Sau sinh chị em có thể bị táo bón và tình trạng này xảy ra với người sinh thường lẫn người sinh mổ. Và với chị em sinh mổ cần thời gian để vết mổ phục hồi còn bị táo bón thì vô cùng khó chịu. Dưới đây là bí quyết giúp chị em cách cải thiện tình trạng táo bón sau sinh mổ an toàn và hiệu quả.
1. Táo bón sau sinh mổ là gì?
Táo bón sau sinh là tình trạng nhiều chị em gặp phải, không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi mà còn làm tăng nguy cơ bị trĩ nếu không được cải thiện và điều trị kịp thời. Táo bón sau sinh mổ là khi số lần đi ngoài ít hơn 3 lần một tuần và đi ngoài khó khăn do phân cứng gây đau rát hậu môn thì có nghĩa chị em đang bị táo bón.
2. Nguyên nhân khiến mẹ bị táo bón sau sinh mổ
Chị em bị táo bón sau sinh mổ có thể do một số nguyên nhân sau:
- Thuốc giảm đau và thuốc mê: Khi chị em sinh mổ, bác sĩ sẽ gây mê toàn thân và sử dụng thuốc giảm đau vì thế có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, chức năng của đường ruột.
- Mất nước: Sau sinh cơ thể chị em dành một lượng nước lớn để tiết ra sữa cho con bú.
- Bổ sung vi chất trước sinh: Trong thời gian thai kỳ mẹ thường bổ sung một số dưỡng chất như canxi, sắt… và sắt là nguyên nhân gây ra táo bón.
- Ít vận động: Sau sinh chị em thường dành thời gian nghỉ ngơi nhiều và với những chị em sinh mổ thì thời gian phục thường lâu hơn, hạn chế vận động hơn. Ít vận động, nằm một chỗ khiến hoạt động của ruột yếu đi, phân lưu lại trong ruột già lâu tái hấp nước làm cho phân trở nên khô cứng hơn.
- Tâm lý: Chị em sau sinh mổ thường có tâm lý sợ đi vệ sinh sợ đau hoặc sợ nứt vết thương mới khâu, đây chính là nguyên nhân gây táo bón.
- Chế độ ăn uống: Sau sinh chị em thường ăn uống tẩm bổ nhiều để lấy lại sức và cung cấp dưỡng chất cho sữa mà quên hoặc bổ sung thiếu chất xơ nên dễ bị táo bón sau sinh mổ.
3. Táo bón sau sinh mổ có nguy hiểm không?
Táo bón sau sinh mổ không nguy hiểm nhưng chị em chớ chủ quan vì nếu để tình trạng này kéo dài sẽ có thể để lại những hệ lụy khó lường. Vì táo bón có thể là do các nguyên nhân nói trên nhưng cũng có thể là triệu chứng của những vấn đề sức khỏe khác. Chị em nên đi khám bác sĩ ngay nếu thấy triệu chứng bất thường như:
- Phân có lẫn máu tươi hoặc có chất nhầy
- Bị táo bón nặng kèm theo một số triệu chứng như bị tiêu chảy, đau bụng
- Nôn, sốt.
4. Cách giảm táo bón sau khi sinh mổ dễ thực hiện tại nhà
4.1. Tăng cường ăn rau, củ, quả để bổ sung chất xơ
Sau sinh chị em cần chế độ ăn đủ dinh dưỡng để trẻ bú nhưng cũng cần bổ sung chất xơ, sẽ giúp phòng và cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Chất xơ có nhiều trong các loại củ, quả, rau vì thế mẹ nên chú ý đưa chúng vào khẩu phần ăn hàng ngày.
>> Xem thêm: Phụ nữ sau sinh bị táo bón nên ăn gì kiêng gì để nhanh khỏi?
4.2. Uống nhiều nước
Mỗi ngày, chị em nên uống tối thiểu 2 lít nước để giúp cho việc đi ngoài trở nên dễ dàng hơn đồng thời đủ nước cung cấp cho nguồn sữa mẹ. Chị em có thể bổ sung nước từ nước lọc, nước canh, nước ép trái cây… chú ý không uống nước có chứa cafein, chất kích thích…
4.3. Ăn mận khô
Mận khô được dùng trong cải thiện tình trạng táo bón. Chị em có thể ăn sáng hàng ngày, ăn trong ngũ cốc nóng hoặc uống nước ép mận hoặc lê.
4.4. Bổ sung lợi khuẩn
Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột là cách làm cân bằng hệ vi sinh, giúp đường ruột trở nên khỏe mạnh, không mắc các bệnh đường tiêu hóa. Chị em có thể bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua hoặc từ men vi sinh. Chị em có thể chọn men vi sinh có chứa lợi khuẩn Probiotics (vi khuẩn có lợi) và Prebiotics (chất xơ hòa tan) được sản xuất bởi công nghệ bao kép Lab2Pro thích hợp để sử dụng hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón và thích hợp để chị em sau sinh dùng hàng ngày.
4.5. Vận động một cách nhẹ nhàng
Do có tâm lý muốn nghỉ ngơi và lo vận động nhiều ảnh hưởng đến vết mổ nên chị em sau sinh mổ đều ít vận động. Và đây là nguyên nhân khiến chị em bị táo bón. Do đó để giảm táo bón thì sau sinh khoảng 24 – 36 giờ, chị em nên nhẹ nhàng đi lại trong phòng. Sau đó thì nên vận động nhẹ nhàng, đi bộ quãng ngắn để tạo điều kiện cho các chức năng của cơ thể mau chóng hồi phục, nhu động ruột tăng lên nhờ đó mà việc đại tiện cũng trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu được tình trạng táo bón. Khi sức khỏe hồi phục hẳn thì chị em nên chọn tập nhẹ nhàng như tập yoga…
4.6. Hạn chế dùng thuốc có tác dụng phụ gây táo bón
Những loại thuốc giảm đau Opioid và viên uống bổ sung sắt đều có tác dụng phụ phổ biến là gây táo bón hay nếu chị em sau sinh dùng thuốc kháng sinh cũng gây táo bón. Do đó hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng thuốc và thay thế sắt bằng những thực phẩm giàu chất sắt cũng giúp giảm tình trạng táo bón sau sinh mổ.
4.7. Tạo cho mình một tâm lý thực sự thoải mái và vui vẻ
Tâm trạng của chị em cũng có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa do khi chị em có tâm lý không tốt sẽ tác động tới sự co bóp của dạ dày, khiến cho thức ăn tiêu hóa chậm hơn và dễ bị táo bón. Do đó hãy giữ tâm lý thật thoải mái và vui vẻ sẽ giúp giảm táo bón sau khi sinh mổ.
4.8. Tạo thói quen đi ngoài
Không chỉ chị em sau sinh mà mọi người đều nên tập đi vệ sinh đều đặn hàng ngày vào một khung giờ nhất định để cơ thể có thói quen đại tiện vào thời gian này. Thời điểm tốt nhất nên đại tiện là vào buổi sáng. Tuyệt đối không nên nhịn đi ngoài khi có cảm giác, không ngồi lâu trong nhà vệ sinh, hay rặn quá mạnh.
4.9. Dùng thuốc không kê đơn
Chị em có thể giảm nhẹ các triệu chứng táo bón bằng cách dùng các thuốc nhuận tràng và chất làm mềm phân không kê đơn như psyllium và methylcellulose, bisacodyl, senna hoặc dầu thầu dầu.
5. Bị táo bón sau sinh mổ: Khi nào nên đi khám?
Táo bón sau sinh mổ cũng khá phổ biến và tình trạng này thường giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên táo bón cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nào đó, nếu chị em táo bón sau sinh mổ và có kèm theo các triệu chứng sau thì nên đi khám bác sĩ ngay:
- Không thể đi tiêu
- Táo bón xen kẽ với tiêu chảy
- Đi tiêu phân có lẫn máu hoặc chất nhầy
- Chảy máu trực tràng quá mức
- Đau đớn ở âm đạo, đáy chậu
- Đau trực tràng dữ dội
- Đau bụng dữ dội
Táo bón sau sinh mổ không hiếm gặp nhưng không phải ai cũng biết cách điều trị hiệu quả. Ngoài các cách giảm táo bón tại nhà trên thì chị em còn có thể chọn dùng viên uống thảo dược giúp cải thiện nhanh tình trạng táo bón, an toàn cho cả mẹ và bé. Viên uống có chứa Cao Diếp Cá, Cao Đương Quy, Rutin, Curcuma… sẽ hỗ trợ giúp thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, giúp giảm táo bón và thậm chí còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ hiệu quả.
>> Bài viết liên quan: Có nên thụt táo bón sau sinh không và thuốc thụt táo bón sau sinh hiệu quả
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn