kích thích lợi khuẩn đường ruột phân giải thức ăn tốt hơn, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả hơn. Bà bầu hãy ăn sữa chua hàng ngày để cải thiện các vấn đề tiêu hóa và táo bón.

3.5. Thay đổi thuốc sắt đang dùng

Thuốc sắt được bà bầu sử dụng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón khi mang thai. Nếu táo bón ở mẹ bầu nghi ngờ do nguyên nhân này thì hãy báo cho bác sĩ để được đổi thuốc sắt khác hoặc ngừng dùng thuốc sắt một thời gian.  

3.6. Tránh ăn các thực phẩm dễ gây táo bón

Một số thực phẩm có thể gây táo bón thai kỳ như:

  • Socola có chứa các loại chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa
  • Các sản phẩm từ sữa như sữa và phô mai có thể gây tích tụ khí và đầy hơi do đường lactose có trong sữa.
  • Thịt đỏ rất giàu chất sắt, một trong những nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu.
  • Chuối chưa chín có chứa một lượng lớn tinh bột, hợp chất gây nhiều khó khăn cho việc tiêu hóa.
  • Các loại thực phẩm được chế biến từ ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, cơm trắng.

Bà bầu nên tránh ăn các loại thực phẩm này để tránh bị táo bón hoặc làm các triệu chứng táo bón kéo dài, lâu hết và ngày càng nghiêm trọng.

3.7. Chia nhỏ bữa ăn

Bà bầu nên chia nhỏ bữa ăn để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn
Bà bầu nên chia nhỏ bữa ăn để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn

Thay vì ăn 3 bữa thì bà bầu hãy chia nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn. Các bữa ăn nhỏ hơn và thường xuyên hơn sẽ cho phép dạ dày tiêu hóa thức ăn mà không phải làm thêm giờ. Ngoài ra, nó giảm tải áp lực thức ăn, giúp quá trình di chuyển trong ruột được suôn sẻ. Quá nhiều thức ăn sẽ làm dạ dày quá tải và hệ thống tiêu hóa của bà bầu sẽ khó tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó thai nhi phát triển ngày 1 lớn hơn sẽ làm quá trình tiêu hóa thức ăn hoạt động chậm hơn bình thường.

3.8. Tập thể dục nhiều hơn

Bà bầu có thể chọn các bài tập nhẹ nhàng trong suốt thai kỳ thay vì ít vận động. Với các bà bầu bị táo bón thì càng nên tập luyện nhẹ nhàng để giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, giúp thức ăn di chuyển nhanh hơn qua ruột già, giúp cơ co thắt và đào thải phân dễ dàng hơn. Bà bầu có thể hỏi ý kiến bác sĩ để biết bài tập nào an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi.

3.9. Dùng thuốc trị táo bón cho bà bầu một cách thận trọng

Bổ sung magie để hỗ trợ giúp tình trạng táo bón thay đổi cần được sự chỉ định của bác sĩ. Thay vì dùng thuốc, bà bầu có thể ăn nhiều các loại thực phẩm như quả hạnh, mơ khô, mận khô, mầm lúa mì, đậu và các loại rau xanh. Nếu việc ăn này không hiệu quả thì bà bầu nên gặp bác sĩ để được kê các loại thuốc trị táo bón cho bà bầu phù hợp như thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân, thuốc trị táo bón có tác dụng thẩm thấu. Một số trường hợp mẹ bầu bị táo bón nặng, bác sĩ có thể cho dùng thuốc thụt phù hợp. Bà bầu không nên lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng, thảo dược hay các phương thuốc tại gia nếu không có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết liên quan: Bà bầu bị táo bón có nên dùng thuốc thụt không?

4. Phương pháp phòng tránh táo bón ở mẹ bầu

Biện pháp phòng chống táo bón cho mẹ bầu hiệu quả
Biện pháp phòng chống táo bón cho mẹ bầu hiệu quả

Bà bầu có thể phòng tránh táo bón đơn giản và hiệu quả nhờ các thói quen sau:

  • Hàng ngày uống nhiều nước, đủ lượng 2,5 – 3 lít để dễ dàng đi ngoài hơn.
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh để cung cấp chất xơ, vitamin cho cơ thể.
  • Nên dừng sử dụng thuốc, đồ ăn nhuận tràng, dầu khoáng.
  • Nên thay đổi tư thế ngồi khi đi đại tiện, đó là nghiêng người về phía trước và chống khuỷu tay trên đầu gối.
  • Vận động nhẹ nhàng như đi bơi, đi bộ, yoga trong thời gian có thai.
  • Tập đi vệ sinh đúng giờ, tránh nhịn đi vệ sinh khi có cơn.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, bởi tâm trạng căng thẳng có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.
  • Bổ sung probiotic và prebiotic để tăng sức đề kháng với vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ quá trình lên men tại ruột già.

Với những kiến thức thông tin bổ ích ở trên đây chắc chắn sẽ giúp tình trạng táo bón ở bà bầu được cải thiện hiệu quả. Khi thấy bệnh tình không có sự cải thiện hoặc xuất hiện các dấu hiệu lạ, các mẹ bầu nên đến gặp các bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời. 

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.