Dùng thuốc điều trị máu nhiễm mỡ là phương pháp giúp hạ mỡ máu nhanh chóng, cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc nào hiệu quả cao, ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp những loại thuốc đặc trị giúp người bệnh có được lựa chọn phù hợp cho mình.
1. Mỡ máu cao bao nhiêu phải uống thuốc?
Thuốc hạ mỡ máu chủ yếu là các loại thuốc tân dược, có tác dụng nhanh chóng và thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp khẩn cấp. Thế nhưng những loại thuốc này dễ gây tác dụng phụ nguy hiểm. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống.
Trước đó, bệnh nhân sẽ phải thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng mỡ trong máu và có phương pháp điều trị mỡ máu cao thích hợp. Căn cứ theo chỉ số mỡ máu của người bệnh, cùng với các yếu tố liên quan như: tuổi, huyết áp, bệnh lý đi kèm… bác sĩ sẽ cân nhắc có nên cho bệnh nhân uống thuốc hay không.
Nếu người lớn tuổi bị mỡ máu cao và kèm theo bệnh lý đái tháo đường, cao huyết áp thì cần phải dùng thuốc để hạ chỉ số cholesterol về mức an toàn, phòng ngừa mỡ máu tăng cao dẫn tới nguy cơ xơ vữa động mạch. Ngược lại, người trẻ tuổi bị tăng lipid máu nhưng không mắc kèm bệnh lý khác thì có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt mà chưa cần sử dụng thuốc.
Bên cạnh đó, với những trường hợp có chỉ số cholesterol toàn phần > 6.0 mmol/l thì cũng cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Các loại thuốc điều trị mỡ máu cao
2.1. Các loại renins gắn acid mật
Đây là nhóm thuốc cô lập axit mật. Chúng hoạt động theo cơ chế tăng chuyển hóa cholesterol từ gan sang mật, làm giảm lượng dự trữ mỡ máu tại gan và ngăn nó hấp trở lại vào máu. Từ đó, giúp giảm lượng cung cấp cholesterol cho cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng nhóm thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa…
2.2. Nicotinic acid (niacin)
Niacin có khả năng ức chế gan sản xuất lipoprotein, từ đó, làm giảm LDL-cholesterol và tăng HDL-cholesterol trong máu. Một số phản ứng phụ thường gặp khi uống niacin đó là đỏ bừng mặt, ngứa ran, đau đầu, mất ngủ…
2.3. Thuốc ức chế men HMG-CoA reductase (nhóm statin)
Đây là nhóm thuốc trị mỡ máu cao được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Thuốc có tác dụng ức chế men HMG-CoA Reductase, ngăn cản sự tổng hợp cholesterol trong tế bào gan, làm giảm LDL-cholesterol và cholesterol toàn phần. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số vấn đề về đường ruột như khó tiêu, tiêu chảy, táo bón hoặc các tương tác với thuốc khác.
2.4. Các dẫn xuất fibrat (acid fibric)
Bao gồm: beclobrat, bezafibrat, ciprofibrat, clofibrat, clofibrid… có tác dụng hạn chế sinh tổng hợp cholesterol, đặc biệt là triglyceride, rất phù hợp với người có chỉ số triglyceride tăng cao hoặc bị rối loạn lipid máu lâu năm. Người bệnh có thể sử dụng thuốc độc lập hoặc kết hợp với những thuốc hạ mỡ máu khác theo chỉ định của bác sĩ. Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc như buồn nôn, đau đầu, khó tiêu, suy giảm chức năng thận…
2.5. Điều trị thay thế bằng hormon sinh dục nữ (estrogen)
Phương pháp này thường được sử dụng đối với phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh bị rối loạn lipid máu. Bổ sung hormone estrogen đúng cách giúp hạ nồng độ LDL-cholesterol khoảng 15% và làm tăng HDL-cholesterol cũng khoảng 15%. Tuy nhiên, nồng độ triglyceride trong máu có thể tăng nhẹ.
3. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị máu nhiễm mỡ
Việc dùng thuốc tây là rất cần thiết đối với bệnh nhân bị tăng mỡ máu hoặc trong các trường hợp khẩn cấp. Để việc điều trị đạt hiệu quả cao và phòng ngừa tác dụng phụ, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Người bệnh chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời cần tuân thủ liều lượng mà bác sĩ đã kê và uống thuốc đủ liệu trình. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc của người khác có triệu chứng bệnh tương tự.
- Khi dùng thuốc bắt buộc phải phối hợp với chế độ ăn uống hạn chế mỡ. Trong thời gian này, người bệnh phải kiểm tra chỉ số lipid máu. Nếu thuốc không có hiệu quả thì cần đổi thuốc hoặc chuyển sang phương pháp điều trị khác.
- Khi đang dùng thuốc mà cảm thấy có những triệu chứng bất thường như đau cơ, sưng, nóng, đỏ, co cứng ở vùng gân nào đó thì ngưng thuốc và đến gặp bác sĩ.
Theo các chuyên gia, uống thuốc trị máu nhiễm mỡ chỉ là biện pháp tạm thời. Bên cạnh uống thuốc tây, người bệnh cũng có thể áp dụng các bài thuốc Đông y điều trị mỡ máu như lá sen, đương quy, bạch truật,… Mỡ máu có thể tăng trở lại nếu người bệnh ngừng thuốc và không kiêng khem trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, người mắc máu nhiễm mỡ cần thay đổi lối sống lành mạnh ngay từ hôm nay để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả. Cụ thể như:
- Tập luyện thể dục thể thao tối thiểu là 30 phút đến 1 giờ đồng hồ mỗi ngày.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vitamin và chất xơ từ rau xanh, hoa quả tươi. Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều cholesterol như phủ tạng và mỡ động vật…
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ 3 hoặc 6 tháng/lần cũng như áp dụng đúng phác đồ điều trị bệnh mỡ trong máu cao.
Ngoài ra, để tránh phụ thuộc vào thuốc tân dược, người bị mỡ máu cao có thể kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ tốt hơn trong việc làm giảm mỡ máu như Omega 3 dạng triglycerid. Omega 3 không chỉ tốt cho người bị mỡ máu cao mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch, huyết áp, ngăn ngừa ung thư,…
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn