Chăm sóc dinh dưỡng cho bé 1 tuổi không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn mà còn phải đảm bảo bé hấp thu tốt các dưỡng chất. Với một thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân được thiết kế khoa học, bé sẽ không chỉ tăng cân mà còn phát triển toàn diện hơn. Hãy cùng khám phá những món ăn bổ dưỡng dưới đây để giúp bé ăn ngon miệng và đạt được cân nặng mong muốn.
1. Xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân
Để lên thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân, cha mẹ cần chú ý đến 3 nguyên tắc sau:
1.1. Nguyên tắc tính toán dinh dưỡng phù hợp
Để có một thực đơn hợp lý dành cho trẻ, ba mẹ nên đảm bảo mỗi bữa ăn của trẻ có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết là: đạm, đường bột, chất béo, vitamin và chất xơ. Thực đơn của trẻ cần phải dựa vào một vài cơ sở khoa học nhất định.
Xem thêm: Trẻ bị chậm tăng cân nên ăn gì để “lớn nhanh như thổi”?
Nhiều bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đã tìm ra cách tính tổng lượng calo cần thiết cũng như lượng chất trẻ cần phải nạp vào một ngày. Dựa vào đó, ba mẹ có thể tính toán chi tiết thực đơn của con, để con không bị thiếu chất.
Theo đó, trẻ trong độ tuổi từ 1 – 3 tuổi cần 110 calo/kg cân nặng. Tính theo cân nặng ở bảng cân nặng chuẩn, mỗi ngày trẻ sẽ cần khoảng 900 – 1400 kcal cho trẻ nặng từ 9-14 kg. Trong đó mỗi thành phần dinh dưỡng sẽ được chia theo tỉ lệ: Đạm : Béo : Đường bột = 15 : 20 : 65
1.2. Yêu cầu đảm bảo thực đơn khoa học, hợp lý
Bé 1-2 tuổi cần ăn 3 bữa chính/ngày, các bữa phụ tùy theo nhu cầu của bé. Các bữa chính ăn sáng – trưa – tối. Các bữa phụ nên bổ sung cho trẻ vào các khung giờ như 9 giờ sáng, 14 giờ chiều, 16 giờ chiều hay 21 giờ chiều.
Nước vẫn là thức uống tốt nhất cho trẻ 1 tuổi. Nếu trẻ vẫn còn bú mẹ, nên tiếp tục cho trẻ bú khi trẻ được 2 tuổi. Nếu trẻ không bú sữa mẹ tiếp tục cho trẻ uống thêm 500 ml sữa bò nguyên chất trong bữa ăn phụ.
2. Thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân đủ chất, đa dạng
2.1. Những món cháo cho bé 1 tuổi chậm tăng cân
Cháo lươn khoai môn
Nguyên liệu:
- 200g thịt lươn
- 50g gạo
- 100g khoai môn thái nhỏ
- 01 thìa cà phê hành tím
- Rau mùi, dầu ăn, hành lá, hạt tiêu, hạt nêm…
Cách làm:
- Gạo vo sạch, nấu cháo.
- Cho khoai môn vào nồi nước sôi, ninh nhừ.
- Lươn luộc chín, lọc xương, ướp với 01 thìa cà phê nêm cho ngấm đều.
- Cho một chút dầu ăn vào chảo để phi thơm hành tím. Sau đó cho lươn vào đảo đều đến khi thấy mùi thơm là được.
- Đổ lươn vào nồi cháo, trộn đều, thêm chút nước mắm. Khi ăn rắc thêm rau mùi hành lá vào là xong.
Cháo cua biển
Nguyên liệu:
- 100g thịt cua biển làm sẵn
- 25g bí đỏ
- 25g hạt sen tươi
- 50g gạo
- Gia vị: dầu ăn, hạt nêm…
Cách làm:
- Gạo vo sạch, ninh nhừ thành cháo
- Bí đỏ gọt vỏ, thái nhỏ rồi cho vào nồi cháo nấu cho chín mềm
- Hạt sen nhặt bỏ hạt sâu, tách tim sen, luộc chín, nghiền nhuyễn
- Thịt cua xé cho nhuyễn mịn, để cho vào xào cùng dầu ăn và một chút gia vị
- Cho thịt cua và hạt sen vào nồi cháo đun sôi.
- Để nguội cháo và cho 1 thìa súp dầu ăn dặm vào cho bé và để bé thưởng thức.
Cháo thịt bò phô mai
Nguyên liệu:
- 5 ngọn rau dền
- 2 viên phô mai (Có thể dùng phô mai con bò cười )
- 1/3 củ cà rốt
- 50g gạo trắng
- 1 muỗng cà phê dầu gấc
- 1 củ hành tím
- 40g thịt bò băm nhuyễn
Cách làm:
- Sơ chế nguyên liệu: rau dền bỏ rễ rửa sạch, cà rốt gọt vỏ, xay nhuyễn, hành tím bóc vỏ rửa sạch và băm nhuyễn
- Gạo rửa sạch nấu nhuyễn
- Cho cà rốt, thịt bò, phô mai, rau dền, hành tím vào nồi nhỏ, đun sôi trong 5 phút và cho hỗn hợp này vào nồi cháo
- Khuấy đều tay, đun sôi và bắc ra khỏi bếp.
Cháo thịt heo rau ngót
Nguyên liệu:
- 100g gạo trắng
- 40g thịt lợn nạc
- 30g rau ngót
- 1 thìa cà phê dầu ăn
- Các loại gia vị: hành lá, muối, mắm…
Cách làm:
- Gạo đem vo sạch và ninh nhừ thành cháo
- Hành lá rửa sạch chỉ lấy phần đầu hành băm nhỏ
- Thịt ướp với một chút đầu hành vừa băm và nước mắm
- Rau ngót tước lấy phần lá xanh, đem rửa sạch và vo kỹ, sau đó xay nhuyễn
- Cho chảo lên bếp, đổ chút dầu ăn, phi thơm hành sau đó cho thịt vào xào cho chín tới
- Cho rau vào cháo đun sôi, khi ăn thì cho thịt.
Cháo tôm bí đỏ
Nguyên liệu:
- 100g bí đỏ
- 100g tôm tươi
- 50g gạo trắng
- Gia vị: hạt nêm, bột ngọt…
Cách làm:
- Gạo đem vo sạch và ninh nhừ thành cháo
- Tôm rửa sạch, bóc vỏ, xắt nhỏ tôm
- Cho lên chảo để xào chín với một chút mắm
- Bí đỏ gọt, rửa sạch, thái lát và hấp chín, nghiền nhuyễn
- Cho bí đỏ và tôm vào cháo đun sôi khoảng 1-2 phút rồi tắt bếp
Xem thêm: Cách làm những món cháo cho trẻ chậm tăng cân mà mẹ nên biết
2.2. Thực đơn ăn cơm cho bé 1 đến 3 tuổi chậm tăng cân
Thực đơn 1:
- 7h – 7h30 ăn sáng: Một bát mì thịt băm, 1 cốc sữa (khoảng 100 – 150ml)
- 9h ăn bữa phụ: Một cốc sữa chua
- 11h ăn trưa: Ăn cơm cùng với thịt bò xào khoai tây, canh bí nấu tôm, dưa hấu
- 14h – 14h30 bữa phụ: Sữa tươi hoặc sữa công thức
- 17h30 – 16h bữa tối: Cơm với cá nục kho mềm, rau xào thập cẩm và canh cà chua trứng, chuối chín
- 20h – 20h30: Một ly sữa
Thực đơn 2:
- 7h – 7h30 ăn sáng: Súp thịt bò khoai tây phô mai
- 9h ăn bữa phụ: Một hộp sữa
- 11h ăn trưa: Cơm thịt viên sốt cà chua, canh cải dún nấu tôm, quả vú sữa
- 14h – 14h30 bữa phụ: Bánh bông lan
- 17h30 – 6h bữa tối: Cơm với trứng chiên thịt nấm rơm, canh bí đỏ nấu thịt, đu đủ chín
- 20h – 20h30: Một ly sữa
Thực đơn 3:
- 7h – 7h30 ăn sáng: Bánh mì sandwich ăn kèm trứng ốp la, cà chua, nửa ly sữa.
- 9h ăn bữa phụ: Một cốc sữa chua
- 11h ăn trưa: Cơm, cá thu kho thơm, canh cua nấu rau mồng tơi, sa bô chê.
- 14h – 14h30 bữa phụ: Sữa tươi hoặc sữa công thức với bánh quy
- 17h30 – 6h bữa tối: Cơm, mướp giá xào gan gà, canh khoai môn nấu thịt, chuối chín.
- 20h – 20h30: Một ly sữa
3. Lưu ý khi sáng tạo thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân
Bên cạnh những thực đơn gợi ý ở trên, ba mẹ cũng có thể tự sáng tạo thực đơn riêng phù hợp với sở thích của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý đến một số điều sau:
- Nên lựa chọn thực phẩm theo mùa để đảm bảo thực phẩm luôn tươi sạch.
- Tạo không khí vui tươi trong giờ ăn để bé dễ dàng hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng
- Ba mẹ cần thường xuyên thay đổi thực đơn cho trẻ để kích thích sự thèm ăn của trẻ, nên kết hợp đa dạng các loại thực phẩm trong ngày.
- Hạn chế các loại gia vị trong thức ăn của trẻ.
- Không nên cho trẻ ăn vặt nhiều trước bữa ăn, điều này sẽ khiến trẻ có cảm giác no và không muốn ăn trong bữa chính.
Ngoài việc điều chỉnh thực đơn của trẻ, ba mẹ có thể cho bé sử dụng một số sản phẩm bổ sung. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại men vi sinh hỗ trợ trẻ tiêu hóa tốt, giúp trẻ ăn ngon và cải thiện cân nặng.
Các mẹ nên lựa chọn dòng sản phẩm men vi sinh có chứa các thành phần Probiotics và Prebiotics cùng công nghệ bao kép LAB2PRO giúp bổ sung vi khuẩn tốt cho đường ruột và hạn chế bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Trong đó, lợi khuẩn Probiotics bao gồm các chủng như L.plantarum, E.faecium, L.casei, L.acidophilus…. giữ vai trò khác nhau ở mỗi khu vực trong đường ruột. Từ đó giúp tăng vi khuẩn có lợi, tăng miễn dịch để kìm hãm sự phát triển của những vi khuẩn có hại, tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hoá. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp bé hấp thụ tối đa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, từ đó, bé sẽ lớn nhanh, tăng cân và chiều cao đều đặn.
Cùng với Probiotics là chất xơ hòa tan từ thực vật Prebiotics – đây là nguồn “thức ăn” tự nhiên của lợi khuẩn, đảm bảo lợi khuẩn phát triển tốt nhất trong đường ruột.
Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất men vi sinh cũng giữ một vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng sản phẩm. Men vi sinh được sản xuất bằng công nghệ bao kép LAB2PRO sẽ giúp bảo vệ lợi khuẩn không bị hao hụt bởi dịch axit dạ dày hay dịch mật. Các lợi khuẩn này sẽ “sống” đến đích cuối là ruột và sẽ định cư, bảo vệ đường tiêu hóa của trẻ.Chi tiết xem thêm về sản phẩm tại đây.
Thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân không chỉ giúp bé cải thiện cân nặng mà còn đảm bảo bé nhận đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Áp dụng những gợi ý thực đơn trên, cùng với tình yêu thương và sự kiên nhẫn, chắc chắn bé yêu của bạn sẽ phát triển khỏe mạnh và hạnh phúc.
Phần tiếp theo: Nguyên tắc khi lên thực đơn cho bé 3 tuổi chậm tăng cân
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn