Tê bì chân tay sau tai biến: Cảnh giác để khắc phục kịp thời

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
9 Tháng mười 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
463

Tê bì chân tay sau tai biến là tình trạng thường gặp gây khó khăn cho người bệnh khi đi lại, cầm nắm đồ vật, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày… Vì sao họ gặp phải triệu chứng này sau đột quỵ và liệu có biến chứng gì không?

1. Nguyên nhân gây tê bì chân tay sau tai biến

Vì sao lại có tình trạng tê bì chân tay sau tai biến?
Vì sao lại có tình trạng tê bì chân tay sau tai biến?

Tai biến xảy ra khi lưu lượng máu trong não bị cản trở, các tế bào não bị thiếu máu giàu oxy bắt đầu chết và mất chức năng. Các tác động thứ cấp xảy ra phụ thuộc vào khu vực não bị ảnh hưởng bởi đột quỵ. Khi các tế bào não bị tổn thương sau một cơn đột quỵ, vùng não đó sẽ gặp khó khăn trong việc chỉ đạo các dây thần kinh cũng như các tế bào điều khiển các chức năng vận động.

Tê bì chân tay sau tai biến là triệu chứng phổ biến của chứng rối loạn cảm giác và tổn thương trong não bộ, sẽ gây mất cảm giác ở tay, ở chân và một số vùng bị ảnh hưởng khác. Tình trạng tê sau tai biến thường đi kèm cùng với những vấn đề về cảm giác khác như các đầu ngón tay, ngón chân tê như bị điện giật, châm chích, đau nhức, ngứa ran, quá mẫn cảm và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Hai vùng não quyết định sự tê bì sau đột quỵ là đồi thị và thùy chẩm. Đồi thị chịu trách nhiệm giải thích 98% tất cả các đầu vào cảm giác. Hay nói cách khác, thùy chẩm phân biệt đầu vào này với năm giác quan, bao gồm cả xúc giác.

2. Cảm giác tê bì sau tai biến kéo dài bao lâu?

Cảm giác tê bì sau tai biến kéo dài bao lâu?
Cảm giác tê bì sau tai biến kéo dài bao lâu?

Hầu hết người bệnh bị tê bì chân tay sau tai biến cần áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau và sẽ tốn nhiều thời gian để có thể phục hồi các tổn thương. Một số trường hợp chứng chân tay tê bì sau tai biến có thể tự thuyên giảm thông qua quá trình tự phục hồi của cơ thể. Người bệnh vẫn cần sự can thiệp y tế để có thể đạt được hiệu quả tối đa cho sự phục hồi. Vì tình trạng đột quỵ của mỗi người bệnh khác nhau, vị trí của đột quỵ và cường độ phục hồi chức năng… nên quá trình phục hồi sẽ không giống nhau. Theo các nghiên cứu thì người bệnh tai biến phục hồi nhanh chóng trong 3 tháng đầu tiên nhưng có thể vẫn ở mức này thậm chí ở mốc 5 năm nếu không tiếp tục phục hồi chức năng.

3. Các triệu chứng cảnh giác tê bì chân tay sau tai biến

Các triệu chứng, dấu hiệu tê bì chân tay sau tai biến thường là:

  • Tê, ngứa râm ran bắt đầu từ đầu ngón tay, ngón chân: Người bệnh thường cảm thấy ngón tay và ngón chân đôi khi là các khe, kẽ ngón ngứa, châm chích khó chịu.
  • Hiện tượng chuột rút: Các cơ bị co thắt đột ngột dẫn đến đau nhức âm ỉ ở các vùng bắp tay và chân của người bệnh.
  • Tê bì lan ra cánh tay, cẳng chân: Người bệnh bắt đầu xuất hiện tình trạng tê bì khắp cánh tay và chân, gây cảm giác khó chịu, kèm theo cả cảm giác tê buốt, hạn chế vận động.
  • Mất cảm giác ở tay, chân: Tê chân tay kéo dài mà không có các biện pháp can thiệp dẫn đến tình trạng người bệnh mất đi hoàn toàn cảm giác ở tay, chân.
Cảnh giác với những dấu hiệu nhận biết tê bì chân tay sau tai biến
Cảnh giác với những dấu hiệu nhận biết tê bì chân tay sau tai biến

4. Tê bì chân tay sau tai biến có nguy hiểm không?

Với một số người bệnh thì tình trạng tê bì chân tay có thể tự phục hồi nhưng trong nhiều trường hợp người bệnh cần sớm áp dụng các phương pháp phục hồi chứng năng để cải thiện tình trạng trên. Vì nếu không điều trị thì sẽ có những biến chứng như:

  • Mất khả năng vận động hoàn toàn
  • Rối loạn hoặc mất cảm giác vĩnh viễn không thể phục hồi
  • Teo cơ
  • Bại liệt toàn thân hoặc liệt nửa người

5. Một số biện pháp đẩy lùi tê bì chân tay sau tai biến

5.1. Bài tập rèn luyện cảm giác

Đẩy lùi tê bì chân tay sau tai biến bằng các bài tập rèn luyện cảm giác
Đẩy lùi tê bì chân tay sau tai biến bằng các bài tập rèn luyện cảm giác

Do tê bì chân tay sau tai biến khác với tình trạng tê bì chân tay khác ở nguyên nhân bắt nguồn từ não, không phải các mô cục bộ nên cách điều trị tê thấp phổ biến nhất là thông qua việc bồi dưỡng cảm giác hay còn gọi là bồi bổ cảm giác. Bài tập rèn luyện này dựa trên một quá trình được gọi là sự dẻo dai của thần kinh, nói cách khác đó là khả năng tự nhiên của não để tổ chức lại và tự hồi phục cũng như học các chức năng mới. Người bệnh có thể áp dụng các bài tập cảm giác như có thể sử dụng các nguyên liệu có kết cấu khác nhau như giấy nhám thô, bông gòn mịn, chất liệu mềm mịn và dùng để cảm nhận chúng mà không cần nhìn. Sau đó nhìn để xác nhận cảm nhận có đúng không. Bài tập này sẽ giúp não từ từ phục hồi thông qua các kích thích lặp đi lặp lại.

5.2. Châm cứu

Châm cứu là một phương pháp điều trị thay thế, dùng các kim mỏng châm vào các huyệt cụ thể trên cơ thể. Đôi khi kích thích điện được áp dụng cho các kim sau khi châm, được gọi là điện châm. Theo các chuyên gia thì châm cứu bằng điện giúp khuyến khích sự dẻo dai thần kinh ở những người bệnh đột quỵ bị suy giảm khả năng cảm thụ âm thanh như tê bì. Người bệnh có phản ứng tốt hơn với kích thích xúc giác (như các bài tập rèn luyện lại giác quan) so với châm cứu bằng điện, nhưng cả hai đều tăng cường độ dẻo dai thần kinh và phục hồi sau đột quỵ.

Châm cứu để cải thiện chứng tê bì chân tay sau tai biến
Châm cứu để cải thiện chứng tê bì chân tay sau tai biến

5.3. Liệu pháp gương

Đây là liệu pháp được sử dụng phổ biến nhất giúp thúc đẩy phục hồi vận động ở tay sau đột quỵ, đặc biệt là khi cử động tay bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế liệu pháp gương là phương pháp phục hồi chức năng tuyệt vời người bệnh liệt tay sau đột quỵ. Phương pháp này đã được chứng minh là giúp cải thiện cảm giác sau đột quỵ.

Một tấm gương sẽ được đặt trên mặt bàn lên bàn tay bị ảnh hưởng. Người hướng dẫn cùng thực hành các bài tập trị liệu tay khác nhau với bàn tay không bị ảnh hưởng của người bệnh trong khi quan sát hình ảnh phản chiếu của họ. Điều này giúp kích hoạt các tế bào thần kinh phản chiếu trong não và khuyến khích sự dẻo dai thần kinh.

Người bệnh tê bì chân tay sau tai biến có thể chọn dùng các sản phẩm có chứa thành phần hỗ trợ hoạt huyết thông mạch, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu vừa an toàn và hỗ trợ tốt cho người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch là Ginkgo Biloba (bạch quả) và Cao Blueberry. Trong đó, Ginkgo Biloba có vai trò hoạt huyết, tăng cường lưu thông mạch máu não, giúp hệ tuần hoàn máu não hoạt động được thuận lợi, trơn tru hơn. Cao Blueberry có chức năng cải thiện sức khỏe hệ thần kinh nói chung, nuôi dưỡng và bảo vệ hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Người bệnh có thể tìm thấy hai thành phần này trong một viên uống, ngoài ra viên uống còn có các thành phần tiền vitamin B1, B2, B6 có trong sản phẩm giúp kích thích nhanh sự tái sinh dây thần kinh, giải quyết các rối loạn chức năng dây thần kinh, góp phần giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Sản phẩm cũng cần phải chứa thành phần Chondroitin, vì nó giúp hàn gắn màng dây thần kinh, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.  Đồng thời sử dụng hàng ngày viên uống Omega 3 nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ Na Uy, cung cấp đầy đủ cả EPA và DHA, dầu đậu nành, Gelatin, Glycerin, Sorbitol, ethyl vanillin, nipagin, nipasol. Sản phẩm thích hợp phòng và điều trị  xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, bệnh tim mạch.

Điều trị sau tai biến cần kiên trì của cả người bệnh lẫn người thân mới đem đến hiệu quả, phục hồi tốt, cải thiện các di chứng của bệnh trong đó có tình trạng tê bì chân tay sau tai biến.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận