Thuốc chống đông máu có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển các cục máu đông, từ đó phòng tránh nguy cơ đau tim, đột quỵ và các hậu quả khác do đông máu gây ra. Dưới đây là các thuốc đông máu và lưu ý khi sử dụng.
1. Thuốc chống đông máu là gì?
Thuốc chống đông máu là loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển các cục máu đông trong lòng mạch máu, từ đó giúp người bệnh phòng ngừa được nguy cơ đau tim, đột quỵ và các hậu quả khác do cục máu đông gây ra.
2. Các loại thuốc chống đông máu
Hiện nay có 3 nhóm thuốc chống đông máu chính được chỉ định điều trị một số bệnh lý về tim mạch, phòng ngừa yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông. Các loại thuốc chống đông máu này là:
2.1. Nhóm các Heparin không phân đoạn (UFH) và trọng lượng phân tử thấp (LMWH)
Các thuốc chống đông máu nhóm Heparin trọng lượng phân tử thấp hoặc trung bình có thể gây ra tác dụng nhanh hoặc chậm tùy vào trọng lượng phân tử của thuốc. Với khả năng tạo ra tác dụng nhanh chóng, các thuốc chống đông máu nhóm này được dùng trong điều trị và dự phòng các bệnh như thuyên tắc phổi, chạy thận nhân tạo, huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới và hội chứng mạch vành cấp. Lưu ý là các thuốc tiêm chống đông máu nhóm Heparin được dùng với đường tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch và không được tiêm bắp.
2.2. Warfarin và các thuốc chống đông máu kháng vitamin K
Thuốc chống đông máu nhóm này giúp ngăn chặn gián tiếp chu trình đông máu bằng cách cạnh tranh với vitamin K, ngăn cản quá trình tổng hợp một số yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K ở gan như yếu tố II, VII, IX và X. Thuốc được dùng đường uống, hấp thu nhanh qua niêm mạc ruột. Tuy nhiên thuốc có tác dụng chậm và tăng dần theo thời gian (sau 2-5 ngày). Thuốc đặc biệt hiệu quả trên tĩnh mạch, được sử dụng trong điều trị kháng đông máu kéo dài sau khi điều trị bằng Heparin. Thuốc kháng vitamin K có bản chất acid, liên kết mạnh với albumin, do đó có nguy cơ cạnh tranh liên kết albumin trong huyết tương với các thuốc khác, hoặc tác động lên chuyển hóa ở gan, làm tăng nguy cơ chảy máu. Do đó người bệnh hãy nói với bác sĩ biết tất cả các thuốc đang sử dụng hoặc nhờ dược sĩ tư vấn về việc dùng chung các thuốc chống đông máu với các thuốc khác liệu có an toàn.
2.3. Nhóm các thuốc chống kết tập tiểu cầu
Nếu các thuốc kháng vitamin K đặc biệt hiệu quả trên tĩnh mạch thì các thuốc chống kết tập tiểu cầu ưu tiên tác động trên động mạch. Aspirin, Clopidogrel (Plavix), Dipyridamole (Persantin), Prasugrel (Effient), Ticagrelor (Brilinta), Vorapaxar (Zontivity) là các thuốc chống đông máu trong nhóm giúp ngăn cản các tiểu cầu kết tập tạo ra các nút tiểu cầu dẫn tới hình thành cục máu đông. Thuốc thường được sử dụng trong sơ cứu cầm máu, phòng ngừa huyết khối ở những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, hội chứng mạch vành cấp, đau thắt ngực.
3. Những nguy cơ rủi ro nào có thể xảy ra khi sử dụng các thuốc chống đông máu?
Nếu có cục máu đông hay huyết khối trong tim và não thì rất nguy hiểm vì có thể gây ra đau tim hoặc đột quỵ và các biến chứng nguy hiểm khác. Nên nếu người bệnh mắc bệnh về tim hoặc mạch máu, lupus hoặc huyết khối tĩnh mạch chi (DVT), vừa phẫu thuật hoặc đã được ghép van tim nhân tạo, thì việc sử dụng các thuốc chống đông máu sẽ đem lại lợi ích rất lớn.
Tuy nhiên khi sử dụng thuốc chống đông máu người bệnh có thể gặp các rủi ro không mong muốn. Đông máu có vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu có tác dụng giúp bịt kín vết thương, hạn chế mất máu. Người bệnh dùng thuốc chống đông máu có nguy cơ chảy máu nhiều hơn nếu bị những vết cắt nhỏ hoặc vết bầm tím, thậm chí có thể bị chảy máu bên trong nếu bị ngã hoặc đập đầu. Người bệnh sử dụng thuốc chống đông máu cần hết sức cẩn thận khi tham gia các hoạt động va chạm, dễ gây thương tích. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu chảy máu bất thường nào, như: kinh nguyệt nhiều hơn bình thường, có máu trong nước tiểu hoặc phân, chảy máu lợi hoặc chảy máu mũi, nôn mửa hoặc ho ra máu, chóng mặt, đau đầu dữ dội hoặc đau bụng thì cần báo với bác sĩ ngay lập tức. Nếu dùng thuốc chống đông máu kháng kali như warfarin, người bệnh nên thực hiện xét nghiệm máu thường xuyên để bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng nếu cần, hoặc thậm chí là chuyển sang dùng “thuốc giải độc” vitamin K.
4. Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc chống đông máu
Người bệnh dùng thuốc chống đông máu cần lưu ý những điều sau:
- Tuân thủ đúng liều lượng và lịch trình: Luôn uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia y tế. Không tự ý điều chỉnh liều lượng hoặc ngừng sử dụng thuốc mà không được chỉ định.
- Thường xuyên kiểm tra chức năng đông máu: Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm đông máu để đảm bảo rằng liều lượng thuốc đang hoạt động một cách hiệu quả và không gây ra tình trạng đông máu hoặc chảy máu quá mức.
- Tránh tương tác thuốc: Cần thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thảo dược hoặc chất bổ sung đang dùng. Một số thuốc hoặc thảo dược có thể tương tác với thuốc chống đông máu và gây ra tình trạng nguy hiểm.
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều vitamin K: Do Vitamin K có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu nên người bệnh nên hạn chế việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều vitamin K như rau xanh, bún riêu cua và một số loại thực phẩm khác.
- Cảnh báo về nguy cơ chảy máu: Khi thấy có bất kỳ sự xuất hiện nào của các triệu chứng của chảy máu không bình thường như chảy mũi, chảy chân răng, chảy nước tiểu có máu hoặc chảy máu từ vết thương thì phải thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.
- Theo dõi y tế thường xuyên: Nên thường xuyên đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quan và điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần thiết từ chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thông báo cho bác sĩ về bất kỳ thay đổi về tình trạng sức khỏe: Nếu người bệnh có bất kỳ vấn đề nào như viêm nhiễm, sốt hoặc thay đổi về sức khỏe tổng quan hãy với bác sĩ ngay vì những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến cách sử dụng thuốc chống đông máu của người bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với nguy cơ chấn thương: Thể thao mạo hiểm hoặc công việc có nguy cơ gây chấn thương cao là hoạt động có thể gây chấn thương nghiêm trọng mà người bệnh nên tránh hoặc nếu phải tham gia vào những hoạt động này thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách tối ưu hóa an toàn.
- Trong trường hợp khẩn cấp cần nói với nhân viên y tế về việc đang sử dụng thuốc chống đông máu nếu người bệnh cần phải đi cấp cứu hoặc nhận chăm sóc y tế trong trường hợp khẩn cấp.
Để phòng các bệnh về mạch máu, huyết khối hay cục máu đông thì từ sớm hãy sử dụng viên uống Omega 3 có hàm lượng EPA và DHA cao, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega 3 sẽ giúp giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu thì Omega 3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Cùng với Omega 3 thì nên dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu nhờ có chứa các thành phần là các vitamin nhóm B(B1,B2, B6), Chondroitin, Cao Blueberry, Ginkgo Biloba. Viên uống được chuyên gia khuyên dùng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…
Các loại thuốc chống đông máu chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng hay sử dụng sai chỉ dẫn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn