Thuốc hen suyễn được dùng để cải thiện và kiểm soát triệu chứng của bệnh. Người bệnh có thể tham khảo các loại thuốc trị hen phế quản đang được dùng phổ biến hiện nay được tổng hợp dưới đây và biết cách phòng ngừa cơn hen xảy ra.
1. Điều trị hen suyễn như thế nào để đạt hiệu quả?
Hen suyễn còn gọi là hen phế quản, bệnh lý mãn tính đường hô hấp này không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị giảm thiểu, kiểm soát những triệu chứng của bệnh để không ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó việc phòng ngừa và điều trị tránh để bệnh tái phát, phát triển nặng. Cách điều trị hen suyễn phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát bệnh, tình trạng bệnh và dùng thuốc để điều trị là phương pháp phổ biến.
2. Thuốc điều trị hen suyễn là thuốc gì?
Một số loại thuốc điều trị hen phế quản phổ biến hiện nay như:
2.1. Thuốc kiểm soát hen dài hạn
Thuốc phòng ngừa kiểm soát hen dài hạn giảm viêm đường thở vốn gây triệu chứng. Thuốc hít định liều tác dụng nhanh (thuốc giãn phế quản) có tác dụng nhanh chóng mở rộng đường thở bị sưng nề gây khó thở. Trong một số trường hợp, thuốc chống dị ứng cũng rất cần thiết.
Thuốc corticosteroid dạng hít
Các loại thuốc chống viêm này bao gồm flamasol (Flonase, Flovent HFA), budesonide (Pulmicort Flexhaler, Rhinocort), flunisolide (Aerospan HFA), ciclesonide (Alvesco, Omnaris, Zetonna), beclometason furoate (Arnuity Ellipta). Để thuốc có tác dụng tối đa thì người bệnh thường cần sử dụng các loại thuốc này trong nhiều ngày đến nhiều tuần. Không giống corticosteroid, những thuốc này có tác dụng phụ tương đối thấp và thường an toàn khi sử dụng lâu dài. [1]
Thuốc ức chế Leukotriene
Những loại thuốc uống này bao gồm montelukast (Singulair), zafirlukast (Accolate) và zileuton (Zyflo) có tác dụng giảm triệu chứng hen suyễn đến 24 giờ. Một số trường hợp hiếm hoi, những loại thuốc này có liên quan đến các phản ứng tâm lý như kích động, nóng nảy, ảo giác, trầm cảm và suy nghĩ tự tử. Lưu ý là người bệnh cần khám bác sĩ ngay khi có bất kỳ phản ứng bất thường nào.
Thuốc sinh học
Với người bệnh bị hen suyễn nặng mà không đáp ứng với thuốc kiểm soát dù đã dùng đúng cách thì có thể được điều trị hen suyễn bằng cách thử một loại thuốc sinh học như Omalizumab để trị bệnh hen suyễn do chất gây dị ứng. Người bệnh có thể dùng thuốc này dưới dạng tiêm mỗi 2 – 4 tuần. Các chất sinh học khác cũng có thể ngăn chặn các tế bào miễn dịch của người bệnh tạo ra những thứ gây viêm.
Các chất chủ vận beta tác dụng dài
Những loại thuốc hít này bao gồm có salmeterol (Serevent) và formoterol (Foradil, Perforomist) có tác dụng giúp mở rộng đường thở.
Một số nghiên cứu cho thấy thuốc có thể làm tăng nguy cơ lên cơn hen nặng, do đó chỉ dùng chúng kết hợp với một loại thuốc corticosteroid dạng hít. Và vì những loại thuốc này có thể che giấu sự suy giảm hen suyễn nên không được sử dụng cho một cơn hen cấp tính.
Thuốc hít kết hợp
Loại thuốc hen suyễn này như flamasol-salmeterol (Advair Diskus), budesonide-formoterol (Symbicort) và formoterol-mometasone (Dulera) có chứa chất chủ vận beta tác dụng dài cùng với một corticosteroid. Vì có chứa chất chủ vận beta tác dụng kéo dài nên thuốc có thể làm tăng nguy cơ người bệnh bị lên cơn hen nặng. [2]
Theophylline
Theophylline gồm Theo-24, Elixophyllin, và những loại khác là thuốc uống hàng ngày giúp mở đường thở (thuốc giãn phế quản) bằng cách làm giãn các cơ xung quanh đường thở. Tuy nhiên thuốc trị hen phế quản này hiện không được sử dụng thường xuyên như thời gian trước.
2.2. Thuốc cắt cơn nhanh
Các loại thuốc chữa hen phế quản này được sử dụng khi cần giảm các triệu chứng nhanh chóng trong thời gian ngắn trong cơn hen – hay trước khi tập thể dục tuỳ theo khuyến cáo của bác sĩ.
Các chất chủ vận beta tác dụng ngắn
Albuterol (ProAir HFA, Ventolin HFA, những loại khác) và levalbuterol (Xopenex) là các thuốc giãn phế quản dạng hít tác động trong vòng vài phút để nhanh chóng làm giảm các triệu chứng trong cơn hen. Các chất chủ vận beta tác dụng ngắn được dùng bằng cách sử dụng ống hít cầm tay hoặc máy phun sương – chuyển đổi thuốc trị hen suyễn thành màn sương mịn để người bệnh hít vào qua mặt nạ hoặc ống ngậm.
Ipratropium (Atrovent)
Cũng giống các loại thuốc giãn phế quản khác, Ipratropium có tác dụng nhanh để làm giãn đường thở ngay lập tức, giúp người bệnh dễ thở hơn. Ipratropium chủ yếu được kê cho khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính, đôi khi nó được sử dụng để điều trị các cơn hen suyễn.
Corticosteroid đường uống và tiêm tĩnh mạch
Những loại thuốc này bao gồm prednisone và methylprednisolone có công dụng làm giảm viêm đường thở do hen suyễn nặng nhưng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng lâu dài. Do đó mà các loại thuốc này chỉ được sử dụng trên cơ sở ngắn hạn để điều trị các triệu chứng hen suyễn nghiêm trọng.
Người bệnh cần lưu ý nếu cơn hen bùng phát, thuốc hít tác dụng nhanh có thể làm giảm các triệu chứng của người bệnh ngay lập tức. Nhưng nếu thuốc kiểm soát dài hạn của người bệnh hoạt động tốt, người bệnh không nên sử dụng thuốc hít giảm đau nhanh thường xuyên. Đồng thời người bệnh được khuyến cáo ghi lại số lượt sử dụng mỗi tuần. Nếu số lần cần sử dụng ống hít tác dụng nhanh thường xuyên hơn số lần bác sĩ khuyên dùng, thì người bệnh hãy đi khám ngay và có thể người bệnh cần phải điều chỉnh thuốc kiểm soát hen dài hạn.
2.3. Thuốc chống dị ứng
Các loại thuốc này thường được sử dụng trong trường hợp hen bị kích phát hoặc tiến triển nặng hơn do dị ứng.
Tiêm dị nguyên (Liệu pháp miễn dịch)
Các mũi tiêm kháng nguyên qua thời gian sẽ dần dần giảm bớt phản ứng của hệ miễn dịch với các dị nguyên cụ thể. Người bệnh thường được tiêm mỗi tuần 1 lần trong vài tháng, sau đó là mỗi tháng 1 lần trong thời gian khoảng 3-5 năm.
Omalizumab (Xolair)
Người bệnh bị dị ứng và hen suyễn nặng được tiêm thuốc này mỗi 2 – 4 tuần. Loại thuốc này hoạt động bằng cách thay đổi hệ miễn dịch. [3]
Xem thêm:
- Hướng dẫn sử dụng thuốc hít hen suyễn hiệu quả nhất
- Top 7 thuốc trị hen suyễn của Mỹ được tin dùng nhất hiện nay
3. Các biện pháp phòng ngừa xuất hiện cơn hen suyễn
Bệnh hen suyễn tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể giảm thiểu triệu chứng cũng như phòng bệnh được nhờ áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Chú ý tránh các tác nhân gây ra cơn hen suyễn như bụi, môi trường ô nhiễm, chất gây kích ứng, khói thuốc lá…
- Thường xuyên tập thể dục đều đặn để tăng sức đề kháng và cải thiện hệ hô hấp bằng các bài tập thở.
- Nên có chế độ ăn đầy đủ giàu vitamin và dưỡng chất, giữ cân nặng hợp lý đồng thời tránh đồ ăn gây kích thích hay dị ứng.
- Thăm khám định kỳ sẽ giúp theo dõi tình trạng bệnh và dùng loại thuốc phù hợp.
- Chú ý giữ cho nhà cửa sạch sẽ, hút bụi cho đồ nội thất, tránh sử dụng thảm.
- Luôn giữ ấm cho mũi và miệng khi trời trở lạnh, đeo khẩu trang khi ra ngoài và mặc ấm khi trời trở lạnh.
Ngoài ra người bệnh hen suyễn có thể dùng xịt rửa mũi hàng ngày để giúp vệ sinh mũi, hỗ trợ điều trị cũng như phòng bệnh đường hô hấp này. Trẻ em có thể dùng xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết. Sản phẩm sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày, giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. thích hợp dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.
Người lớn thì dùng sản phẩm xịt rửa có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết cũng có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Qua những chia sẻ về thuốc hen suyễn trên đây, hy vọng sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về các loại thuốc cũng như biết cách phòng bệnh tái phát hay trở nặng hơn, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe.
Bài viết liên quan:
Nguồn tham khảo:
- [1] Asthma medications: Know your options: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/in-depth/asthma-medications/art-20045557
- [2] Asthma Medications: https://www.webmd.com/asthma/asthma-medications
- [3] Treatment -Asthma: https://www.nhs.uk/conditions/asthma/treatment/
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn