Viêm mũi dị ứng dùng thuốc gì điều trị nhanh khỏi? Đây chắc hẳn là cây hỏi được nhiều người quan tâm khi đã phải sống chung với những triệu chứng khó chịu của bệnh lý này. Nếu bạn cũng đang gặp các tình trạng khó chịu của viêm mũi dị ứng, xem ngay bài viết dưới đây để tham khảo top 15 thuốc điều trị viêm mũi dị ứng được khuyên dùng!
1. Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì?
Bệnh viêm mũi dị ứng gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu như ngạt mũi sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, váng đầu mệt mỏi. Để bệnh nhanh khỏi tránh ảnh hưởng đến cuộc sống, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng được chuyên gia khuyên dùng sau:
1.1. Clorpheniramin
Clorpheniramin là thuốc điều trị viêm mũi dị ứng đầu tiên được nhắc đến trong danh sách này. Đây là thuốc kháng H1 thế hệ cũ với cơ chế tác động là thông qua sự cạnh tranh thụ thể H1 để vô hiệu hóa các tác dụng sinh học của histamin. Người bệnh nên dùng thuốc trước khi đi ngủ và mỗi lần dùng cách nhau khoảng 4 – 6 tiếng. Số lần uống và liều lượng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh hiện tượng quá liều.
Giá tham khảo: 20.000đ/hộp (10 vỉ x 20 viên)
1.2. Loratadin
Loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng tiếp theo được nhắc đến trong danh sách này đó chính là Loratadin. Đây là dòng thuốc kháng histamin thế hệ mới có tỷ lệ đi qua hàng rào máu não rất ít. Do đó gần như loại thuốc này không có tác dụng an thần và chống nôn. Loratadin đặc biệt hiệu quả với các trường hợp có triệu chứng: hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt, đỏ mắt,…
Giá tham khảo: 20.000đ/hộp (2 vỉ x 10 viên)
1.3. Fexofenadine
Một dòng thuốc kháng histamin thế hệ mới khác mà bạn có thể sử dụng khi gặp các trường hợp viêm mũi dị ứng đó là Fexofenadine. Thuốc viêm mũi dị ứng này là chất chuyển hóa của Terfenadin, Fexofenadine có tác dụng chọn lọc thụ thể H1 ngoại biên. Từ đó, chất này sẽ gây ức chế histamin và giảm các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng.
Giá tham khảo: 55.000đ/ hộp (3 vỉ x 10 viên)
1.4. Cetirizin
Cetirizin được coi là dòng thuốc kháng histamin mạng và thường được kê để sử dụng với các trường hợp bị viêm mũi dị ứng mãn tính. Ưu điểm của dòng thuốc chữa viêm mũi dị ứng này là không bị tác động, biến đổi bởi các loại thực phẩm dinh dưỡng như các loại thuốc khác.
Giá tham khảo: 60.000đ/ hộp (10 vỉ x 10 viên)
1.5. Levocetirizine
Một trong các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng là dòng thuốc kháng histamin thế hệ mới, đối kháng H1 có chọn lọc mà người bệnh có thể tham khảo đó là Levocetirizine. Nó chính xác là một dạng đồng phân của cetirizin hydroclorid do đó cũng kế thừa được khả năng kháng histamin thông qua trung gian ức chế thụ thể H1.
Giá tham khảo: 180.000đ/ hộp (3 vỉ x 10 viên)
1.6. Desloratadin
Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Desloratadin là một chất chuyển hóa của Loratadin nhưng lại có tác dụng cao hơn Loratadin đến 3 -4 lần. Cùng với đó, tỷ lệ vượt hàng rào máu não cũng rất nhỏ nên thuốc không có tác dụng an thần. Tuy nhiên khi sử dụng, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: khô miệng, có nguy cơ sâu răng cao, có thể gặp tình trạng sốc phản vệ,…
Giá tham khảo: 25.000đ/ chai 60ml
1.7. Thuốc chữa viêm mũi dị ứng Acrivastine 8mg
Acrivastine là một dạng kháng sinh có tác dụng chính là hoạt động sản sinh histamin quá mức trong cơ thể. Đây là sản phẩm được sử dụng rất nhiều trong các trường hợp liên quan đến dị ứng, bao gồm cả viêm mũi dị ứng.
Giá tham khảo: 35.000đ/ hộp (1 vỉ x 10 viên)
1.8. Viêm mũi dị ứng dùng thuốc gì – Thuốc xịt Aladka
Aladka là một trong những loại thuốc trị viêm mũi dị ứng có tác dụng tức thì. Bởi đây là sản phẩm giúp người bệnh có thể làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu khi bị dị ứng ở hệ hô hấp. Bên cạnh đó, sản phẩm thuốc xịt Aladka cũng cũng tác dụng tốt đối với các đối tượng bị: viêm xoang, viêm mũi vận mạch,…
Giá tham khảo: 18.000đ/ lọ 15ml
Xem thêm về các loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng khác được bác sĩ khuyên dùng
1.9. Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì – Rhinopront
Rhinopront đây cũng là một loại thuốc có công dụng loại bỏ các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng do một số nguyên nhân như: phấn hoa, môi trường, khí hậu,…
Bên cạnh đó, sản phẩm Rhinopront còn được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về tai mũi họng như: viêm xoang, viêm mũi vận mạch,… Thuốc Rhinopront được bào chế ở 2 dạng để người dùng thuận tiện sử dụng là viên nang và siro.
Giá tham khảo: chưa cập nhật
1.10. Phenylephrine giảm viêm mũi dị ứng hiệu quả
Sản phẩm tiếp theo mà bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng nên uống thuốc gì đó là Phenylephrine. Đây là loại thuốc co mạch có tác dụng giảm sung huyết. Phenylephrine chuyên được sử dụng trong điều trị các tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi, khó thở do viêm mũi dị ứng hay viêm xoang gây ra.
Giá tham khảo: chưa cập nhật
1.11. Thuốc Zyrtec trị viêm mũi dị ứng
Zyrtec cũng được góp mặt trong danh sách thuốc điều trị viêm mũi dị ứng. Đây là nhóm thuốc kháng histamin có tác dụng ức chế tình trạng cơ thể giải phóng histamin quá mức gây ra mẫn cảm. Đây lf loại thuốc thường được chỉ định cho người bị viêm mũi dị ứng theo mùa, người bị nổi mề đay mãn tính vô căn, viêm kết mạc dị ứng,…
Giá tham khảo: 80.000đ/ hộp (1 vỉ x 10 viên)
1.12. Pseudoephedrin
Pseudoephedrine là thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, chống ngạt mũi có thành phần chính là amphetamine và phenethylamine. Thuốc có tác dụng làm co mạch máu dưới niêm mạc mũi, làm giảm triệu chứng sung huyết, giúp khí lưu thông dễ dàng, từ đó, làm giảm tình trạng tắc nghẽn mũi do cảm lạnh thông thường hoặc viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, Pseudoephedrine cũng giúp cải thiện triệu chứng đau nhức do xoang.
1.13. Clarityne
Clarityne thuộc nhóm thuốc chống dị ứng, được chỉ định trong điều trị tạm thời giúp làm giảm các triệu chứng sốt, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi… ở người bị viêm mũi dị ứng và các chứng dị ứng khác như viêm kết mạc, mề đay, ban da và các bệnh liên quan tới histamin.
Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như đau đầu, khô miệng, loét miệng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,…
Giá tham khảo: 60.000 VNĐ/hộp (1 vỉ x 10 viên)
1.14. Thuốc Allegra FX
Đây là thuốc điều trị viêm mũi dị ứng đến từ Nhật Bản, được bào chế dưới dạng viên nén có khả năng hấp thụ nhanh trong cơ thể. Allegra FX là thuộc nhóm thuốc chống dị ứng có tác dụng cải thiện nhanh các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi,… Ưu điểm của thuốc này là không gây buồn ngủ và hôi miệng, ít xảy ra những tác dụng phụ.
Tuy nhiên, Allegra FX không dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, hoặc người bị mẫn cảm với thành phần thuốc.
Giá tham khảo: 1.582.000 VNĐ/ hộp
1.15. Telfast HD
Thuốc Telfast HD là thuốc chữa viêm mũi dị ứng theo mùa và các biểu hiện ngoài da không biến chứng của mày đay vô căn mạn tính ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Thuốc có tác dụng giúp làm giảm nhanh các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nghẹt mũi.
Tuy nhiên, thuốc cũng gây một vài tác dụng phụ khi sử dụng như buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, khô miệng, đau bụng,…
Giá tham khảo: 85.000 VNĐ/hộp (1 vỉ x 10 viên)
2. Lưu ý sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng để ngừa biến chứng
Các loại thuốc tây y giúp làm giảm tức thì các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, khó thở,… do viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên nó cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe nếu người bệnh dùng thuốc không đúng liều hoặc tự ý mua thuốc về điều trị. Do đó, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng như:
- Cần thăm khám bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Đặc biệt, đối tượng trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền khác tuyệt đối không được tự ý mua thuốc.
- Người bệnh không được tự ý tăng liều, giảm liều thuốc hoặc tự ngưng sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể khiến bệnh phát triển phức tạp và khó điều trị hơn.
- Phần lớn các loại thuốc tây có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ như đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Do đó, người bệnh cần uống thuốc sau bữa ăn và uống nhiều nước.
- Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường thì cần báo ngay với bác sĩ điều trị để có hướng xử lý kịp thời.
- Bệnh nhân nên kết hợp với việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Bạn hãy vệ sinh không gian sống sạch sẽ, chế độ ăn phù hợp, luyện tập thể dục để giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ trị bệnh.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo bác sĩ về việc sử dụng kết hợp thuốc uống và thuốc dạng xịt mũi để giúp tăng cường hiệu quả, rút ngắn thời gian chữa trị. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm xịt mũi hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng. Người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm xịt mũi có nguồn gốc từ thảo dược như: Dịch chiết ngũ sắc, ké đầu ngựa, tân di hoa, natri clorid, polysortbat, natri benzoat, tinh dầu bạc hà, tinh dầu long não. Đây đều là các thành phần lành tính, an toàn với người dùng, đến nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào gặp tác dụng phụ khi sử dụng.
Trên đây là top 15 loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả thường được bác sĩ chỉ định. Nếu các triệu chứng viêm mũi dị ứng xuất hiện nặng hơn hoặc không đỡ sau khi dùng thuốc, thì người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kê thuốc và hướng dẫn điều trị phù hợp.
Bài viết liên quan:
- 10 Địa chỉ khám viêm mũi dị ứng uy tín tại Hà Nội và TP.HCM
- Phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất hiện nay
- GIẢI ĐÁP: Khi nào cần phẫu thuật viêm mũi dị ứng?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn