Táo bón ở trẻ em: Biết nguyên nhân để điều trị hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
1 Tháng bảy 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
5613

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị táo bón. Để điều trị hiệu quả táo bón ở trẻ em thì cần biết những nguyên nhân gây bệnh, giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động bình thường.

Táo bón ở trẻ em là như thế nào?
Táo bón ở trẻ em là như thế nào?

1. Táo bón ở trẻ em là gì?

Táo bón ở trẻ em là tình trạng trẻ đi đại tiện phân quá ít, rắn và khô hoặc khoảng cách giữa hai lần đại tiện quá lâu. Số lần đại tiện của trẻ khác nhau theo từng lứa tuổi:

  • Táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi: Trẻ đi đại tiện nhiều lần một ngày, thời gian đi cầu lâu hơn, bụng ấm ách, đầy hơi, khó tiêu, quấy khóc.
  • Với trẻ lớn đi đại tiện 1 lần/ngày, có khi đi 2-3 lần/ngày nhưng phân rắn và ít thì vẫn gọi là táo bón.

Xem thêm:

2. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

2.1. Nguyên nhân thực thể gây táo bón ở trẻ

Nguyên nhân này bao gồm các vấn đề về cường giáp, bệnh thần kinh cơ ổ bụng, ở ruột…

  • Với trẻ bị bệnh cường giáp sẽ làm giảm hoạt động của cơ ruột cùng với các triệu chứng khác.
  • Bệnh phì đại tràng bẩm sinh thì trẻ thường nhẹ cân hơn so với bình thường. Trẻ có thể bị ói mửa và có kích thước phân nhỏ hơn. Nếu trẻ mắc bệnh này cần phải mổ, nếu không sẽ dẫn tới biến chứng phình đại tràng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng, có thể thủng ruột.
  • Bệnh đái tháo đường: Trẻ mắc bệnh có thể bị táo bón.
  • Các bệnh liên quan đến thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng táo bón nặng bao gồm các bệnh như bại não, chậm phát triển tâm thần hoặc các bệnh lý liên quan đến vấn đề về cột sống. Trẻ bị rối loạn thường gặp vấn đề về vận động bao gồm những cử động ruột bất thường và thiếu sự phối hợp trong vận động ruột.
Những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em
Những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em

2.2. Nguyên nhân chức năng dẫn đến trẻ bị táo bón

Nguyên nhân thường gặp nhất là do trẻ nhịn không chịu đi ngoài. Khi trẻ càng nhịn thì phân ở trong ruột càng lâu và to khiến cho trẻ càng gặp khó khăn khi đi ngoài, lâu dài trẻ có thể mắc bệnh táo bón mạn tính hoặc do thay đổi thức ăn như từ dạng lỏng sang dạng đặc, sánh.

  • Trẻ em bị táo bón có thể xảy ra khi trẻ cai sữa mẹ làm trẻ mất đi nguồn cung cấp nước.
  • Trẻ uống sữa công thức bị táo bón vì sữa có thành phần protein khác nhau có thể là nguyên nhân dẫn đến bé bị táo bón. Trẻ đi ngoài phân xanh và cứng nếu dùng lượng nhiều.
  • Táo bón ở trẻ em cũng hay gặp ở những trẻ bị thiếu nước và mất nước, khi đó cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng từ bất cứ đâu trong cơ thể như từ thức ăn, đồ uống thậm chí là từ phân vô tình lại khiến phân trở nên rắn và khô.
  • Chế độ ăn thiếu chất xơ cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. 

3. Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón?

Dấu hiệu nhận biết rõ nhất trẻ bị táo bón
Dấu hiệu nhận biết rõ nhất trẻ bị táo bón

Cha mẹ có thể nhận biết tình trạng nếu trẻ nhỏ bị táo bón qua các dấu hiệu này:

  • Trẻ bú mẹ trong khoảng 1 tuần không đi vệ sinh, trẻ đang bú bình nhưng trong khoảng 3 ngày không đi vệ sinh, hoặc nghe trẻ rên nhẹ và mặt ửng đỏ khi đi ngoài.
  • Phân trẻ em táo bón bị khô cứng, vón cục và kích thước phân lớn hơn bình thường.
  • Trẻ tỏ vẻ sợ sệt, khó chịu, quấy khóc khi được cha mẹ cho đi đại tiện.

>> Đọc thêm: Trẻ bị táo bón có sốt không? Mẹ cần xử lý như thế nào?

4. Hậu quả của táo bón ở trẻ là gì?

Trẻ em bị táo bón gây hậu quả gì?
Trẻ em bị táo bón gây hậu quả gì?

Trẻ em bị táo bón không hiếm gặp do đó mà nhiều cha mẹ chủ quan nghĩ tình trạng này sẽ nhanh chóng hết, trẻ lại đại tiện bình thường. Nếu không điều trị kịp thời thì hậu quả của táo bón ở trẻ sẽ rất khó lường, nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ:

  • Trẻ bị biếng ăn táo bón: Khi lượng phân tồn đọng quá nhiều trong ruột sẽ khiến bụng trẻ bị đầy hơi, chướng bụng. Lúc này trẻ sẽ thường xuyên bỏ bữa, chán ăn hoặc không hợp tác với mẹ trong các bữa ăn.
  • Suy dinh dưỡng: Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ bởi lượng thức ăn tiến vào cơ thể không được tiêu hóa tốt gây nên tình trạng chán ăn, bỏ bữa, không hấp thụ được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Nứt kẽ hậu môn: Táo bón lâu ngày khiến cho phân cứng và khô lại. Khi trẻ muốn đi vệ sinh nhưng không đi được sẽ “ rặn” cho bằng được. Việc này sẽ có thể gây nên nứt kẽ ở vùng hậu môn của trẻ.
  • Bệnh trĩ: Trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh trĩ nếu như không điều trị chứng táo bón nhanh chóng và kịp thời. Táo bón là biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh trĩ. 

Để hiểu rõ hơn về những hậu quả của táo bón ở trẻ cha mẹ hãy lắng nghe thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Thị Hải, Nguyên giám đốc trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ qua video dưới đây.

<Chuyên gia chia sẻ những hậu quả của táo bón ở trẻ và cách khắc phục hiệu quả

5. Trẻ dễ bị táo bón vào lúc nào?

Giai đoạn trẻ dễ bị táo bón
Giai đoạn trẻ dễ bị táo bón

Giai đoạn khi trẻ bắt đầu ăn dặm

Giai đoạn ăn dặm là khi trẻ chuyển dần từ sữa mẹ sang tập ăn thức ăn đặc. Giai đoạn này thường bắt đầu khi trẻ đủ 6 tháng tuổi vì sữa mẹ không còn đủ dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ, trẻ cần kết hợp giữa bú mẹ, uống sữa công thức và ăn thực phẩm khác. Sữa công thức có nhiều thành phần, khó tiêu hơn sữa mẹ. Chế độ ăn dặm có nhiều thức ăn đặc, giàu chất béo, thiếu chất xơ, có thể khiến trẻ ăn dặm bị táo bón.

Trẻ bị táo bón khi bắt đầu tập ngồi bô hoặc ngồi bồn cầu

Thói quen đi đại tiện của trẻ sẽ bị thay đổi khi cho trẻ tập ngồi bô hoặc ngồi bồn cầu cũng có thể khiến trẻ bị táo bón. Do không muốn hoặc ngại ngồi bô, bồn cầu, trẻ sẽ nhịn đi ngoài. Lâu dần phân tích tụ lại và trở nên cứng khô gây táo bón.

Giai đoạn trẻ bắt đầu đi học

Thời điểm trẻ bắt đầu đi học phải làm quen với môi trường lớp học trong đó có nhà vệ sinh. Việc này khiến nhiều trẻ không thích nghi ngay được, nhịn đại tiện ở trường do sợ bẩn, ngại các bạn xung quanh… có thể khiến trẻ em bị táo bón

>> Đọc thêm: Nguyên nhân trẻ bị táo bón sau tiêu chảy và cách xử trí

6. Điều trị bệnh táo bón ở trẻ em

Các cách điều trị bệnh táo bón ở trẻ em an toàn, hiệu quả
Các cách điều trị bệnh táo bón ở trẻ em an toàn, hiệu quả

6.1. Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học

Cách chữa táo bón ở trẻ em có thể được cải thiện nhờ chế độ dinh dưỡng khoa học. Trẻ cần được cung cấp đủ chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin, khoáng chất, chất xơ và nước. Với trẻ đang bú mẹ thì tăng cường bú vì sữa mẹ có chứa thành phần cân bằng chất béo và protein, chất xơ, nước… Điều này khiến phân của trẻ luôn luôn mềm, ngay cả khi trẻ không đi vệ sinh trong một hoặc hai ngày. Với trẻ ăn dặm thì nên chú ý thêm chất xơ cho trẻ vì bột sữa, bột ngũ cốc, cháo ngũ cốc… thường thiếu chất xơ. Ở trẻ lớn hơn thì tập cho trẻ uống nhiều nước cũng như ăn nhiều rau củ quả.

>>Xem thêm: Trẻ bị táo bón nên ăn gì để tình trạng được cải thiện? 

6.2. Cho trẻ vận động thường xuyên

Vận động sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng, nhu động ruột hoạt động. Với trẻ sơ sinh thì mẹ tập cho các bé các động tác nhẹ nhàng bao gồm các bài tập về tay, chân. Trẻ lớn hơn có thể tham gia các hoạt động ngoài trời hay tham gia các môn thể thao như đá bóng, đạp xe… tránh việc để cho trẻ ngồi quá lâu, không vận động.

6.3. Cho trẻ uống thuốc làm mềm phân, tăng cường nhu động ruột

Nếu cha mẹ đã cải thiện chế độ ăn mà triệu chứng táo bón ở trẻ vẫn không thuyên giảm thì cần sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ ưu tiên các thuốc điều trị hỗ trợ làm mềm phân vì giúp cấu trúc phân mềm, dễ điều chỉnh phù hợp với tình trạng trẻ.

6.4. Cho trẻ đi khám bác sĩ

Khi thấy tình trạng trẻ em bị táo bón có các dấu hiệu như đau nhiều vùng hậu môn khi đi ngoài, trĩ, nứt hậu môn kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sợ lạnh, sụt cân, chán ăn, sốt, tiêu ra máu… thì nên đưa trẻ đi khám ngay để chẩn đoán và được điều trị kịp thời, đúng cách. 

>> Xem thêm: Khám táo bón cho trẻ ở đâu tốt? Địa chỉ khám chữa bệnh tiêu hóa trẻ em tốt nhất hiện nay

7. Cách phòng ngừa táo bón cho bé

Biện pháp phòng ngừa táo bón cho bé
Biện pháp phòng ngừa táo bón cho bé

Cha mẹ có thể giúp phòng ngừa táo bón ở trẻ em bằng các cách sau:

  • Theo dõi việc đi vệ sinh hàng ngày của trẻ
  • Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào một giờ cố định trong ngày và nhắc trẻ không nên nhịn đi vệ sinh.
  • Hàng ngày cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả.
  • Khuyến khích trẻ vận động nhiều bằng cách chạy nhảy, đạp xe, chơi đá bóng…
  • Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột của trẻ là cách phòng tránh các bệnh đường tiêu hóa hiệu quả. Trong đường ruột của trẻ có lợi khuẩn và hại khuẩn, khi lượng hại khuẩn vượt quá số lượng lợi khuẩn hoặc lợi khuẩn bị tiêu diệt khi trẻ uống thuốc kháng sinh điều trị có thể gây nên chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi…  Lúc này việc cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột của trẻ là cần thiết sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh, làm giảm thiểu tình trạng táo bón ở trẻ em hiệu quả. Cha mẹ có thể chọn bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh có chứa probiotics và prebiotics, được sản xuất bằng công nghệ lab2pro, giúp lợi khuẩn có thể sống tốt trong suốt quá trình tiêu hóa và phát huy tác dụng. Chi tiết xem thêm về sản phẩm TẠI ĐÂY.

Tình trạng táo bón ở trẻ em sẽ được cải thiện nhanh nếu cha mẹ biết cách điều trị cũng như phòng ngừa, chăm sóc trẻ đúng cách. 

> Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.