Thiểu năng tuần hoàn não đang có “xu hướng trẻ hóa” xuất hiện ở nhiều người trẻ tuổi. Điều này không chỉ gây suy giảm chất lượng làm việc mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người mắc. Vậy thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ là gì, nguyên nhân do đâu, triệu chứng thế nào, có nguy hiểm không, chữa trị và phòng ngừa thế nào để tránh tái phát?
1. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ là gì?
Thiểu năng tuần hoàn não hay rối loạn tuần hoàn não ở người trẻ là bệnh lý liên quan đến sự suy giảm lượng máu cung cấp cho não bộ, khiến các tế bào thần kinh không đủ oxy, chất dinh dưỡng để duy trì chức năng hoạt động bình thường và làm xuất hiện các triệu chứng bệnh đặc trưng như chóng mặt, mất sức lực, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, mất ngủ. Đặc biệt, bệnh tập trung ở những người trẻ lao động trí óc và xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ.
Thiếu máu não ở người trẻ thường biểu hiện thoáng qua, hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não hoặc rối loạn tuần hoàn não, được xem là nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
2. Nguyên nhân thiểu năng tuần hoàn não ngày càng gia tăng ở người trẻ
Thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ ngày càng “trẻ hóa” và có xu hướng gia tăng, nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý và môi trường sống hiện nay.
2.1. Bệnh lý tim mạch
Tăng huyết áp và xơ vữa động mạch chính là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện do các rối loạn tuần hoàn nói chung như huyết áp thấp, dị tật bẩm sinh động mạch, viêm tắc mạch hoặc chấn thương làm phá hủy mạch máu.
2.2. Bệnh lý cột sống
Gai cột sống, viêm khớp cột sống cổ, hẹp lỗ mỏm ngang, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ,… là những bệnh lý làm cho mạch máu bị chèn ép, giảm lưu lượng máu tới não, gây rối loạn chức năng ở khu vực này và làm tăng tiến triển bệnh lý thiểu năng tuần hoàn não đặc trưng ở người trẻ tuổi.
2.3. Môi trường và thói quen sống
Sự tác động từ môi trường sống và thói quen sống không lành mạnh của giới trẻ ngày nay chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thiểu năng tuần hoàn não. Cụ thể đó là:
- Lao động trí óc nhiều: Suy nghĩ nhiều trong học tập và làm công việc, để tìm ra hướng giải quyết nhanh gọn, não phải hoạt động nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng, máu lưu thông lên não tăng cao, tạo ra áp lực cho thành mạch máu, dẫn đến các vấn đề mạch máu.
- Căng thẳng: Cuộc sống hiện đại với áp lực trong học tập và công việc, nhiều người trẻ bị rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, kéo dài,… từ đó tác động đến thần kinh, tinh thần, vận chuyển máu lên não, hoạt động của não.
- Lười vận động: Nhiều bạn trẻ có thói làm việc miệt mài, ngồi nhiều giờ liên tục, lười vận động, luyện tập thể dục thể thao sau giờ làm việc, chính những nguyên nhân này âm thầm gây ra bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Thường xuyên thức khuya, ngủ muộn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chức sự hoạt động minh mẫn của trí não. Hay thói quen sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, café,… tác động đến thần kinh, tạo hưng phấn, khó ngủ, mất ngủ, gây ra thiểu năng tuần hoàn não.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Dinh dưỡng không cân đối và hợp lý thừa chất này thiếu chất kia, hay ăn những thức ăn nhanh, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, cay nóng,… chính là nguyên nhân gián tiếp gây ra thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ.
- Chưa quan tâm đến thay đổi sức khỏe: Nhiều bạn trẻ cậy tuổi trẻ sức khỏe nên không mấy quan tâm đến vấn đề khám sức khỏe định kỳ, tâm lý xem nhẹ khi mắc bệnh, mặc kệ bệnh sẽ tự khỏi. Chính vì vậy mà sức khỏe ngày một giảm sút, các bệnh lý khác bắt đầu xuất hiện, hoạt động của não bị ảnh hưởng.
3. Triệu chứng rối loạn tuần hoàn não ở người trẻ
Đau đầu âm ỉ khắp cả vùng đầu là triệu chứng hay gặp đồng thời cũng là triệu chứng xuất hiện sớm nhất của bệnh thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ. Đau sau gáy, vùng chẩm, đôi khi đau âm ỉ hoặc từng cơn lan lên nửa bên đầu, chóng mặt kèm theo buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn, có khi cảm thấy hoa mắt, tối sầm mặt lại, nhất là khi chuyển tư thế nằm ngang sang tư thế đúng đột ngột.
Đặc biệt thiểu năng tuần hoàn não gây ra rối loạn về giấc ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không đủ giấc, trong người luôn cảm thấy bồn chồn, chóng quên, mệt mỏi hay cáu gắt vô cớ,… Các triệu chứng của bệnh lúc đầu thường xuất hiện thoáng qua, sau tiến triển nặng hơn, hay tái phát lại.
4. Thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ tuổi nguy hiểm thế nào?
Thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ kéo dài không được điều trị không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, công việc thường ngày mà còn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
- Sa sút trí tuệ: Não bộ thiếu oxy kéo dài sẽ thoái hóa, suy giảm chức năng khiến người bệnh hay nhầm lẫn, trí nhớ kém, sa sút trí tuệ từ từ, thậm chí là teo não.
- Đột quỵ: Thiếu máu não là nguyên nhân gây ra đột quỵ, để lại những di chứng nặng nề dẫn đến tàn tật, mất khả năng nhận thức. Người trẻ tuổi thiếu máu não có nguy cơ bị đột quỵ não sớm.
- Phù não: Máu tích tụ trong hộp sọ làm tăng áp lực trong sọ gây ra phù não, hơn nữa còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tế bào não.
- Động kinh: Thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ kéo dài có thể gây ra bệnh động kinh với những triệu chứng như co giật, cứng cơ, suy giảm trương lực cơ, mất ý thức.
5. Cách điều trị rối loạn tuần hoàn não ở người trẻ
Khi biết bản thân bị mắc chứng suy tuần hoàn não, bạn trẻ chắc hẳn sẽ thắc mắc liệu “thiểu năng tuần hoàn não có chữa khỏi được không?”. Điều trị rối loạn tuần hoàn não ở người trẻ cần kết hợp đồng thời nhiều biện pháp từ chế độ ăn uống, sinh hoạt, cho đến việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
5.1. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe bộ não. Để cải thiện tình trạng chức năng não bộ cần bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày các thực phẩm như cần tây, bắp cải, rau xanh, sô cô la, nho, táo,… Những thực phẩm này vừa giàu chất dinh dưỡng lại tốt cho não bộ, ít chất béo, giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, từ đó tăng cường lưu thông máu lên não, cải thiện tình trạng thiểu năng tuần hoàn não như suy giảm trí nhớ.
Tuy nhiên, hạn chế các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe tim mạch như đồ ăn nhanh, các món nhiều dầu mỡ, đường, muối, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có ga,…
Xem thêm: Người trẻ bị thiểu năng tuần hoàn não nên ăn gì để nhanh cải thiện?
5.2. Khám sức khỏe định kỳ
Bệnh thiểu năng tuần hoàn não có triệu chứng khá giống với nhiều chứng bệnh khác nên rất khó để phân biệt được. Chính vì vậy, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện được bệnh cũng như tìm được cách điều trị phù hợp nhất.
5.3. Tập luyện thể thao thường xuyên
Chơi thể thao thường xuyên giúp tim đập nhanh và tăng tuần hoàn não. Để hạn chế nguy cơ mắc thiểu năng tuần hoàn não, người trẻ nên tăng cường chơi các môn thể thao như chạy bộ, đạp xe, bơi lội,… ít nhất 30 phút mỗi ngày. Đặc biệt tập Yoga giúp lượng máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng mất ngủ cũng như tăng cường trí nhớ.
5.4. Thiền
Thiền là phương pháp thả lỏng toàn bộ cơ thể, tập trung vào hơi thở. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và phù hợp với những người có thần kinh yếu, hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh hiệu quả, khắc phục chứng rối loạn trí nhớ hay quên.
5.5. Dùng thuốc
Thuốc điều trị thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ hiện nay gồm 3 nhóm:
- Nhóm thuốc giảm đau điều trị những cơn đau đầu như Paracetamol, NSAID,…
- Nhóm thuốc tăng lưu lượng máu lên não, cải thiện triệu chứng, giúp điều hoà lưu lượng máu đến tế bào não, giúp các thành động mạch bị hẹp, bị chèn ép có thể giãn ra một phần đáng kể như Cinnarizin, Piracetam,…
- Nhóm thuốc cung cấp dưỡng chất bao gồm Vitamin (B, C) và sắt.
Tuy nhiên, các nhóm thuốc kể trên chỉ có tác dụng giảm triệu chứng và tăng cường máu lên não trong thời gian ngắn. Để tăng hiệu quả, cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh cũng như ngăn ngừa tái phát, nên bổ sung thêm sản phẩm có chứa tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, Chondroitin, Ginkgo Biloba và Cao Blueberry giúp tăng cường lưu thông máu lên não, cải thiện triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não, cũng ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
6. Phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não ở người trẻ tuổi bằng cách nào?
Tiêu chí hàng đầu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hãy phòng bệnh bằng những thói quen chủ động và tích cực. Áp dụng thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện cũng như ngừa bệnh thiểu năng tuần hoàn não tiến triển, bằng cách:
- Tăng cường bổ sung rau xanh: Rau bina, bắp cải, bông cải xanh,… chứa nhiều vitamin A, C, K, kẽm,… có tác dụng ngăn ngừa bệnh lý liên quan đến mạch máu não.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng: Ăn nhiều thực phẩm tốt cho máu như rau lá xanh đậm, trái cây giàu vitamin C, đậu đỏ, trứng gà, thịt nạc, thịt bò, cá biển,…
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, nước chè đặc,… đặc biệt vào buổi tối trước khi đi ngủ vì sẽ gây khó ngủ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
- Thường xuyên vận động: Tập thể thao mỗi ngày ít nhất 30 phút, tập chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội, yoga,…
- Chú ý rèn luyện trí nhớ: Ghi nhớ, viết lại cuốn sách vừa mới đọc hoặc bộ phim vừa xem xong.
- Không lạm dụng thiết bị công nghệ: Không lướt web, xem phim vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Bổ sung thuốc có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên: Bổ sung hoạt chất Ginkgo Biloba chiết xuất từ bạch quả có tác dụng giúp thư giãn động mạch, tăng tính săn chắc và đàn hồi tĩnh mạch, từ đó giúp lưu thông mạch máu và vận chuyển năng lượng cho tế bào não.
Thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ ảnh hưởng rất lớn không chỉ về mặt sức khỏe mà chất lượng cuộc sống cũng bị ảnh hưởng nhiều, bởi vậy hãy thực hiện một lối sống khoa học, lành mạnh để phòng bệnh từ sớm.
Nguồn tham khảo
- [1] Cerebrovascular Disease in the Young Adult: Examining Melatonin’s Possible Multiple Roles. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6366002/
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn