Rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Tuy nhiên, yếu tố này hoàn toàn có thể thay đổi được nếu bạn sử dụng đúng thuốc điều trị rối loạn lipid máu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ hơn về vấn đề này.
1. Mục tiêu điều trị rối loạn lipid máu
Lipid máu hay chính là mỡ máu. Đây là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Thành phần chủ yếu của lipid máu gồm: cholesterol, triglyceride, lipoprotein.
Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng nồng độ cholesterol toàn phần, tăng triglycerid trọng lượng phân tử lượng thấp (LDL-C) và hoặc giảm nồng độ lipoprotein trọng lượng phân tử lượng cao (HDL-C) so với các giá trị bình thường trong huyết tương.
Tình trạng rối loạn lipid máu bị ảnh hưởng bởi 2 nhóm yếu tố:
- Yếu tố không điều chỉnh được như: giới tính, tuổi tác.
- Yếu tố có thể điều chỉnh được chính là thói quen ăn uống, sinh hoạt, tập luyện,… Đây cũng là nhóm nguyên nhân gây ra nguy cơ mắc rối loạn lipid khá cao.
Do đó, mục tiêu điều trị rối loạn lipid máu chính là thay đổi lối sống kết hợp sử dụng thuốc để điều chỉnh nhóm yếu tố có thể điều chỉnh được. Từ đó, giảm nguy cơ mắc rối loạn lipid máu và các bệnh lý tim mạch khác.
>>> Đọc thêm: Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu là gì? Cần xét nghiệm những gì?
2. Nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu phổ biến hiện nay
Thông thường, phác đồ điều trị rối loạn lipid máu là bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu khi tình trạng bệnh không được cải thiện sau từ 2-3 tháng thay đổi chế độ sinh hoạt. Một số nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu phổ biến đó là:
2.1. Nhóm Fibrate
Fibrate là nhóm thuốc được dùng để làm giảm triglycerid máu. Nhóm thuốc này được chỉ định trong điều trị rối loạn lipoprotein huyết các tip IIa, IIb, III, IV và V, phối hợp với chế độ ăn. Khi sử dụng nhóm thuốc Fibrate, cần lưu ý thăm dò chức năng gan, thận của người bệnh trước khi dùng. Các đối tượng như trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng loại thuốc này.
2.2. Nhóm Statin
Statin là nhóm thuốc làm hạ cholesterol trong máu. Chúng có thể ức chế enzym sản xuất ra cholesterol trong cơ thể, hoặc giảm các mảng bám trong lòng động mạch (do cholesterol tích tụ). Từ đó, giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Khi sử dụng nhóm Statin, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: tăng men gan, đau đầu, đau cơ, đau khớp,… Người bệnh nên dùng nhóm thuốc này vào ban đêm để tăng tác dụng của nó.
2.3. Nhóm Niacin (Acid Nicotinic)
Nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu tiếp theo là Niacin. Thuốc có tác dụng làm giảm quá trình sản xuất và giải phóng lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL). Bên cạnh đó, Niacin cũng làm giảm các acid béo tự do từ mô mỡ vào vòng tuần hoàn. Từ đó, thuốc giúp giảm triglycerid, giảm LDL và tăng HDL. Tuy nhiên, Niacin thường gây ra tác dụng phụ khi sử dụng như: ngứa, đỏ mặt, rối loạn tiêu hóa, tăng men gan,…
2.4. Nhóm Resin
Bản chất của nhóm thuốc này là trao đổi các ion, làm giảm lượng cholesterol toàn phần, giảm LDL-C. Tuy nhiên, sau khi sử dụng thuốc này và ngừng trong 3 – 6 tháng, lượng cholesterol toàn phần và LDL-C sẽ tăng trở lại. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi,…
Ngoài ra, nhóm Resin sẽ làm giảm sự hấp thụ một số chất như: barbituric, aspirin, tetracycline, vitamin A, D, E, K. Do đó, nếu bổ sung các chất trên thì cần dùng sau nhóm Resin 4 – 6 giờ.
2.5. Nhóm Ezetimibe
Ezetimibe là nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu dùng để giảm LDL-C, giảm cholesterol trong máu. Thuốc thường được sử dụng cùng một chế độ ăn ít chất béo và kết hợp tập luyện thể dục thể thao. Khi đó, Ezetimibe sẽ hỗ trợ làm giảm lượng cholesterol mà cơ thể hấp thu từ việc ăn uống. Nhóm thuốc này thường không gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng.
2.6. Omega 3 (Fish Oils)
Omega 3 không phải là thuốc nhưng rất tốt đối với người bị rối loạn lipid máu. Đây là một loại axit béo không no rất cần thiết cho cơ thể. Omega 3 có 3 loại chủ yếu là: EPA, DHA, DPA và thường được chỉ định trong trường hợp tăng mỡ máu. Omega 3 có tác dụng trong việc ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, huyết áp, ngăn ngừa ung thư,…
3. Lưu ý khi sử dụng các nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu
Như đã nói ở trên, trong quá trình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu, chúng ta cần kết hợp với việc thay đổi lối sống để tác động vào các yếu tố có thể điều chỉnh được, cụ thể:
- Có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: Bị rối loạn lipid máu nên ăn gì? Người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều acid béo bão hòa và cholesterol như: thịt mỡ, lòng đỏ trứng, tôm, bơ,… Thay vào đó, nên ăn đồ có chứa acid béo không bão hoà như: dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu lạc,… Đồng thời người mắc rối loạn lipid máu cũng cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất từ rau củ xanh và hoa quả tươi.
- Thường xuyên vận động: Mỗi ngày bạn nên dành từ 30 – 45 phút để tập luyện. Việc này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, cải thiện tình trạng mỡ máu, huyết áp. Tùy vào thể trạng cá nhân bạn có thể lựa chọn bài tập phù hợp cho mình như: chạy bộ, đi bộ nhanh, đạp xe, bơi, tập yoga,…
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
Để hỗ trợ quá trình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả hơn, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm loại Omega 3 nguyên chất dạng Triglycerid được bào chế từ dầu cá tinh chế. Sản phẩm này sẽ hỗ trợ ngăn chặn các bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch ở bệnh nhân rối loạn lipid.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu thêm về các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu, cũng như các lưu ý khi sử dụng chúng. Từ đó, mỗi người sẽ có phương pháp ngăn ngừa bệnh rối loạn lipid phù hợp với mình nhất.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn