Bệnh tê chân tay ở người già – đừng chỉ coi là “bệnh của trời”

Đăng bởi:

Ngày đăng:
31 Tháng Ba 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
7040

Tê bì chân tay là hiện tượng mà người già nào cũng gặp phải, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày cho người bệnh. Vậy đây là hiện tượng sinh lý bình thường hay dấu hiệu bệnh lý? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

1. Bệnh tê bì chân tay ở người cao tuổi là gì?

Bệnh tê bì chân tay mà người cao tuổi hay gặp phải là tình trạng rối loạn cảm giác dây thần kinh ngoại biên ở vị trí đầu ngón tay, ngón chân sau đó lan dần sang cả bàn tay, bàn chân. Người bệnh có thể cảm thấy châm chích, tê rần hoặc mất đi cảm giác ở các chi, gây ảnh hưởng đến hành động cầm nắm, đi lại.

Bệnh tê chân tay ở người cao tuổi là như thế nào?
Bệnh tê chân tay ở người cao tuổi là như thế nào?

Bệnh tê bì chân tay ở người già còn được gọi là “dị cảm”, nghĩa là người cao tuổi mất đi một số hoặc phần lớn cảm giác ở phần bị ảnh hưởng của cơ thể. Đơn giản hơn, người bệnh sẽ không cảm nhận được sự chạm nhẹ, cơn đau, sự nóng lạnh. Những người bước vào độ tuổi trung niên, những người lớn tuổi là đối tượng đang trong giai đoạn xương khớp lão hóa, suy yếu dần nên thường xuyên cảm thấy tê bì chân tay.

Người bệnh có thể cảm thấy tê bì ở bất cứ vị trí nào, nhưng thường thấy nhất là ngón tay, bàn tay, cánh tay, bàn chân hoặc chân. Cảm giác tê bì ngứa ra hoặc châm chích kim châm.

Khi bị tê bì chân tay người lớn tuổi sẽ thường cảm thấy:

  • Châm chích, tê rần như bị kiến cắn ở các đầu ngón tay, ngón chân.
  • Chuột rút thường ở vị trí bắp chân, bàn chân, thường xảy ra khi ngủ.
  • Tê buốt cánh tay, cẳng chân khiến cơ thể khó kiểm soát hoạt động, làm hạn chế vận động.
  • Tay, chân bị mất cảm giác do tình trạng tê bì chân tay kéo dài.
  • Đau nhức mỏi cơ do các cơn đau kéo dài dai dẳng, uể oải và mệt mỏi.

2. Nguyên nhân tê bì chân tay ở người cao tuổi

Những nguyên nhân thường gặp khiến người cao tuổi bị tê chân tay
Những nguyên nhân thường gặp khiến người cao tuổi bị tê chân tay

Bệnh tê bì chân tay ở người già đôi khi chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, đa phần là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh khác nhau mà nếu không điều trị tốt sẽ để lại những biến chứng lâu dài. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tê bì chân tay:

Sai tư thế ngồi hoặc ngủ

Thói quen xấu trong sinh hoạt như thường xuyên ngồi cố định một chỗ, ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, nằm xem ti vi, ngủ gục,… khiến mạch máu và thần kinh bị chèn ép, làm giảm lưu lượng máu tới các chi và gây ra cảm giác tê bì.

Chấn thương

Bệnh tê bì chân tay ở người già có thể là do người cao tuổi đang bị chấn thương hoặc có tiền sử bị gãy tay, gãy chân, nứt xương,… sẽ thường xuyên bị đau mỏi, tê bì chân tay hơn.

Biến chứng bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Bệnh tiểu đường gây ra cảm giác ngứa ran xương khớp, tê chân tay ở người già
Bệnh tiểu đường gây ra cảm giác ngứa ran xương khớp, tê chân tay ở người già

Tiểu đường là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi. Đây cũng là đối tượng có nhiều nguy cơ bị biến chứng nếu không kiểm soát tốt lượng đường huyết. Trong đó, thường gặp nhất là biến chứng dây thần kinh vận động, ảnh hưởng trực tiếp lên xương khớp và gây ra cảm giác tê bì chân tay, ngứa ran trong xương khớp.

Đau thần kinh tọa ở người già

Đau thần kinh tọa cũng là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi. Triệu chứng đau thần kinh tọa thường chỉ xuất hiện ở một bên của cơ thể. Cơn đau bắt đầu từ phần lưng dưới và lan dần xuống mông, sau cùng là chân và bàn chân, dẫn đến tê bì hoặc rối loạn cảm giác ở chân. Đặc trưng của cơn đau

Hội chứng đường hầm cổ chân

Hội chứng đường hầm cổ chân xảy ra do dây thần kinh chạy dọc theo mặt trong của mắt cá chân và bàn chân bị đè nén hoặc tổn thương. Những người mắc bệnh thường có xu hướng cảm thấy tê bì, ngứa ran và đau nhức ở gót chân, cổ chân và bàn chân.

Bệnh động mạch ngoại vi

Người cao tuổi mắc bệnh động mạch ngoại vi khiến tay chân dễ tê nhức
Người cao tuổi mắc bệnh động mạch ngoại vi khiến tay chân dễ tê nhức

Động mạch ngoại vi là bệnh lý có xu hướng gia tăng ở người lớn tuổi. Đây được hiểu là các tổn thương động mạch vùng tiểu khung, trong đó tay và chân bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đây là lý do người cao tuổi dễ bị tê và yếu tay chân, chuột rút,…

Khối u hoặc sự phát triển bất thường khác

Nếu người già xuất hiện các triệu chứng tê bì tay, chân trong thời gian dài thì cần đi kiểm tra ngay bởi đây có thể là dấu hiệu do các khối u phát triển. Đến một giai đoạn nhất định, các khối do chịu ảnh hưởng của các bộ phận ở xa sẽ sản sinh ra các triệu chứng thần kinh tương ứng như tê bì chân tay, mất sức, đi đứng không vững,…

Sử dụng rượu

Tiêu thụ đồ uống có cồn quá nhiều cũng có thể gây ra các tổn thương dây thần kinh, dẫn đến cảm giác tê bì tại các chi. Bệnh tê chân tay ở người già rất nhiều trường hợp nguyên nhân do rượu bia.

Uống rượu bia sẽ khiến tổn thương dây thần kinh, rồi tê bì các chi
Uống rượu bia sẽ khiến tổn thương dây thần kinh, rồi tê bì các chi

Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là một bệnh lý mãn tính liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Đặc trưng của bệnh là tình trạng đau nhức tại các vị trí như cơ, dây chằng, gân và phần mềm xung quanh. Cơn đau còn lan tỏa ra toàn thân, đi kèm với tình trạng cứng cơ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, suy giảm trí nhớ, quá tải vận động…

Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên là bệnh lý thường gặp ở người trung niên và người già. Bệnh có thể liên quan đến những bất thường trong dẫn truyền thần kinh dopamine. Hầu như tất cả người cao tuổi bị hội chứng chân không yên đều trải qua cảm giác bồn chồn ở chân thôi thúc khiến họ phải vận động để giảm bớt khó chịu. Ngoài ra, có thể đi kèm với dị cảm như ngứa, bỏng rát hoặc kiến bò sâu bên trong chân. Những cảm giác này cũng có thể xảy ra đối với tay.

Đa xơ cứng

Hội chứng đa xơ cứng gây tình trạng đau nhức và tê bì chân tay ở người già
Hội chứng đa xơ cứng gây tình trạng đau nhức và tê bì chân tay ở người già

Đa xơ cứng là một hội chứng rối loạn hệ thống miễn dịch, khiến các kháng thể tấn công lớp vỏ bảo vệ bao quanh các sợi thần kinh, gây tắc nghẽn đường truyền tín hiệu giữa não và các bộ phận trên cơ thể. Triệu chứng thường gặp của đa xơ cứng liên quan đến các vấn đề thị lực, tê, ngứa, yếu cơ. Trong đó, tình trạng đau nhức và tê chân tay là những dấu hiệu phổ biến nhất.

Đột quỵ hoặc đột quỵ nhỏ

Đột quỵ hoặc đột quỵ thoáng qua có thể gây ra tổn thương não và ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Hầu hết người bị đột quỵ có thể bị ảnh hưởng tới khả năng vận động và tư duy như tê liệt tay chân hoặc toàn bộ cơ thể, mất kiểm soát ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc,…

3. Điều trị tê bì chân tay ở người già như thế nào?

Người già bị tê bì chân tay phải điều trị thế nào?
Người già bị tê bì chân tay phải điều trị thế nào?

Có không ít trường hợp chứng tê buồn chân tay ở người già là cảnh báo sớm tổn thương thần kinh ngoại vi do các chứng bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, mỡ máu, huyết áp cao… Do đó, khi có dấu hiệu tê buồn chân tay nêu trên, tốt nhất bạn nên đi thăm khám sớm. Tùy thuộc vào tính chất và mức độ tê bì mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị chứng tê bì chân tay, trong đó phổ biến nhất là sử dụng thuốc tây, thuốc Đông y kết hợp với thực hiện vật lý trị liệu và vận động hợp lý.

Điều trị tê buồn chân tay bằng thuốc tây

Tùy từng bệnh lý mà người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol
  • Thuốc chống viêm không steroid: Aspirin, Diclofenac, Ketoprofen, Ibuprofen,…
  • Tiêm corticoid.
  • Vitamin nhóm B.

Với các trường hợp tê bì do rối loạn chuyển hóa lipid máu thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc để kiểm soát lipid trong máu sao cho ở ngưỡng an toàn.

Tập luyện đúng cách

Tập những động tác nắm duỗi bàn tay cánh tay, nâng chân để giảm tê chân tay
Tập những động tác nắm duỗi bàn tay cánh tay, nâng chân để giảm tê chân tay

Tập luyện đúng cách cũng làm giảm các triệu chứng tê buồn chân tay. Đặc biệt, trong trường hợp tê bì chân tay sinh lý, người bệnh chỉ cần thường xuyên vận động và rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập giảm tê bì chân tay nhẹ nhàng kết hợp với xoa bóp.

Người cao tuổi có thể thực hiện một số động tác giúp giảm tê mỏi tay chân như:

  • Bài tập cho tay: Nắm bàn tay lại, xòe mạnh thẳng bàn tay và duỗi cánh tay. Dùng tay trái xoa bóp cho tay phải và ngược lại để giúp khí huyết lưu thông.
  • Bài tập cho chân: Đứng thẳng, sau đó từ từ nâng một chân lên khỏi mặt đất. Cố gắng đứng thăng bằng trên chân còn lại trong vòng 30 giây rồi đổi chân. Bài tập này sẽ giúp rèn luyện khả năng thăng bằng cơ thể và cải thiện tình trạng tê nhức chân tay.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp với các phương pháp khác như: vật lý trị liệu, châm cứu, massage cũng sẽ giúp giảm tình trạng tê nhức một cách hiệu quả.

4. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tê bì chân tay ở người già

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để ngăn ngừa tê bì chân tay ở người già
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để ngăn ngừa tê bì chân tay ở người già

Để phòng ngừa chứng tê nhức chân tay ở người già, trước hết, người bệnh không nên quá lo lắng mà cần áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý:

  • Người cao tuổi nên thực hiện chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó, giúp phòng ngừa chứng tê nhức chân tay, đau mỏi xương khớp.
  • Bổ sung các loại hoa quả và rau xanh trong bữa ăn hàng ngày như: khoai tây, cà rốt, súp lơ xanh, cải bó xôi, rong biển, nho…
  • Nên dùng các loại dầu chứa axit béo omega 3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô liu…
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt như: lúa mì, yến mạch…
  • Bổ sung thêm: vitamin D, B, K, axit folic, canxi, sắt có trong các loại rau, đậu, trứng, sữa…

Bên cạnh việc áp dụng chế độ ăn uống và vận động khoa học, để giảm tê nhức chân tay, cải thiện vận động, người cao tuổi nên kết hợp sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là sản phẩm chứa thành phần hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu như Ginkgo biloba, Fursultiamine, Cao Blueberry, Chondroitin… giúp cung cấp đủ máu cho các tế bào thần kinh. Qua đó, hỗ trợ làm giảm tất cả các triệu chứng liên quan đến tuần hoàn máu kém như tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy, chân tay lạnh, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ,…

Tê bì chân tay ở người già không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng tới khả năng vận động, làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, ngay khi có biểu hiện tê nhức chân tay, người bệnh cần tới cơ sở y tế thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.