Tê lòng bàn chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
29 Tháng Một 2024

Lần cập nhật cuối:
29 Tháng Một 2024

Số lần xem:
28608

Bàn chân không chỉ giúp chúng ta di chuyển mà còn chịu áp lực của trọng lượng cơ thể. Vì thế khi chân xuất hiện các vấn đề như đau nhức, trầy xước, tê… thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của bàn chân. Để giải đáp cho câu hỏi tê lòng bàn chân là bệnh gì cùng tìm hiểu trong nội dung sau.

Tìm hiểu những thông tin hữu ích về hiện tượng tê lòng bàn chân
Tìm hiểu những thông tin hữu ích về hiện tượng tê lòng bàn chân

1. Tê lòng bàn chân là bệnh gì?

Tê lòng bàn chân là tình trạng mất cảm giác, rối loạn cảm giác ở dưới lòng bàn chân. Tình trạng này gây khó chịu, tâm lý bất an và cản trở vận động của người bệnh.

Xem thêm: Những điều cần biết về hiện tượng tê bì chân tay

2. Dấu hiệu khi tê lòng bàn chân

Người bệnh có tê lòng bàn chân trái hoặc bàn chân phải, cũng có khi cả hai. Các dấu hiệu, triệu chứng điển hình của bệnh là:

  • Tình trạng tê lòng bàn chân diễn ra trong nhiều lần trong khoảng thời gian kéo dài.
  • Lòng bàn chân bị tê, khác thường về màu sắc, nhiệt độ và hình dạng.
  • Kèm theo tê lòng bàn chân còn có biểu hiện chóng mặt, đau đầu một cách dữ dội, choáng váng, khó thở, mệt mỏi, bị co giật…
  • Người bệnh có thể thấy tê, đau nhức lâm râm ở chân, chân bị yếu đi và khó khăn trong việc điều chỉnh các cử động.

Nếu thấy tê lòng bàn chân như bị kim châm kèm với một số cảm giác đau, ngứa râm ran thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm, người bệnh chớ chủ quan nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

3. Nguyên nhân tê lòng bàn chân

Nhiều người vẫn còn đang băn khoăn không biết mình bị tê lòng bàn chân như vậy là do đâu? Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến mà bạn có thể tham khảo.

3.1. Sai tư thế

Bị tê ở lòng bàn chân có thể là do hoạt động sai tư thế
Bị tê ở lòng bàn chân có thể là do hoạt động sai tư thế

Đây là một nguyên nhân hay gặp gây tê lòng bàn chân do ngồi trên bàn chân, quỳ hoặc ngồi lâu, ngồi vắt chéo chân, mang giày quá chật… Các tư thế này sẽ khiến lưu lượng máu cung cấp cho chi dưới giảm, áp lực lên dây thần kinh tăng.

3.2. Lạm dụng bia rượu

Đây là nguyên nhân khiến những người nghiện rượu thường bị tê buốt lòng bàn chân kéo dài. Do chất độc hại trong bia rượu tàn phá dây thần kinh ở bàn chân.

3.3. Chấn thương

Những chấn thương ở bàn chân, mắt cá chân sẽ trực tiếp gây đau và có khả năng làm tê lòng bàn chân. Hay chấn thương cột sống thắt lưng, hông, mông cũng có thể làm tổn thương dây thần kinh chạy xuống chân từ đó tác động tới lòng bàn chân.

3.4. Thừa cân, béo phì

Thừa cân béo phì cũng dẫn đến hiện tượng lòng bàn chân bị tê
Thừa cân béo phì cũng dẫn đến hiện tượng lòng bàn chân bị tê

Nếu trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ làm tăng áp lực lên khung xương và bàn chân. Người béo phì dễ bị dư thừa mỡ trong thành mạch máu từ đó làm hẹp mạch, gây giảm lưu lượng máu đến bàn chân.

3.5. Nhiễm độc

Tuy nguyên nhân nhiễm độc ít gặp nhưng người bệnh không nên chủ quan với nguy cơ này. Nhiễm thủy ngân, asen, thallium có thể gây tê lòng bàn chân và thường xâm nhập vào cơ thể qua thực phẩm, nước, không khí…

3.6. Hội chứng đường hầm cổ chân

Hội chứng này sẽ khiến người bệnh bị đau nhức, tê, ngứa ở mắt cá chân, bàn chân, gót chân và lòng bàn chân. Tình trạng này xuất hiện khi dây thần kinh chày sau trong cổ chân bị chèn ép.

3.7. Bệnh động mạch ngoại biên

Lòng bàn chân tê buốt là biểu hiện của bệnh động mạch ngoại biên
Lòng bàn chân tê buốt là biểu hiện của bệnh động mạch ngoại biên

Mạch máu ngoại biên có nhiệm vụ cung cấp máu cho tay và chân. Nếu mạch máu này bị tắc nghẽn sẽ làm giảm lưu lượng máu tới các chi.

3.8. Đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là tình trạng đau ở dây thần kinh kéo dài từ thắt lưng xuống lòng bàn chân. Cơn đau do bệnh này sẽ chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa và gây châm chích ở bàn chân, có thể kèm theo tê, yếu lưng, mông, nặng hơn là rối loạn kiểm soát bàng quang.

3.9. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống thắt lưng bị thoát ra khỏi vị trí bình thường sẽ chèn ép lên dây thần kinh và có thể tác động lên cả dây thần kinh đi tới lòng bàn chân, gây đau, tê bì chân.

3.10. Đau cơ xơ hóa

Bị tê cứng lòng bàn chân do đang mắc phải bệnh đau cơ xơ hóa
Bị tê cứng lòng bàn chân do đang mắc phải bệnh đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là bệnh mạn tính gây đau ở phần mềm, cơ, gân, dây chằng với các triệu chứng như đau nhức, mệt mỏi, chân không yên, trầm cảm, mất ngủ, suy giảm trí nhớ và có thể bị tê lòng bàn chân khi ngủ.

3.11. Đa xơ cứng

Theo bác sĩ chuyên khoa Heidi Moawad, đa xơ cứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công hệ thần kinh trung ương. Người bệnh có thể nhìn mờ, nhìn đôi, nói lắp, mệt mỏi, có thể tê chân, yếu cơ, khó giữ thăng bằng.

3.12. Biến chứng thần kinh do tiểu đường

Biến chứng của bệnh lý này có thể là nguyên nhân gây tê lòng bàn chân khiến dây thần kinh tổn thương và kéo theo cảm giác đau, ngứa ran, tê lòng bàn tay và lòng bàn chân. Nếu tình trạng này nghiêm trọng, người bệnh có thể bị mất cảm giác, liệt các chi.

3.13. Đột quỵ

Tê buốt lòng bàn chân có thể là dấu hiệu của bệnh đột quỵ
Tê buốt lòng bàn chân có thể là dấu hiệu của bệnh đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng cần cấp cứu kịp thời. Đột quỵ sẽ gây ra tê, mất cảm giác một nửa cơ thể, trong đó có tê lòng bàn chân phải hoặc tê lòng bàn chân trái và một loạt các dấu hiệu khác như:

  • Đau đầu dữ dội
  • Chóng mặt
  • Tê cứng một nửa mặt
  • Mất thị lực
  • Nhầm lẫn đột ngột
  • Khó nói
  • Mất ý thức

4. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu thấy tê lòng bàn chân kèm theo các yếu tố, tình trạng sau thì người bệnh cần đi gặp bác sĩ ngay.

  • Tê lòng bàn chân kéo dài trên 3 ngày
  • Triệu chứng tê nghiêm trọng và tăng dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà
  • Kèm theo các triệu chứng khác như đau nhức các vùng khác, yếu cơ, khó vận động, chóng mặt, đau đầu, mơ hồ…

5. Chẩn đoán

Các biện pháp chẩn đoán cho tình trạng lòng bàn chân tê mỏi
Các biện pháp chẩn đoán cho tình trạng lòng bàn chân tê mỏi

Bác sĩ sẽ thăm khám và hỏi một số câu hỏi về triệu chứng bệnh, cảm giác của người bệnh cũng như các bệnh đã mắc trước đó. Tiếp đến bác sĩ sẽ kiểm tra bàn chân của bạn và có thể chỉ định một số xét nghiệm:

  • Chụp X-quang: Để kiểm tra tổn thương xương khớp
  • Chụp CT: Cho thấy hình ảnh chi tiết của xương, khớp, mô mềm
  • Chụp MRI: Cung cấp hình ảnh mô mềm, mạch máu, dây thần kinh, cấu trúc xương khớp
  • Chụp tủy đồ
  • Điện cơ, xét nghiệm dẫn truyền thần kinh
  • Xét nghiệm máu

6. Cách trị tê lòng bàn chân

Để điều trị tê lòng bàn chân thì người bệnh cần đi khám để tìm nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có cách điều trị thích hợp. Nếu do sai tư thế hay do thói quen sinh hoạt như lạm dụng rượu bia, thừa cân thì chỉ cần thay đổi thói quen cũ. Còn do các nguyên nhân bệnh lý thì có thể điều trị theo phác đồ và các cách dưới đây:

6.1. Xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt cải thiện chứng tê bì ở lòng bàn chân
Xoa bóp bấm huyệt cải thiện chứng tê bì ở lòng bàn chân

Xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp giảm đau nhức lòng bàn chân và thao tác nên được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa. Phương pháp này sẽ tăng cường lưu thông máu, giãn cơ, giảm sức ép cho dây thần kinh.

6.2. Chườm lạnh

Chườm lạnh có tác dụng đặc biệt trong trường hợp có chấn thương, chèn ép dây thần kinh sẽ giúp giảm đau, giảm sưng, ngăn ngừa bầm tím. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị một túi đá hoặc một chiếc khăn mỏng để bọc đá chườm trong 15 phút, lưu ý là không áp dụng lên vết thương hở.

6.3. Sử dụng thiết bị hỗ trợ

Một số trường hợp người bệnh có thể được chỉ định dùng các thiết bị hỗ trợ cho quá trình điều trị nhà là nẹp, tất hoặc giày được thiết kế đặc biệt có tác dụng giảm đau, giảm tê cho người bệnh.

6.4. Thuốc tây

Lòng bàn chân tê buốt có thể được điều trị bằng thuốc Tây
Lòng bàn chân tê buốt có thể được điều trị bằng thuốc Tây

Các loại thuốc thường được sử dụng:

  • Thuốc giảm đau thần kinh.
  • Corticosteroid: Thuốc có 2 dạng tiêm hoặc uống, thường được chỉ định điều trị bệnh đa xơ cứng, đau thần kinh tọa.
  • Gabapentin và Pregabalin: Loại thuốc này thường được chỉ định cho người bệnh bị tê lòng bàn chân do biến chứng tiểu đường, đau cơ xơ hóa, đa xơ cứng có tác dụng là tác động tới tín hiệu dẫn truyền thần kinh.
  • Thuốc chống trầm cảm: Duloxetine, Milnacipran…

6.5. Bài thuốc dân gian chữa tê lòng bàn chân tại nhà

Dân gian có nhiều bài thuốc chữa trị tình trạng tê lòng bàn chân. Các bài thuốc này đều dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí lại khá lành tính nhưng lại chỉ cho hiệu quả chậm và phù hợp với trường hợp tê nhức nhẹ. Các bài thuốc dân gian có thể áp dụng là:

  • Ngâm chân nước muối gừng
  • Ngâm chân bằng lá lốt
  • Uống nước sắc dây đau xương

6.6. Phương pháp ngoại khoa

Khi điều trị nội khoa không mang lại kết quả, tránh cho bệnh diễn biến trầm trọng hơn và có nguy cơ biến chứng nguy hiểm thì có thể bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị ngoại khoa.

7. Cách phòng tránh tê lòng bàn chân

Phòng ngừa tê bì lòng bàn chân như thế nào tốt nhất?
Phòng ngừa tê bì lòng bàn chân như thế nào tốt nhất?

Có thể phòng tránh tê lòng bàn chân bằng các cách sau:

  • Loại bỏ các thói quen xấu trong sinh hoạt.
  • Giữ cân nặng ở giới hạn cho phép.
  • Nên duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, lưu ý không uống rượu bia.
  • Nên tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Nên tuân thủ phác đồ điều trị nếu đang mắc các bệnh có thể gây tê lòng bàn chân.
  • Nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh lý nếu có.

Bên cạnh các cách điều trị được chia sẻ trên đây thì người bệnh có thể chọn dùng thêm sản phẩm có chứa các thành phần như Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondroitin và các vitamin nhóm B rất tốt cho người bị tê nhức chân tay. Viên uống sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và giúp bảo vệ hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid. Nếu nguyên nhân tê tay trái do các bệnh liên quan đến xương khớp thì người bệnh có thể dùng thêm viên uống chứa bộ 3 canxi nano, vitamin D3, MK7 cùng các dưỡng chất thiết yếu như Kẽm nano, Magie, Đồng, Boron, Silic, Mangan, DHA, Quercetin… sẽ giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, làm chậm quá trình mất xương và thoái hóa xương khớp.

Ai cũng có thể bị tê lòng bàn chân và có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nếu không phải do nguyên nhân bệnh lý thì người bệnh không cần lo lắng nhưng nếu kéo dài, dai dẳng thì cần đi khám để điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo

  • [1] Numbness in Feet That Isn’t Just Your Foot Falling Asleep. https://www.verywellhealth.com/numbness-in-feet-7507980
  • [2] Numbness of Foot. https://www.healthline.com/health/numbness-of-foot

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.