Thức khuya bị chóng mặt do đâu? Cách khắc phục hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
23 Tháng chín 2024

Lần cập nhật cuối:
23 Tháng chín 2024

Số lần xem:
50

Thức khuya bị chóng mặt là hiện tượng thường gặp khi cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, gây ra tình trạng mệt mỏi và suy giảm chức năng não bộ. Thiếu ngủ làm giảm lượng máu lên não, dẫn đến hoa mắt, chóng mặt và thậm chí mất thăng bằng. Hãy tìm hiểu cách cải thiện giấc ngủ và ngăn ngừa chóng mặt do thức khuya ngay hôm nay.

Hiện tượng chóng mặt sau khi thức khuya không hề hiếm gặp
Hiện tượng chóng mặt sau khi thức khuya không hề hiếm gặp

1. Tầm quan trọng của giấc ngủ

Giấc ngủ giữ một phần quan trọng trong chất lượng cuộc sống của mỗi người và 1/3 thời gian của cuộc đời, chúng ta chỉ dành để ngủ. Thời gian bạn ngủ là lúc cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi tái tạo năng lượng cho các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Chu kỳ ngủ – thức được quy định bởi một đồng hồ sinh học trong bộ não, nó luôn cân bằng thời gian ngủ và thức của cơ thể con người. Giấc ngủ tốt là một phần cơ bản của cuộc sống khỏe mạnh, giúp cho mọi hoạt động của cơ thể và trạng thái tinh thần được cải thiện. Vì giấc ngủ sẽ làm sự mệt mỏi biến mất và khôi phục sức lực, giữ cho thần kinh được cân bằng, bảo vệ đại não, vì thế làm cho tinh thần ổn định, cởi mở, có tác dụng khôi phục và tăng cường trí nhớ, nâng cao hiệu suất trong công việc, phòng chống bệnh tật. Một giấc ngủ sâu sẽ xoa dịu những căng thẳng, mệt mỏi của đại não. Nếu bạn ngủ càng sâu trong khoảng thời gian dài thì chất lượng của giấc ngủ sẽ càng tốt, lúc này các tế bào não cũng như những bộ phận khác ở trong cơ thể vẫn thực hiện được các chức năng như hình thành nên chuỗi protein, máu được lưu thông, bổ sung những lượng vật chất đã bị tiêu hao, tích trữ năng lượng và trao đổi chất. Sau khi ngủ dậy sau giấc ngủ sâu bạn sẽ thấy thoải mái và rất dễ chịu để bắt đầu một ngày mới với đầu óc tỉnh táo, nhẹ nhàng, tinh thần phấn chấn.

2. Tại sao thức khuya bị chóng mặt?

Thức khuya bị chóng mặt do những nguyên nhân nào?
Thức khuya bị chóng mặt do những nguyên nhân nào?

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bạn thức khuya, cơ thể sẽ sản sinh ra lượng hormone cortisol gây căng thẳng cho cơ thể – nguyên nhân khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt do bộ não đã bị chấn thương nhỏ. Việc bạn thức khuya sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Giấc ngủ điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp cho não bộ được nghỉ ngơi, loại trừ căng thẳng và mệt mỏi, tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và sự sáng suốt.

Thực tế bộ não có thể đối phó với những cú sốc nhỏ như thức khuya. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài thì sẽ gây ra sự tổn thương cho não, gây đau đầu và nhức đầu, chóng mặt. Hệ thần kinh trung ương cũng sẽ bị ảnh hưởng và làm suy giảm khả năng phản xạ tự nhiên ở cơ thể. Do đó bạn cần ngủ đủ và có giấc ngủ sâu hay nói cách khác bạn cần quan tâm đến thời gian ngủ và cả chất lượng của giấc ngủ.

3. Bí quyết để được ngủ đủ giấc và chất lượng

Các biện pháp giúp ngủ đủ giấc tránh thức khuya bị chóng mặt
Các biện pháp giúp ngủ đủ giấc tránh thức khuya bị chóng mặt

Không chỉ đảm đảm thời gian ngủ hàng ngày (từ 7 – 8 tiếng) bạn cần một giấc  ngủ ngon và sâu. Để có giấc ngủ chất lượng bạn có thể áp dụng bí quyết dưới đây:

  • Luôn giữ giường đệm luôn được sạch sẽ: Việc vệ sinh giường đệm thường xuyên như hút bụi ga giường, thay ga gối… sẽ góp phần cho giấc ngủ ngon. Vì nếu ga gối bụi, kém vệ sinh có thể là nguyên nhân gây sụt sịt, dị ứng, ngứa ngáy, hắt hơi do ga gối, đệm bẩn từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Xây dựng đồng hồ sinh học: Sinh hoạt điều độ trong đó đi ngủ và thức dậy đúng giờ thì rất tốt. Thói quen này sẽ giúp cho não bộ cũng như cơ thể của bạn được đi vào chu kỳ rất lành mạnh. Khi ấy, bạn sẽ đi vào giấc ngủ một cách nhanh nhất và luôn được ngủ ngon mỗi đêm.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích và caffeine: Nhiều người có thói quen uống cà phê, trà vào mỗi buổi sáng. Nếu bạn không muốn mất ngủ thì nên tránh sử dụng caffeine trong đồ uống và thực phẩm hàng ngày.
  • Không sử dụng đồ ăn giàu năng lượng vào mỗi buổi tối: Nếu trong bữa tối bạn ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm sẽ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn dẫn đến ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do đó bạn nên ăn tối nhẹ nhàng và nên kết thúc bữa ăn ít nhất là 1 tiếng trước khi đi ngủ.
  • Gạt tất cả công việc sang một bên: Trước thời điểm đi ngủ từ 2 đến 3 giờ, bạn nên tắt mọi thiết bị điện và gạt bỏ hết những áp lực, stress do công việc sang một bên. Thói quen này sẽ giúp cho tín hiệu não được hạ thấp và sản sinh ra melatonin – hormone giúp mang lại giấc ngủ ngon.
  • Cần tập thể dục thường xuyên: Việc tập thể dục đều đặn, thường xuyên sẽ có vai trò cải thiện chất lượng giấc ngủ rất tốt. Trước khi đi ngủ, bạn hãy tập luyện một vài động tác yoga thật nhẹ nhàng để có được giấc ngủ hoàn hảo.

Thức khuya bị chóng mặt là tình trạng dễ xảy ra nếu bạn thức khuya thường xuyên thì dễ bị chóng mặt, kém tỉnh táo vào ngày hôm sau. Lâu dần tình trạng này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Vì thế hãy sắp xếp và có thói quen ngủ đúng giờ, đủ thời gian và đảm bảo chất lượng giấc ngủ bạn nhé.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận