Táo bón nói chung và táo bón thực thể nói riêng xảy ra khá phổ biến hiện nay, liên quan đến các yếu tố làm tổn thương đường tiêu hóa hoặc do các tác nhân từ bên ngoài. Người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng đề điều trị kịp thời và đúng cách.
1. Táo bón là gì? Táo bón thực thể là gì?
Táo bón là tình trạng hệ tiêu hóa bất thường khiến cho người mắc phải không thể đại tiện thường xuyên như bình thường. Lúc này, phân cứng gây đau đớn, chảy máu hậu môn, khó đi tiêu dẫn đến căng thẳng trong quá trình đi. Tùy vào thể bệnh mà người bệnh có triệu chứng khác nhau, thường đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần phân cứng và khô.
Táo bón thường chia làm 2 loại:
- Táo bón thực thể: Táo bón do các nguyên nhân tổn thương cấu trúc hoặc chức năng tại hay ngoài đường tiêu hóa cần được can thiệp vào nguyên nhân bệnh thực thể để cải thiện tình trạng táo bón.
- Táo bón chức năng: Khoảng 95% trường hợp táo bón do rối loạn chức năng và chế độ ăn uống chưa hợp lý. Táo bón chức năng chỉ được chẩn đoán khi đã loại trừ các nguyên nhân thực thế.
2. Các nguyên nhân gây ra táo bón thực thể
Táo bón thực thể khó có thể cải thiện, trị dứt điểm chỉ bằng thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến táo bón thực thể:
- Các tổn thương bẩm sinh ở đại tràng như giãn đại tràng, phình đại tràng,…
- Các bất thường gây cản trở đường đi của phân như xuất hiện khối u đại tràng, khối u trực tràng,… gây táo bón bất thường kèm theo dịch nhầy và máu trong phân.
- Các tổn thương trực tràng và hậu môn như hẹp trực tràng hậu môn, nứt hậu môn, trĩ,…
- Dị vật, khối u chèn ép cản trở đường di chuyển của phân gây táo bón. Ở phụ nữ mang thai những tháng cuối thai to đè vào trực tràng gây táo bón.
- Những người bị tổn thương não hoặc màng não như thoát vị màng não, tổn thương thần kinh vùng đuôi ngựa,…
3. Các triệu chứng của bệnh táo bón thực thể như thế nào?
Táo bón thực thể có triệu chứng giống với táo bón, để chẩn đoán ngoài kiểm tra triệu chứng cần khám chẩn đoán nguyên nhân thực thể. Một số triệu chứng táo bón thực thể rất điển hình như:
- Sau khi đi tiêu vẫn có cảm giác còn phân trong ruột.
- Sự phản xạ thần kinh cơ chi dưới bất thường.
- Phân có máu nhưng không có nứt hậu môn.
- Thần kinh cơ bất thường.
- Ngoài ra, có thể gặp một số triệu chứng như vẹo cột sống, cơ mông bất cần xứng, …
4. Các phương pháp điều trị táo bón thực thể
Tuy táo bón thực thể không quá nguy hiểm, nhưng những triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Người bệnh nếu để táo bón kéo dài không điều trị, có thể gặp phải 1 số biến chứng như nứt hậu môn, nhiễm trùng, mất máu, trĩ,…
Vì thế, cần điều trị sớm táo bón thực thể để ngăn ngừa biến chứng, giúp người bệnh trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường. Hầu hết tình trạng táo bón có thể cải thiện giảm hoặc mất hoàn toàn bằng thay đổi chế độ ăn và lối sống, hãy thử thay đổi những điều sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống nhiều chất xơ giúp phân mềm mại hơn.
- Thường xuyên tập thể dục giúp kích thích hoạt động đường ruột.
- Uống nhiều nước và các dạng chất lỏng khác sẽ giúp làm mềm phân.
- Sử dụng men vi sinh hỗ trợ điều trị táo bón chứa thành phần lợi khuẩn Probiotic và chất xơ hòa tan Prebiotic giúp tạo cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn, tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
- Nếu đã dùng những biện pháp trên mà không thuyên giảm thì người bệnh cần sử dụng thuốc nhuận tràng. Thuốc có tác dụng tăng chất bôi trơn, làm mềm phân, làm ẩm phân, ngăn mất nước và kích thích co thắt ruột. Tuy nhiên, không nên lạm dụng dẫn đến lệ thuộc vào thuốc và các chứng bệnh liên quan.
Táo bón thực thể liên quan đến tổn thương hoặc bệnh lý thực thể cần điều trị loại bỏ nguyên nhân. Từ đó mới khắc phục được tình trạng táo bón cũng như giúp hoạt động tiêu hóa trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Không nên chủ quan nếu táo bón thực thể xảy ra thường xuyên, không hoặc ít cải thiện với các phương pháp thông thường.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn