8 Loại thuốc chữa viêm họng tốt nhất được tin dùng nhiều

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
7 Tháng 12 2022

Lần cập nhật cuối:
20 Tháng 4 2024

Số lần xem:
1704

Nếu như các cách trị viêm họng tại nhà chỉ hiệu quả đối với những triệu chứng nhẹ, thì việc dùng thuốc lại mang đến tác dụng nhanh và rõ rệt hơn. Tuy vậy, không phải ai cũng biết đau họng uống thuốc gì để nhanh khỏi? Cũng như những điều cần lưu ý khi dùng thuốc trị viêm họng. Cùng giải đáp 2 câu hỏi này trong nội dung dưới đây.

1. Chữa viêm họng bằng thuốc kháng sinh

1.1. Chữa viêm họng bằng nhóm thuốc Beta-lactam

Chữa viêm họng bằng nhóm thuốc Beta-lactam
Chữa viêm họng bằng nhóm thuốc Beta-lactam

Penicillin

Đây là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm thuốc kháng nấm, kháng virus, điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn. Thường được dùng trong các trường hợp: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn ở miệng, họng, viêm phổi thể nhẹ do Pneumococcus, nhiễm khuẩn mô mềm và da, phòng ngừa thấp khớp cấp tái phát.

Dùng Penicillin dài ngày hoặc dùng liều cao có thể gây các tác dụng phụ như thiếu máu, nổi mề đay, giảm tiểu cầu, sốt, sốc phản vệ…

Amoxicillin

Thuốc được dùng cho các trường hợp nhiễm khuẩn do một số loại vi khuẩn nhạy cảm như: viêm họng, sốt thương hàn, viêm màng não, viêm amidan…

Uống amoxicillin chữa viêm họng, có thể gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như: vàng da ứ mật, viêm gan, viêm kết mạc, tiêu chảy, nổi mề đay…

Cephalexin

Đau họng uống thuốc gì? Thì Cephalexin là một loại thuốc phổ biến. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động gây viêm của các loại vi khuẩn gây hại, giảm đau nhẹ, giảm ho, cải thiện cảm giác bỏng rát vùng họng.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như nổi mề đay, giảm bạch cầu trung tính, tiêu chảy, buồn nôn và nôn ói.

Ceftriaxone

Loại thuốc kháng sinh này sẽ giúp làm giảm nhanh cảm giác đau rát vùng cổ họng, giảm viêm chống khuẩn, giảm ngứa và kiểm soát cơn ho hiệu quả.

Tuy nhiên, thuốc được khuyến cáo không dùng trong các trường hợp bị dị ứng thành phần của thuốc, có tiền sử dị ứng với penicillin, trẻ sơ sinh thiếu tháng, phụ nữ đang cho con bú, đang mang thai, suy gan, thận.

1.2. Chữa viêm họng bằng nhóm thuốc Macrolid

Chữa viêm họng bằng nhóm thuốc Macrolid
Chữa viêm họng bằng nhóm thuốc Macrolid

Clarithromycin

Viêm họng uống thuốc gì? Clarithromycin được chỉ định dùng cho những trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn như viêm họng, viêm xoang, viêm phổi cộng đồng, nhiễm khuẩn bội nhiễm…

Khi dùng thuốc có thể gặp các tác dụng phụ như: viêm miệng, viêm lưỡi, nhức đầu, rối loạn chức năng gan, rối loạn vị giác…

Azithromycin

Đối với các bệnh lý, vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn do vi khuẩn như: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn Chlamydia trachomatis không kèm biến chứng tại đường sinh dục, các vấn đề nhiễm khuẩn đường tình dục không qua bệnh lậu sẽ được điều trị bằng Azithromycin.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc có thể gặp liên quan đến đường tiêu hóa như: Tiêu chảy, chướng bụng, buồn nôn, đau bụng.

Erythromycin

Thuốc dùng để điều trị viêm họng, các dạng mủ viêm, nhiễm khuẩn mô mềm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn da, mụn trứng cá, nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục.

Những người bị viêm gan, mẫn cảm với thuốc Macroide, rối loạn porphyrin, phụ nữ mang thai hay cho con bú được khuyến cáo không nên dùng loại thuốc này.

Tác dụng phụ có thể xảy ra như: phát ban, ngứa da, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, viêm gan, vàng da, rối loạn nhịp tim…

2. Thuốc hạ sốt, giảm đau

Thuốc hạ sốt giảm đau điều trị triệu chứng bệnh viêm họng
Thuốc hạ sốt giảm đau điều trị triệu chứng bệnh viêm họng

Aspirin

Viêm đau họng uống thuốc gì? Có thể bạn sẽ được chỉ định uống thuốc Aspirin. Đây là thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm không Steroid, giúp giảm tình trạng đau rát nhẹ đến trung bình. Thường dùng để điều trị triệu chứng đi kèm do viêm họng gây ra như: đau rát cổ họng, đau cơ, sốt, đau đầu…

Dùng Aspirin dài ngày và liều cao có thể gây ra một số phản ứng như: khó thở, sưng môi, mặt, lưỡi, họng, phát ban, đau dạ dày, đau đầu, buồn ngủ…

Paracetamol

Không chỉ được dùng để điều trị viêm họng, Paracetamol còn có tác dụng tốt với các triệu chứng như đau khớp, đau cơ, đau đầu, đau răng, đau lưng, cảm sốt, giảm đau khi bị viêm khớp nhẹ.

Cần dùng thuốc theo đúng chỉ định, tuyệt đối không được sử dụng quá liều, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

3. Nhóm thuốc kháng viêm NSAID

Trị viêm đau họng bằng nhóm thuốc kháng viêm NSAID
Trị viêm đau họng bằng nhóm thuốc kháng viêm NSAID

Loại thuốc này được dùng để giảm các triệu chứng nóng, đỏ, sưng tấy ở vòm họng, đồng thời giảm đau và giảm viêm. Nhóm thuốc NSAID có 2 loại phổ biến là:

Diclofenac

Dùng để giảm đau, giải quyết tình trạng sưng viêm trong quá trình trị viêm họng. 

Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng như: mờ mắt, ù tai, phát ban, ngứa da, đau đầu, tiêu chảy, ợ chua, táo bón đầy hơi…

Ibuprofen

Thuốc dùng cho các trường hợp bị viêm họng kèm sốt và đau nhức nhẹ. Khuyến cáo không dùng cho trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai trong những tháng cuối thai kỳ

Các tác dụng phụ có thể gặp như: ù tai, nhìn mờ, phát ban da, ngứa da, nhức đầu, chóng mặt, căng thẳng…

4. Nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid

Chữa trị viêm họng hiệu quả nhờ nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid
Chữa trị viêm họng hiệu quả nhờ nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid

Đau họng uống thuốc gì? Khi viêm họng chuyển sang mức độ năng sẽ phải dùng Corticosteroid, có các loại thường gặp như:

Dexamethason

Thuốc có tác dụng làm dịu tình trạng sưng tấy, phản ứng dị ứng và làm giảm bớt khả năng, phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Phù hợp cho người bị viêm họng, bệnh hô hấp, bệnh đường ruột, dị ứng, rối loạn hệ miễn dịch, rối loạn chức năng máu

Tác dụng phụ có thể xảy ra như: sưng phù, khó thở, tăng cân nhanh, khó ngủ, buồn nôn, nổi mụn, đau đầu…

Betamethason

Đây là một Corticosteroid tổng hợp, giúp chống viêm, chống dị ứng, chống thấp khớp. Dùng để điều trị viêm họng mãn tính, viêm họng nặng, rối loạn chất tạo keo, bệnh nội tiết, cơ xương, hô hấp, mắt, dị ứng…

Không dùng thuốc cho người bị nhiễm nấm toàn thân, dị ứng với Betamethasone hoặc với những corticoid.

Dùng thuốc dài ngày có thể bị mất ngủ, thay đổi nhân cách, suy giảm tâm lý, chướng bụng, viêm loét thực quản, suy yếu cơ…

Prednisolone

Với công dụng chính là giảm viêm, giảm sưng, giảm phản ứng dị ứng và cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ. Ngoài việc điều trị bệnh viêm họng, thuốc còn dùng cho các trường hợp dị ứng, rối loạn máu, viêm khớp, vấn đề về hô hấp, đại tràng…

Dùng thuốc liều cao có thể gây ra tác dụng phụ như: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, ợ nóng, khó ngủ, dễ chảy máu, đau ngực, tăng đường huyết…

5. Thuốc chống viêm giảm phù nề nhóm Enzyme

Thuốc đau họng chống viêm giảm phù nề nhóm Enzyme
Thuốc đau họng chống viêm giảm phù nề nhóm Enzyme

Loại thuốc này còn được gọi là các men chống viêm, có nguồn gốc từ tự nhiên, giúp chống viêm, giảm phù nề, làm tan đờm.

Men chống viêm được dùng phổ biến nhất là Alphachymotrypsin, có tác dụng chống viêm, thúc đẩy sự tiêu tan các chỗ phù viêm, nhờ đó làm giảm sự xung huyết tại vị trí niêm mạc họng bị tổn thương.

Khi sử dụng, người dùng có thể gặp phải các tác dụng phụ như phù giác mạc, tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào.

6. Thuốc súc họng

Thuốc súc họng giúp làm sạch đường thở, thay đổi môi trường pH vùng họng để diệt sạch vi khuẩn gây bệnh. Dung dịch thường có các thành phần như NaCl, acid boric, xylitol…

Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện như: phát ban, toát mồ hôi, ngứa họng, mặt đỏ, phồng rộp môi, có thể sốc phản vệ và tử vong.

7. Thuốc long đờm

Các loại thuốc long đờm hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả
Các loại thuốc long đờm hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả

Các loại thuốc long đờm thường dùng như: N- Acetylcystein, Carbocystein Ambroxol, Bromhexin… giúp đờm bớt đặc, nhớt và dễ tống đờm ra ngoài hơn.

8. Những loại thuốc giảm tiết axit dạ dày

Viêm họng, đau họng có thể bắt nguồn từ các bệnh về tiêu hóa như trào ngược dạ dày – thực quản hay viêm loét dạ dày, khiến người bệnh thường xuyên bị nóng rát vùng họng. Do đó, đau họng uống thuốc gì? thì câu trả lời có thể là những loại thuốc giảm tiết axit dạ dày.

9. Lưu ý gì khi dùng thuốc điều trị viêm họng

  • Thuốc kháng sinh chỉ có hiệu quả với những trường hợp viêm họng có nguyên nhân do vi khuẩn.
  • Penicillin, Amoxicillin là kháng sinh có tác dụng tốt với viêm họng do liên cầu. Bệnh thường tiến triển tốt sau vài ngày sử dụng. Nếu sau 48h không thấy bệnh thuyên giảm, cần thông báo cho bác sĩ điều trị.
  • Dùng kháng sinh đúng loại, đúng liều lượng, thời gian theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc kết hợp theo dõi sức khỏe, nếu bệnh diễn biến nặng, cần liên hệ bác sĩ để được bác sĩ tư vấn và điều trị phù hợp.

Hi vọng thông qua bài viết, bạn đã trả lời được câu hỏi “viêm họng uống thuốc gì?”. Trước khi sử dụng thuốc phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hay những người có chuyên môn, tránh tự ý sử dụng sai cách, sai liều lượng có thể dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm đến tính mạng.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.