Người bệnh sốt xuất huyết uống thuốc gì để mau hồi phục?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
2 Tháng Tám 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
3020

Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra mà tác nhân chủ yếu phát tán mầm bệnh chính là muỗi vằn. Sử dụng thuốc điều trị sốt xuất huyết chính là giải pháp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh nhưng đừng vì thế mà tự ý mua thuốc điều trị. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn khi bị sốt xuất huyết nên uống thuốc gì?

1. Sốt xuất huyết có biểu hiện thế nào?

Nắm rõ biểu hiện sốt xuất huyết để lựa chọn thuốc điều trị phù hợp
Nắm rõ biểu hiện sốt xuất huyết để lựa chọn thuốc điều trị phù hợp

Người bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện như sốt cao, đau nhức người và những triệu chứng không đặc hiệu này rất dễ nhầm với sốt siêu vi, sốt phát ban… Thông thường sau thời gian ủ bệnh, sẽ thấy người bệnh sốt cao từ 39 – 40 độ C và kèm theo các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn và nôn, đau hốc mắt, đau nhức cơ xương khớp, nổi nốt đỏ. Sau đó người bệnh sẽ phục hồi trong vòng 1 tuần hoặc lâu hơn. 

Một số trường hợp sốt xuất huyết có thể có biến chứng thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Người bệnh có thể chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu nội tạng, đi ngoài phân đen. Nếu số lượng tế bào hình thành huyết khối trong máu của người bệnh giảm xuống có thể gây ra xuất huyết nghiêm trọng. Nên đưa người bệnh đi cấp cứu ngay nếu thấy có dấu hiệu sau: Đau bụng dữ dội, nôn kéo dài, chảy máu chân răng, chảy máu cam, tiểu ra máu hoặc nôn ra máu, chảy máu dưới da nhìn giống như những vết bầm tím, khó thở hoặc thở nhanh, khó chịu, bồn chồn.

>> Xem thêm: Cách phân biệt sốt xuất huyết với các dạng sốt khác

2. Người bị sốt xuất huyết uống thuốc gì để mau lành bệnh?

Do chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết nên chủ yếu dùng thuốc điều trị các triệu chứng như hạ sốt khi sốt cao và bù nước bù điện giải. 

2.1. Thuốc hạ sốt

Bị sốt xuất huyết nên uống thuốc hạ sốt Paracetamol
Bị sốt xuất huyết nên uống thuốc hạ sốt Paracetamol

Thuốc hạ sốt Paracetamol khá phổ biến nhưng nếu dùng quá liều có thể gây ngộ độc, hoại tử gan cấp và các biến chứng nguy hiểm khác nên nếu người bệnh sốt xuất huyết không hạ sốt sau khi đã dùng thuốc hoặc sốt lại liên tục sau khi đã dùng đến liều thuốc tối đa cho phép thì cần phải đến khám tại các cơ sở y tế để có hướng xử lý phù hợp.

Đối với trẻ em, có thể chọn các dạng bào chế khác nhau của Paracetamol như thuốc viên, siro, thuốc bột pha uống và viên đạn đặt hậu môn…. Khi cần thiết phải phối hợp nhiều dạng thuốc khác nhau như dùng thuốc hạ sốt dạng bột hoặc siro khi trẻ thức kèm viên đặt hậu môn khi trẻ ngủ … Cần lưu ý tổng liều thuốc trong ngày không được vượt quá liều tối đa cho phép nhằm tránh ngộ độc do quá liều. Tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ khi sử dụng. 

Thời gian dùng thuốc hạ sốt sẽ từ khoảng 4 – 6 giờ mới được dùng một liều tiếp theo, tuyệt đối không được dùng với khoảng cách ngắn hơn hay tăng liều vì nghĩ rằng sẽ mau chóng giảm sốt.

2.2. Bù nước

Bị sốt xuất huyết nên dùng oresol để bù nước và chất điện giải
Bị sốt xuất huyết nên dùng oresol để bù nước và chất điện giải

Khi người bệnh sốt xuất huyết sốt cao thì cùng với việc uống thuốc hạ sốt cũng cần bổ sung chất điện giải và bù nước do sốt cao gây ra. Có thể dùng oresol hoặc hydrit để bù nước và điện giải. Chú ý nên pha oresol đúng tỷ lệ và pha bằng nước đun sôi để nguội. Người bệnh cũng có thể uống nước dừa, nước trái cây để bù nước. Nếu trường hợp không uống được bù nước và điện giải thì có thể truyền dung dịch Nacl 0,9%.

3. Thuốc không được dùng trong sốt xuất huyết

3.1. Aspirin

Aspirin là thuốc hạ sốt, giảm đau mức độ vừa và nhẹ nhưng không được dùng trong bệnh sốt xuất huyết. Aspirin còn là thuốc chống kết tập tiểu cầu, ngăn cản hình thành cục máu đông và được dùng trong dự phòng và điều trị một số bệnh lý tim mạch. Do đó nếu dùng Aspirin với người bệnh sốt xuất huyết sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác trong bệnh sốt xuất huyết như xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, xuất huyết dưới da… 

Bên cạnh đó, Aspirin cũng không nên dùng để hạ sốt, giảm đau cho trẻ dưới 18 tuổi, đặc biệt là trẻ mắc phải hoặc đang hồi phục khỏi các bệnh do virus gây ra như thủy đậu, cúm mùa…, các bệnh có biểu hiện rất dễ nhầm với bệnh sốt xuất huyết là sốt cao, mệt mỏi, đau nhức cơ thể… Trẻ mắc hội chứng Reye là bệnh lý não gan, gây phù não và suy gan nếu dùng Aspirin không đúng chỉ định có thể dẫn đến tử vong và để lại di chứng tổn thương não không hồi phục.

Bị sốt xuất huyết không nên uống thuốc Aspirin và Ibuprofen
Bị sốt xuất huyết không nên uống thuốc Aspirin và Ibuprofen

3.2. Ibuprofen và các thuốc giảm đau kháng viêm không Steroids khác

Ngoài Aspirin, thì Ibuprofen cũng là một thuốc không nên dùng trong bệnh sốt xuất huyết do tăng nguy cơ chảy máu và các biến chứng khác của bệnh sốt xuất huyết. Các thuốc khác cùng nhóm với ibuprofen  là các thuốc giảm đau, kháng viêm không Steroids – NSAIDs như diclofenac, meloxicam… cũng không được dùng. Nguyên nhân là do các thuốc trong nhóm này đều có tác dụng làm ức chế kết tập tiểu cầu, gây nguy cơ chảy máu, biến chứng ở mức độ khác nhau trong bệnh sốt xuất huyết.

4. Cần lưu ý gì khi mắc sốt xuất huyết?

Bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng chưa có vacxin điều trị bệnh nên bệnh dễ lây và thường gây ra dịch khi vào mùa. Các trường hợp sốt xuất huyết nếu được điều trị triệu chứng đúng cách thì đều khỏi bệnh và không có biến chứng. Tuy nhiên bệnh sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu phát hiện bệnh chậm và xử lý không đúng cách, biến chứng thường xảy ra ở ngày 4-6 khi mắc bệnh. 

Do đó người bệnh sốt xuất huyết cần chú ý hạn chế đi lại nên nghỉ ngơi nhiều. Nên chọn ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, uống nước trái cây. Hạn chế ăn đồ ăn có màu đỏ, nâu hay đen để tránh nhầm với xuất huyết tiêu hóa. 

Tốt nhất là nên phòng tránh bệnh sốt xuất huyết bằng cách giữ cho môi trường sống không có muỗi và tránh bị muỗi đốt. Nên diệt bọ gậy, loăng quăng, vệ sinh nơi sống, loại bỏ các lu thùng chứa nước, vũng nước là nơi muỗi có thể sinh sản.

Kết hợp với sản phẩm tăng cường sức đề kháng phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
Kết hợp với sản phẩm tăng cường sức đề kháng phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Nên tăng sức đề kháng để cơ thể có thể chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của tác nhân gây bệnh bằng thực phẩm ăn hàng ngày, tuy nhiên khả năng hấp thu của mỗi người khác nhau nên sẽ có hạn chế nhất định. Do đó có thể chọn tăng sức đề kháng bằng sản phẩm thảo dược có chứa các thảo dược quen thuộc như Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Đông trùng hạ thảo… Sản phẩm có chứa các thảo dược này sẽ có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra. Hỗn hợp Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet có tác dụng hiệp đồng giúp ức chế mạnh virus. Khi kết hợp với các thành phần khác như Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm và Đông trùng hạ thảo sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra, đặc biệt các virus có hệ gen là ARN, theo các cơ chế:

  • Ức chế sự gắn kết giữa virus và tế bào giúp ngăn chặn sự xâm nhập tế bào của các hạt virus. 
  • Ức chế hoạt tính của enzyme protease 3 CLpro làm ngưng quá trình nhân lên của các hạt virus đã xâm nhập vào tế bào chủ.
  • Kích hoạt các tế bào của hệ miễn dịch (như tế bào T, đại thực bào, sản sinh các cytokine,…)

Khi sử dụng sản phẩm này sẽ có tác dụng ức chế sự xâm nhập, phát triển của các virus gây bệnh, trong đó có virus dạng ARN – nguyên nhân gây ra các bệnh như cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban… sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh do virus, nên có thể dùng trong điều trị và phòng bệnh do virus gây nên trong đó có bệnh sốt xuất huyết. (Xem chi tiết tại đây)

Cùng nghe Chuyên gia, Ths.Bs Vũ Văn Lực – Bác sĩ Bệnh viên Đa khoa Hà Thành (Hà Nội) chia sẻ về cách hạ sốt khi bị sốt xuất huyết, những loại thuốc nên uống và không nên uống khi sốt xuất huyết.

Cách hạ sốt khi bị sốt xuất huyết an toàn, hiệu quả

Sốt xuất huyết uống thuốc gì để an toàn và hiệu quả, giúp người bệnh cải thiện nhanh tình trạng của bệnh, giảm virus, tăng sức đề kháng chắc chắn sẽ giúp người bệnh mau hồi phục.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.