Tại sao bị táo bón trước kỳ kinh nguyệt và cách cải thiện?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
12 Tháng bảy 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
1179

Đối với chị em phụ nữ, bị táo bón cũng có thể xuất phát từ việc thay đổi nội tiết tố trước ngày “rụng dâu”. Đồng thời, đây cũng là thời điểm phụ nữ gặp một số vấn đề về tiêu hóa khác. Để lý giải rõ hơn về tình trạng bón trước kỳ kinh nguyệt và cách khắc phục, hãy theo dõi bài viết ngay sau đây.

1. Tại sao bị táo bón trước kỳ kinh?

Vì sao chị em lại hay bị táo bón trước kỳ kinh?
Vì sao chị em lại hay bị táo bón trước kỳ kinh?

Chu kỳ kinh nguyệt thông thường ở phụ nữ kéo dài từ 28 – 30 ngày, nồng độ estrogen và progesterone có sự thay đổi liên tục, trong đó thời gian trước chu kỳ là lúc thay đổi nhiều nhất. Lượng progesterone thấp hơn so với thời kỳ rụng trứng, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ trơn trong ruột. Cùng với các yếu tố khác, chị em trước kỳ kinh cũng dễ bị tích tụ phân lâu hơn và sinh ra táo bón. Đây là hiện tượng táo bón do sinh lý hoàn toàn bình thường. Đa phần, sau khi bắt đầu có kinh nguyệt triệu chứng sẽ thuyên giảm, lượng hormone sẽ được cân bằng trở lại.

2. Phụ nữ trước kỳ hành kinh gặp các rối loạn tiêu hóa nào?

Sự thay đổi nội tiết tố của nữ giới trước chu kỳ cũng gây ra các biểu hiện rối loạn tiêu hóa khác, khiến không ít chị em lo lắng về vấn đề đường ruột của mình. Tuy vậy các triệu chứng này cũng sẽ được cải thiện nhanh chóng trong thời gian ngắn chỉ 1 vài ngày sau đó. Một số triệu chứng điển hình như:

2.1. Tiêu chảy

Ngoài táo bón ra chị em còn có thể mắc phải chứng tiêu chảy trước kỳ kinh
Ngoài táo bón ra chị em còn có thể mắc phải chứng tiêu chảy trước kỳ kinh

Ngoài bị táo bón trước kỳ kinh nguyệt, thì nhiều chị em cũng gặp phải tình trạng khó chịu, căng tức bụng kèm với tiêu chảy. Do nồng độ estrogen và serotonin lúc này cao hơn những ngày khác trong chu kỳ, khiến ruột hoạt động mạnh hơn, đồng thời có thể gây kích thích tăng tiết dịch nhờn, khiến dễ bị tiêu chảy, đặc biệt sau khi ăn thức ăn lạnh, thực phẩm dễ kích thích đường ruột. Dùng các thực ăn có nhiều chất béo, chất xơ và sản phẩm chế biến từ sữa sẽ giúp phòng ngừa và giảm tiêu chảy hiệu quả.

2.2. Đầy hơi

Đây cũng là triệu chứng có thể xảy ra do hormone trong cơ thể thay đổi trước ngày “rụng dâu”. Hoạt động tiêu hóa thức ăn bị rối loạn, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, gây thừa khí và xảy ra hiện tượng đầy hơi. Để cải thiện tình trạng này, chị em nên tránh thực phẩm chứa nhiều lưu huỳnh như tỏi, hành, trứng, bông cải xanh. Thay vào đó hãy ăn một vài loại hạt caraway hoặc hạt thì là sẽ hỗ trợ tiêu hóa nhanh hơn, giảm tích tụ khí thừa, đầy hơi.

2.3. Buồn nôn

Chị em trước kỳ kinh nguyệt có thể sẽ cảm thấy buồn nôn bên cạnh chứng táo bón
Chị em trước kỳ kinh nguyệt có thể sẽ cảm thấy buồn nôn bên cạnh chứng táo bón

Thay đổi nội tiết tố trước kỳ kinh nguyệt cũng khiến hệ tiêu hóa bị nhạy cảm và gây ra buồn nôn. Lúc này, chị em có thể lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, thanh đạm và ít gây kích thích cho dạ dày để giảm thiểu tình trạng buồn nôn này

2.4. Cảm giác nhanh đói

Ngoài ra, thời điểm trước chu kỳ, quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn. Vì vậy, cảm giác nhanh đói cũng rất dễ hiểu. Tuy nhiên, để tránh tăng cân và rối loạn tiêu hóa, chị em nên chọn ăn trái cây, rau củ, thức ăn vặt tốt giàu chất xơ, và tránh xa thực phẩm nhiều chất béo.

3. Nên làm gì để giảm triệu chứng tiêu hóa trước và trong kỳ kinh?

Để cải thiện tình trạng táo bón trước kỳ kinh nguyệt, cũng như các triệu chứng tiêu hóa khác trước và trong kỳ kinh, chị em nên lưu ý một số điều như sau:

3.1. Lựa chọn thực phẩm phù hợp

Lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp giảm táo bón trước kỳ kinh nhanh chóng
Lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp giảm táo bón trước kỳ kinh nhanh chóng

Ăn những loại thực phẩm phù hợp sẽ giúp cơ thể dễ chịu và nhẹ nhàng hơn. Trong đó, nên hạn chế thức ăn cay nóng, vị mạnh gây kích thích sẽ gây rối loạn tiêu hóa. Song song với đó là lựa chọn các thực phẩm thanh, dạng mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo, yến mạch, bí ngô, khoai lang….

Đồng thời, một số loại thực phẩm giúp giảm cảm giác khó chịu khi kinh nguyệt đến mà chị em có thể tham khảo như:

  • Rau mùi tây: Chất myristicin và apoil có trong loại rau này sẽ giúp tử cung co bóp nhẹ nhàng hơn, kinh nguyệt ra đều đặn, cải thiện đau bụng kinh và khó chịu
  • Nghệ: giúp giảm nhẹ đau bụng, đầy lùi các vấn đề tiêu hóa như đau dạ dày do viêm loét, xoa dịu hệ tiêu hóa dễ bị kích thích trong kỳ kinh nguyệt
  • Thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi….giúp điều hòa nồng độ progesterone trong chu kỳ.

3.2. Nghỉ ngơi nhiều hơn, không làm việc quá sức

Nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc nặng nhọc, quá sức khi đến ngày. Điều này sẽ khiến chị em cảm thấy mệt mỏi hơn, dẫn đến tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa cũng trở nên nặng nề hơn

3.3. Không uống cà phê, trà đặc

Trong cà phê và trà đặc chứa caffeine không tốt cho tâm sinh lý của nữ giới, nhất là trong những ngày cơ thể nhạy cảm này, càng khiến tâm trạng thêm khó chịu, bất ổn

Táo bón trước kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường, nên chị em không cần quá lo lắng. Hy vọng thông qua bài viết, chị em đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân của tình trạng này cũng như có các biện pháp để cải thiện các vấn đề về tiêu hóa trước và sau chu kỳ hiệu quả, giúp chu kỳ giảm bớt khó chịu, mệt mỏi

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.