Thiếu máu xảy ra khi lượng hồng cầu và huyết sắc tố thấp hơn so với tiêu chuẩn bình thường, sẽ gây những ảnh hưởng đến sức khỏe như mệt mỏi, suy yếu, thiếu máu chóng mặt… Cùng tham khảo cách cải thiện tình trạng này trong nội dung dưới đây.
1. Tình trạng thiếu máu chóng mặt
Thiếu máu là tình trạng khi máu của bạn có số lượng hồng cầu thấp hơn bình thường khiến việc vận chuyển oxy bị đình trệ. Khi thiếu máu các cơ quan trong cơ thể sẽ không được cung cấp đầy đủ oxy trong đó có cả não bộ. Tình trạng não bộ thiếu máu sẽ khiến hoạt động của bộ não trở nên trì trệ, gây ra hiện tượng mệt mỏi và chóng mặt thường xuyên. Thiếu máu nhẹ thường không xuất hiện triệu chứng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và thường chỉ được phát hiện tình cờ trong trường hợp đi kiểm tra sức khoẻ hay xét nghiệm khi đang mắc một bệnh lý khác. Thiếu máu nặng có thể ảnh hưởng rõ rệt đến sức khoẻ và các hoạt động thường ngày dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng.
Thiếu máu chóng mặt là một trong những dấu hiệu bạn sẽ gặp phải khi thiếu máu. Ngoài ra bạn còn có thể thấy quay cuồng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và có thể gần như bị ngất xỉu nếu tình trạng chuyển biến nặng. Thiếu máu nhẹ thì chóng mặt sẽ chỉ là triệu chứng tạm thời và có thể tự khỏi mà không cần phải chẩn đoán và điều trị. Ngược lại với tình trạng thiếu máu trung bình nặng thì tần suất xuất hiện chóng mặt tăng dần nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời dẫn đến ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
2. Nguyên nhân gây chóng mặt do thiếu máu
Thiếu máu là thuật ngữ chỉ tình trạng số lượng hồng cầu và huyết sắc tố thấp hơn so với tiêu chuẩn bình thường. Huyết sắc tố hay hemoglobin bản chất là một loại protein, thành phần còn rất giàu chất sắt và đóng vai trò hỗ trợ hồng cầu mang oxy từ phổi đến các cơ quan trong cơ thể. Thiếu hụt hay giảm số lượng hemoglobin là cơ chế quan trọng nhất dẫn đến bệnh lý thiếu máu và khiến người bệnh luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy yếu, hay bị chóng mặt và đau đầu do quá trình cung cấp oxy cho các mô bị suy giảm. Có thể chia nguyên nhân gây thiếu máu thành 3 nhóm:
- Mất máu: Thường gặp nguyên nhân này do phẫu thuật, tai nạn, xuất huyết tiêu hoá,…
- Tăng huỷ hồng cầu: Nguyên nhân này gặp trong trường hợp như tán huyết do thiếu men G6PD hay do miễn dịch,…
- Giảm sản xuất hồng cầu: Thường gặp trong trường hợp suy dinh dưỡng, thiếu sắt, vitamin B9, B12,…
3. Nên bổ sung gì khi bị thiếu máu chóng mặt?
Nếu thiếu máu chóng mặt bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân để điều trị kịp thời. Bạn không nên tự ý bổ sung sắt nếu chưa có chỉ định của bác sĩ vì thiếu sắt do nhiều nguyên nhân gây ra. Việc tự ý dùng thuốc có thể gây nên những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như nếu bổ sung quá nhiều sắt vào cơ thể có thể gây nguy hiểm vì sự tích tụ sắt dư thừa có thể làm hại đến gan và gây ra các biến chứng khác.
Với trường hợp thiếu máu chóng mặt do thiếu sắt với tình trạng nhẹ, bạn có thể sử dụng biện pháp không dùng thuốc để cải thiện tình trạng bệnh lý đó là:
- Nên bổ sung thực phẩm có màu đỏ như thịt bò, thịt nạc, lòng đỏ trứng,… hay các loại rau có màu xanh đậm hay trái cây như rau muống, rau dền, bí ngô, nho, chuối,…
- Nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, ổi, bưởi, dâu tây,… sẽ giúp hấp thụ sắt tốt hơn.
- Tránh sử dụng trà, cà phê vì các thực phẩm này có thể hạn chế hấp thụ sắt.
4. Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì?
Cùng với việc bổ sung thực phẩm tốt cho máu thì bạn có thể dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sau khi khám bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị và dùng thuốc phù hợp. Một số thuốc có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng là:
- Dạng đường uống như Ferrous sulfate, ferrous fumarate, ferrous gluconate với liều lượng từ 1 – 2 mg sắt/kg/ngày, sử dụng trong 6 – 12 tháng.
- Dạng đường truyền tĩnh mạch như Iron sucrose; Iron dextran,… được sử dụng trong các trường hợp thiếu máu thiếu sắt nặng đến rất nặng, cơ thể không hấp thu được sắt khi dùng dạng uống như bệnh bẩm sinh hay phẫu thuật cắt đoạn ruột, dạ dày, thiếu máu trong khi bệnh mạn tính hoặc viêm nhiễm đang tiến triển.
Bạn cần lưu ý là thuốc hấp thu tốt nhất khi uống vào lúc đói nhưng nếu bị kích ứng hay có tiền sử bệnh viêm loét dạ dày thì nên uống trong lúc ăn. Nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc. Thuốc dạng tĩnh mạch cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện tuyệt đối không được sử dụng tại nhà.
Ngoài việc bổ sung bằng thuốc thì bạn có thể dùng thêm sản phẩm hoạt huyết giúp hỗ trợ cải thiện chóng mặt. Sản phẩm này có chứa Blueberry (việt quất) và Ginkgo Biloba (bạch quả). Trong đó Ginkgo Biloba có vai trò hoạt huyết, tăng cường lưu thông mạch máu não, giúp hệ tuần hoàn máu não hoạt động được thuận lợi, trơn tru hơn. Cao Blueberry có chức năng cải thiện sức khỏe hệ thần kinh nói chung, nuôi dưỡng và bảo vệ hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ngoài ra còn có các thành phần tiền vitamin B1, B2, B6 giúp kích thích nhanh sự tái sinh dây thần kinh, giải quyết các rối loạn chức năng dây thần kinh, góp phần giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Thành phần Chondroitin giúp hàn gắn màng dây thần kinh, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Viên uống này sẽ giúp tăng tuần hoàn máu não, cải thiện chức năng và dẫn truyền thần kinh, từ đó hỗ trợ giúp kiểm soát tình trạng chóng mặt và các triệu chứng thần kinh khác như đau đầu, suy giảm trí nhớ…
Thiếu máu chóng mặt không nên chủ quan nhất là khi tình trạng này diễn ra thường xuyên. Tìm ra nguyên nhân để điều trị kịp thời, đúng cách là cần thiết và sẽ mang đến hiệu quả, sự an toàn tốt nhất với người bệnh thiếu máu.
Bài viết liên quan:
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn