Thuốc chống đông máu covid: Cần lưu ý gì khi sử dụng?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
10 Tháng mười hai 2024

Lần cập nhật cuối:
10 Tháng mười hai 2024

Số lần xem:
6

Thuốc chống đông máu covid được để xuất ngay từ giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19. Do nhiều người bệnh covid bị tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch, đặc biệt là ở các mạch máu nhỏ. Cùng tìm hiểu về cách sử dụng thuốc này và những lưu ý quan trọng được chia sẻ trong nội dung dưới đây.

1. Tại sao cần sử dụng thuốc chống đông máu cho bệnh nhân COVID-19?

Tại sao cần sử dụng thuốc chống đông máu cho bệnh nhân COVID-19?
Tại sao cần sử dụng thuốc chống đông máu cho bệnh nhân COVID-19?

Huyết khối hình thành là do sự phối hợp của 3 yếu tố (gọi là tam giác Virchow): Tổn thương nội mô, rối loạn quá trình đông máu, ứ trệ tuần hoàn. COVID-19 lại đồng thời tác động đến cả 3 cơ chế gây huyết khối này. Do đó mà việc sử dụng thuốc chống đông máu covid được để xuất ngay từ giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19.

Tổn thương nội mô

Hiện đã có bằng chứng về sự xâm nhập trực tiếp vào tế bào nội mô bởi SARS-CoV-2, có khả năng dẫn đến tổn thương tế bào. Một số chuyên gia đã công nhận rằng tổn thương nội mô, viêm vi mạch, xuất bào nội mô và/hoặc viêm nội mô đóng vai trò trung tâm trong cơ chế bệnh sinh của hội chứng suy hô hấp cấp và suy tạng ở những bệnh nhân bị COVID-19 nặng. Ngoài ra, tổn thương nội mô còn có thể liên quan đến cơ chế qua trung gian bổ thể và trung gian của phản ứng viêm toàn thân cấp tính, bao gồm các cytokine IL-6 và các chất trung gian khác.

Rối loạn đông máu

Người bệnh COVID-19 nặng có thể bị rối loạn các yếu tố đông máu như yếu tố VIII tăng cao, tăng fibrinogen, tăng độ nhớt của máu…

Tình trạng ứ trệ

Người bệnh COVID-19 có thể gây ra tình trạng ứ trệ tuần hoàn
Người bệnh COVID-19 có thể gây ra tình trạng ứ trệ tuần hoàn

Người bệnh COVID-19 khi nằm bất động có thể gây ra tình trạng ứ trệ tuần hoàn. Do tác động đa cơ chế đến quá trình hình thành huyết khối, trong giai đoạn đầu của đại dịch, khi dự phòng huyết khối chưa đầy đủ, tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 gặp huyết khối rất cao (dao động trung bình khoảng 20-43% ở người bệnh hồi sức và có thể thấp hơn một chút ở bệnh nhân nhập viện chưa cần điều trị trong phòng hồi sức), với biểu hiện chủ yếu là thuyên tắc phổi.

Do đó mà trong phác đồ điều trị COVID-19, cần lưu ý đến dự phòng và điều trị huyết khối cho người bệnh bằng các thuốc chống đông máu.

2. Các thuốc chống đông máu covid

Người mắc COVID-19 điều trị tại nhà được chỉ định sử dụng 1 trong 3 thuốc kháng đông dạng uống (rivaroxaban, apixaban và dabigatran) trong trường hợp có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở và/hoặc nhịp thở > 20 lần/phút và/hoặc SpO2 < 95%, nếu có) và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ. KHi sử dụng thuốc này cần lưu ý nhằm giảm thiểu nguy cơ gặp các tác dụng phụ của thuốc như:

  • Thời gian sử dụng các thuốc chống đông máu tối đa là 7 ngày, chỉ sử dụng cho người trên 18 tuổi và thận trọng khi sử dụng cho người trên 80 tuổi; và nêu rất rõ các chống chỉ định của thuốc chống đông máu đường uống:
  • Phụ nữ có thai và cho con bú, người suy gan, suy thận, có tiền căn xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tiết niệu, có các bệnh lý dễ chảy máu.
  • Theo hướng dẫn thì khi sử dụng cần theo dõi các dấu hiệu xuất huyết (như xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa…).

3. Những đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc chống đông máu covid

Những đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc chống đông máu covid
Những đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc chống đông máu covid

Theo các nhà nghiên cứu Canada, điều trị chống đông máu nên được bắt đầu ở những người bệnh COVID-19 bị bệnh trung bình nếu nồng độ D-dimer – chất chỉ thị cho tình trạng đông máu, tăng cao. Các rủi ro từ việc dùng thuốc chống đông có thể kiểm soát được.

Tổ chức huyết học Mỹ (ASH) khuyến cáo tất cả người lớn nhập viện với COVID-19 nên được điều trị dự phòng huyết khối bằng thuốc trừ khi nguy cơ chảy máu cao hơn nguy cơ huyết khối.

Nên dùng thuốc chống đông heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) hơn heparin không phân đoạn (UFH). Trong trường hợp giảm tiểu cầu do heparin, nên dùng fondaparinux. Liều lượng của thuốc nên được điều chỉnh cho bệnh nhân béo phì và suy giảm chức năng thận. Ở những người bệnh chống chỉ định hoặc không có thuốc chống đông máu, hãy sử dụng phương pháp dự phòng huyết khối cơ học.

Do thuốc các tác dụng phụ nguy hiểm, nên đối với những bệnh nhân COVID-19 không nhập viện, không nên bắt đầu dùng thuốc chống đông máu và liệu pháp chống kết tập tiểu cầu để phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch (VTE) hoặc huyết khối động mạch trừ khi bệnh nhân có chỉ định điều trị khác hoặc đang tham gia thử nghiệm lâm sàng. Theo khuyến nghị bởi Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH).

Không nên sử dụng liệu pháp chống đông máu để ngăn huyết khối
Không nên sử dụng liệu pháp chống đông máu để ngăn huyết khối

Không nên sử dụng liệu pháp chống đông máu hoặc chống kết tập tiểu cầu để ngăn ngừa huyết khối động mạch nằm ngoài tiêu chuẩn chăm sóc thông thường cho bệnh nhân không có COVID-19.

Đối với phụ nữ mang thai nhập viện do COVID-19 nặng, khuyến cáo dùng kháng đông liều dự phòng trừ khi có chống chỉ định. Giống như đối với người bệnh không mang thai, dự phòng VTE sau khi xuất viện không được khuyến cáo cho bệnh nhân mang thai. Các thuốc chống đông máu như heparin không phân đoạn, heparin trọng lượng phân tử thấp và warfarin không tích lũy trong sữa mẹ và không gây ra tác dụng chống đông máu ở trẻ sơ sinh. Do đó thuốc có thể được sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú có hoặc không có COVID-19, những người cần điều trị hoặc dự phòng VTE. Các thuốc chống đông đường uống tác dụng trực tiếp như rivaroxaban không được khuyến cáo do thiếu các dữ liệu về tính an toàn trong thời kỳ mang thai.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc chống đông máu covid

Để tránh các biến chứng nguy hiểm khi sử dụng thuốc chống đông máu covid không đúng cách, người bệnh cần lưu ý một số việc sau:

  • Không tự ý dùng thuốc, phải tuân theo chỉ định của bác sĩ
  • Bệnh nhân cần được theo dõi sát sao để điều chỉnh liều lượng và đánh giá hiệu quả điều trị
  • Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, tăng sức đề kháng.

Thuốc chống đông máu covid là một phần quan trọng trong điều trị ở bệnh nhân covid-19, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao bị huyết khối và biến chứng mạch máu. Tuy nhiên cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận