Tê tay trái, tay phải là bệnh gì? Nguyên nhân và cách xử lý

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
2 Tháng ba 2024

Lần cập nhật cuối:
2 Tháng ba 2024

Số lần xem:
37195

Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm tê tay trái và tay phải, đó có thể là nguyên nhân cơ học nhưng cũng có thể là nguyên nhân bệnh lý mà bạn không nên chủ quan. Cùng tìm hiểu xem bị tê tay trái tay phải là bệnh gì để có phương pháp điều trị đúng cách nhé.

1.Tê tay trái, tay phải là bệnh gì?

Hiện tượng tê tay trái và tay phải là biểu hiện của bệnh gì?
Hiện tượng tê tay trái và tay phải là biểu hiện của bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây tê tay trái, tay phải, trong đó có:

1.1. Bệnh tiểu đường

Tê buốt bàn tay bàn chân là biểu hiện thường gặp ở người bệnh tiểu đường do lượng máu lưu thông trong cơ thể bị giảm sút và làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến hệ thần kinh trung ương.

1.2. Thiếu máu não

Thiếu máu não là tình trạng lượng máu lưu thông lên não giảm trầm trọng do tắc nghẽn tại các mạch máu hoặc do động mạch hẹp. Vì máu không thể đi đến được hệ thần kinh cho nên người bệnh dễ gặp phải một số triệu chứng phổ biến như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt và tê tay chân… Nếu người bệnh thấy tê cánh tay trái hoặc phải kết hợp với nhiều triệu chứng khác nữa thì nên đi khám để tìm ra cách điều trị hiệu quả.

1.3. Các vấn đề về hệ thần kinh

Tê tay trái và phải là dấu hiệu của các vấn đề về hệ thần kinh
Tê tay trái và phải là dấu hiệu của các vấn đề về hệ thần kinh

Đau nửa đầu

Tình trạng đau nửa đầu có thể gây ảnh hưởng đến thị giác và gây tê tay trái hoặc tay phải hoặc cả hai tay. Sau khi cơn đau đầu xuất hiện thì tình trạng bị tê đầu ngón tay cũng có thể xảy ra đầu tiên. Tê tay trái do đau nửa đầu có thể kèm theo các triệu chứng khác như thay đổi hoặc giảm thị lực, yếu cơ hay gặp khó khăn khi nói hoặc diễn đạt từ ngữ.

Hội chứng chèn ép dây thần kinh

Khi dây thần kinh bị chèn ép có thể không thể hoạt động bình thường và gây tê tay trái. Nếu bị tê tay trái do hội chứng chèn ép dây thần kinh, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như đau nhói hoặc đau rát, cảm giác châm chích, cơ tay yếu và thường xuyên cảm thấy tay mất lực.

Hội chứng ống cổ tay

Đây là một hội chứng rất phổ biến thường gặp ở những người làm văn phòng, lái xe… Do tính chất công việc dùng tay làm việc nên các khớp xương và dây chằng dễ bị tổn thương, lâu dần không chữa trị và có biện pháp khắc phục thì hiện tượng đau nhức sẽ chuyển biến thành viêm, các ổ viêm chèn ép dây thần kinh tại ống cổ tay gây nên cảm giác tê 2 bàn tay và cánh tay.

Tê tay phải tay trái là biểu hiện thường gặp khi bị hội chứng ống cổ tay
Tê tay phải tay trái là biểu hiện thường gặp khi bị hội chứng ống cổ tay

Bệnh lý về cột sống cổ

Bệnh lý về cột sống cổ cũng là nguyên nhân gây tê tay và biểu hiện rõ nhất là hiện tượng tê ngón áp út của bàn tay. Nếu xảy ra liên tục thì người bệnh nên đi kiểm tra cột sống.

Thoái hóa khớp

Đây là nguyên nhân gây tê tay ở nhiều người, có người sẽ bị tê tay trái có người tê tay phải hoặc cả hai tay. Nguyên nhân là do thoái hóa khớp khiến đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí, nhân nhầy ở sụn bị bong ra ngoài làm chèn ép lên dây thần kinh cột sống cổ dẫn đến tình trạng tê mỏi vai gáy, lan xuống cánh tay và chân.

Viêm dây thần kinh ngoại biên

Nguyên nhân tê tay rất có thể là do bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên gây nên và viêm dây thần kinh ngoại biên xảy ra do nhiều yếu tố với nhiều biểu hiện. Nếu viêm dây thần kinh ngoại biên do trúng độc, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức, viêm do thiếu hụt dưỡng chất thì người bệnh sẽ có cảm giác tê bì và khó cử động ở tay chân.

1.4. Thiếu vitamin

Bị thiếu vitamin cũng gây ra tình trạng tê tay trái cùng với tay phải
Bị thiếu vitamin cũng gây ra tình trạng tê tay trái cùng với tay phải

Khi cơ thể không được cung cấp đủ vitamin E, B1, B6 và B12 thì có thể xuất hiện tình trạng tê buốt ở các ngón tay trái hoặc chân trái.

2. Tê tay trái, tay phải có nguy hiểm không?

Tê tay trái, tay phải là tình trạng ai cũng có thể gặp phải đôi lần và tình trạng này có thể chấm dứt ngay sau đó hoặc cũng có thể kéo dài. Đó có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, do đó người bệnh không nên coi thường mà nên đi khám chữa ngay để tránh bệnh nặng thêm hoặc có biến chứng khó lường như mất phản xạ cánh tay, teo tay thậm chí là liệt.

3. Cách chữa tê tay trái, tay phải

Với tình trạng tê tay trái tay phải nhẹ và không có kèm dấu hiệu nào khác thì chỉ cần áp dụng các cách dưới đây để cải thiện tê nhức ngay tại nhà như chườm lạnh hoặc chườm nóng, xoa bóp và nghỉ ngơi, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và kéo giãn. Cụ thể:

3.1. Dùng thuốc

Cải thiện chứng tê tay ở 2 bên trái phải bằng cách sử dụng thuốc
Cải thiện chứng tê tay ở 2 bên trái phải bằng cách sử dụng thuốc

Có rất nhiều nguyên nhân gây tê tay trái, tay phải nên tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên để kiểm soát và khắc phục tình trạng tê tay, một số loại thuốc có thể được chỉ định:

  • Thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm: Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm như Paracetamol, Diclofenac, Bonlutin, Arcoxia, Profenid, Voltaren, Ibuprofen…
  • Thuốc giãn cơ: Có tác dụng làm giãn cơ bắp, hạn chế tình trạng đau nhức tái phát và ngăn ngừa tê tay chân như cyclobenzaprine, Baclofen, carisoprodol và eperisone…
  • Thuốc chống trầm cảm: Có tác dụng giúp làm giảm đau và tê bì tay như Citalopram, doxepin, fluoxetine…
  • Thuốc bôi ngoài da: Giúp làm giảm đau và tê tay như Voltaren và Emulgel…
  • Nhóm vitamin: Một trong những nguyên nhân tê tay chân là do cơ thể thiếu hụt vitamin, đặc biệt là nhóm vitamin B nên để cải thiện triệu chứng bệnh, người bệnh có thể được chỉ định bổ sung vitamin B1, B6 và B2

3.2. Dùng phương pháp dân gian

Dùng các biện pháp dân gian nhằm khắc phục tê tay phải tay trái
Dùng các biện pháp dân gian nhằm khắc phục tê tay phải tay trái

Bài thuốc với cây trinh nữ

Cây trinh nữ có tác dụng giảm đau nhức xương khớp và được dùng để chữa bệnh tê tay. Bệnh nhân có thể dùng rễ cây trinh nữ đem rửa sạch, thái mỏng và tẩm rượu rồi sao thơm. Mỗi ngày dùng 20 – 30gram sắc với 400ml nước, đun đến khi nước cạn còn 1/4 thì tắt bếp và lọc lấy nước chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc với cây ngải cứu

Ngải cứu có tính ấm có tác dụng giảm đau mỏi xương khớp, đồng thời giúp cải thiện tình trạng tê tay. Người bệnh dùng một nắm lá ngải cứu đem rửa sạch, giã nát. Sau đó đem sao nóng với muối và cho vào miếng vải sạch, đắp lên vùng bị tê bì. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần giúp giảm nhanh triệu chứng tê tay.

3.3. Tập luyện

Tập luyện sẽ giúp giảm bớt phần nào hiện tượng tê cả tay trái lẫn tay phải
Tập luyện sẽ giúp giảm bớt phần nào hiện tượng tê cả tay trái lẫn tay phải
  • Người bệnh có thể giúp quá trình điều trị thêm hiệu quả nhờ việc luyện tập hàng ngày. Yoga và đi bộ là hai môn thể thao có cường độ nhẹ nhàng thích hợp với người bệnh.
  • Người bệnh cũng có thể chọn massage để giảm đau, có thể sử dụng các loại tinh dầu thơm massage nhẹ nhàng lên khu vực bị tê theo vòng tròn cho đến khi vùng bị tê nóng lên.
  • Chườm nóng cũng là cách hỗ trợ điều trị, dùng 1 cái khăn nhúng vào nước nóng và chườm vào vùng bị tê trong 5 – 10 phút. Thực hiện liên tục cho đến khi hết tê.

Người bệnh nên điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và có thể chọn dùng thêm sản phẩm có chứa các thành phần như Fursultiamine, B2, B6, Chondroitin, Ginkgo Biloba, cao Blueberry rất tốt cho người bị tê nhức chân tay. Viên uống sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và giúp bảo vệ hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid. Nếu nguyên nhân tê tay trái do các bệnh liên quan đến xương khớp thì người bệnh có thể dùng thêm viên uống chứa bộ 3 Canxi nano, Vitamin D3, MK7 cùng các dưỡng chất thiết yếu như Kẽm nano, Magie, Đồng, Boron, Silic, Mangan, DHA, Quercetin… sẽ giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, làm chậm quá trình mất xương và thoái hóa xương khớp.

Tê tay trái tay phải là dấu hiệu của bệnh lý thì cần điều trị theo từng nguyên nhân để nhận được hiệu quả cũng như tránh cho bệnh phát triển gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của người bệnh.

Nguồn tham khảo

  • [1] Numbness in hands. https://www.mayoclinic.org/symptoms/numbness-in-hands/basics/causes/sym-20050842
  • [2] Numbness in Hands. https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/17824-numbness-in-hands
  • [3] Hand Numbness. https://www.verywellhealth.com/hand-numbness-6386535

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.