Tê tay chân khi ngủ có thể là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể, nhưng cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khi thường xuyên có biểu hiện tê bì chân tay khi ngủ, hãy đi khám để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.
1. Những lý do dẫn đến hiện tượng tê tay chân khi ngủ
Tê tay là hiện tượng tê rần, châm chích, đôi khi mất cảm giác ở bàn tay, ngón tay khiến việc cầm nắm đồ vật gặp khó khăn. Tê tay khi ngủ có thể là do bị tì đè khi nằm hoặc là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý.
Dưới đây là các nguyên nhân gây tê bì chân tay khi ngủ:
1.1. Ngủ sai tư thế
Đây là nguyên nhân rất phổ biến dẫn đến hiện tượng tê tay khi ngủ. Thói quen nằm gục trên bàn, ngủ không trở mình, nằm đè lên tay,… gây chèn ép mạch máu, cản trở máu lưu thông đến các chi. Hậu quả là bạn bị tê rần, đau mỏi tay khi ngủ dậy.
1.2. Liệt giấc ngủ
Liệt giấc ngủ là tình trạng mất khả năng cử động tạm thời xảy ra ngay sau khi chìm vào giấc ngủ. Lúc này, con người vẫn nhận thức được mọi việc xung quanh nhưng không thể cử động hay nói chuyện. Hiện tượng này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, dẫn đến tình trạng tay tạm thời bị tê liệt trong lúc ngủ.
1.3. Căng thẳng, thiếu ngủ
Căng thẳng thần kinh, stress kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tình trạng ngủ không đủ giấc, mất ngủ xảy ra liên tục sẽ tạo áp lực lớn cho não bộ, khiến hoạt động của hệ thần kinh bị tê liệt. Hậu quả là người bệnh cảm thấy tê bì tay chân, thậm chí là run rẩy tứ chi khi ngủ.
1.4. Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là bệnh lý chèn ép dây thần kinh trong ống cổ tay. Hậu quả của việc chèn ép là gây đau, tê bì hoặc mất cảm giác tại ngón tay giữa, sau đó lan sang nơi dây thần kinh đi qua như cổ tay, cánh tay,….Tình trạng này xuất hiện nhiều hơn về đêm, có thể khiến nằm ngủ hay bị tê chân tay, mất ngủ, ngủ không ngon.
1.5. Tiểu đường
Tê nhức chân tay, đặc biệt là tê chân tay khi ngủ là một triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Khi lượng đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa trong cơ thể người bệnh diễn ra mạnh mẽ. Quá trình này sẽ làm gia tăng các gốc tự do, gây tổn thương tới các mạch máu và dây thần kinh vùng bàn chân, bàn tay, từ đó có thể dẫn đến hiện tượng tê tay chân.
1.6. Các bệnh lý về tim mạch
Khi mắc các bệnh lý về tim mạch, quá trình lưu thông máu từ tim tới các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Trong đó, tay là vị trí ở xa tim nên dễ bị tê bì, sưng đầu ngón tay hoặc đau khớp. Vì thế, người bệnh dễ bị tê chân tay khi ngủ.
1.7. Đột quỵ
Các cơn tê bì, tê liệt tay có thể là dấu hiệu của đột quỵ hoặc các cơn thiếu máu não thoáng qua. Bệnh thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị gián đoạn, làm tổn thương đến hệ thần kinh, gây ra những rối loạn về cảm giác như tê liệt tay chân, hoa mắt, chóng mặt, mê sảng, mất ngôn ngữ,…
1.8. Các nguyên nhân khác xuất phát từ bệnh thần kinh ngoại biên
Hiện tượng tê tay khi ngủ có thể do các bệnh thần kinh ngoại biên. Bệnh xảy ra khi các dây thần kinh bị tổn thương và không thể gửi tín hiệu từ não và tủy sống đến các bộ phận của cơ thể (bó cơ, da, bàn tay, chân,…) và ngược lại.
1.9. Thiếu chất, vitamin
Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B1, B12 và khoáng chất như: canxi, magie, kali… thì rất dễ xảy ra tình trạng tê bì chân tay, đau cơ, co thắt cơ bắp, chuột rút thường xuyên. Trường hợp này thường gặp ở những người cơ thể suy nhược, thể lực kém, phụ nữ mang thai, trẻ biếng ăn.
1.10. Thừa cân, béo phì, ít vận động
Người bị thừa cân, béo phì hoặc lười vận động cũng rất dễ bị tê buốt tay khi ngủ. Nguyên nhân là do cân nặng quá khổ sẽ gây áp lực rất lớn lên xương khớp, dây chằng và dây thần kinh, làm cản trở quá trình lưu thông máu nên dễ bị tê tay khi ngủ.
2. Làm thế nào để khắc phục chứng sau khi ngủ dậy bị tê tay chân?
Trong một số trường hợp nguyên nhân gây tê tay chân khi ngủ là do tì đè khi nằm, bạn có thể áp dụng các cách khắc phục dưới đây để giảm thiểu cảm giác tê bì:
- Thực hiện các động tác duỗi thẳng đơn giản như nắm bàn tay lại sau đó xòe ra hết cỡ. Lặp lại động tác liên tục cho đến khi hết tê.
- Xoa bóp, massage tay bị tê sẽ hỗ trợ quá trình lưu thông máu, giảm cảm giác tê bì.
- Ngâm tay chân trong nước ấm sẽ giúp cơ thể giữ ẩm, thúc đẩy tuần hoàn máu khắp cơ thể, khắc phục tình trạng tê cứng chân tay.
- Thay đổi tư thế ngủ thường xuyên, chọn gối cao vừa phải, bỏ thói quen lấy tay làm gối hoặc gác lên trán.
- Với chứng tê tay chân khi ngủ dậy do bệnh lý gây ra, bệnh nhân cần gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể. Phương pháp điều trị thường là uống thuốc giảm đau, thuốc chống viêm. Đối với trường hợp nặng hơn thì có thể phải can thiệp ngoại khoa.
Bạn cũng có thể sử dụng thêm sản phẩm giúp phòng và giảm tê bì chân tay, biến chứng thần kinh, mạch máu do các nguyên nhân bệnh lý có thể gây nên. Viên uống bạn chọn nên có các thành phần như Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondroitin và các vitamin nhóm B, sẽ có công dụng giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường, rối loạn lipid. Đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả đau dây thần kinh, đau mỏi lưng, vai gáy do thoái hóa xương khớp.
3. Phòng ngừa tê bì chân tay
Để tê bì chân tay không ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bạn nên chú ý những điều dưới đây:
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh xa những loại thực phẩm độc hại sẽ giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, đẩy lùi chứng bệnh gây tê tay chân.
- Thay đổi tư thế ngủ thường xuyên, chọn gối cao vừa phải, bỏ thói quen lấy tay làm gối hoặc gác lên trán.
- Xoa bóp tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi làm việc nhiều để giúp cho quá trình lưu thông máu tốt hơn, hạn chế chứng tê bì tay khi ngủ.
- Luyện tập thể dục đều đặn sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa được các bệnh như tim mạch, cột sống, đột quỵ, mỡ máu,… Nhờ đó mà triệu chứng tê cứng tay, chân cũng được khắc phục một cách hiệu quả.
- Uống nhiều nước tuy là hành động đơn giản nhưng nhất định bạn không được bỏ qua. Cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ hỗ trợ cho quá trình tuần hoàn máu, chống hiện tượng máu đông.
- Sử dụng nẹp cổ tay hoặc khăn trong khi ngủ: Triệu chứng “dị cảm’ thường xuất hiện phổ biến vào ban đêm, do đó việc giữ cổ tay thẳng khi ngủ có thể giúp giảm áp lực lên dây thần kinh giữa từ đó hạn chế tối đa hiện tượng này.
Trên đây là các thông tin về hiện tượng tê bì tay chân khi ngủ. Nếu như bạn cảm thấy mình đang có các triệu chứng tê bì chân tay khi ngủ hoặc khi vận động thì cần phải lưu ý thăm khám để được điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan:
- [Top 10] cách chữa tê chân tay hiệu quả tại nhà
- Đau nhức xương khớp và tê bì chân tay có nguy hiểm không?
- Bị tê chân tay thiếu chất gì và nên bổ sung như thế nào?
Nguồn tham khảo
- [1] What can cause numbness in hands while sleeping? https://www.medicalnewstoday.com/articles/numbness-in-hands-while-sleeping
- [2] Numbness in Hands While Sleeping: Causes and Remedies. https://www.sleepfoundation.org/physical-health/numbness-in-hands-while-sleeping
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn