Lưu ý khi dùng thuốc tan cục máu đông ở người bệnh tim mạch

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
9 Tháng mười hai 2024

Lần cập nhật cuối:
9 Tháng mười hai 2024

Số lần xem:
4

Thuốc tan cục máu đông được dùng cho người bệnh tim mạch giúp loại bỏ tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Tuy nhiên người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm, do đó cần lưu ý khi dùng để nhận được hiệu quả tốt nhất.

1. Thuốc tan cục máu đông ở bệnh nhân tim mạch là gì?

Thuốc tan cục máu đông còn gọi là thuốc tiêu sợi huyết
Thuốc tan cục máu đông còn gọi là thuốc tiêu sợi huyết

Thuốc tan cục máu đông còn gọi là thuốc tiêu sợi huyết – loại thuốc tim mạch được dùng trong bệnh viện. Thuốc được dùng thông qua đường truyền tĩnh mạch, có tác dụng phá vỡ cục máu đông đang gây tắc nghẽn động mạch (não, tim) từ đó giúp tái lập lại dòng chảy bình thường trong lòng động mạch. Thuốc dùng tan cục máu đông cho hai bệnh chính là đột quỵ thiếu máu não cấp (hay nhồi máu não cấp) và cơn đau tim (hay nhồi máu cơ tim cấp) với liều lượng phù hợp từng trường hợp do bác sĩ tư vấn.

Tuy thuốc tan cục máu đông có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm nhưng khi sử dụng thì cần được bác sĩ kiểm soát và theo dõi chặt chẽ để tối đa hóa lợi ích và đồng thời giảm thiểu rủi ro từ việc sử dụng loại thuốc này.

2. Thuốc tan cục máu đông được sử dụng khi nào?

Thuốc làm tan cục máu đông được sử dụng khi nào?
Thuốc làm tan cục máu đông được sử dụng khi nào?

Thuốc tan cục máu đông ở người bệnh tim mạch được sử dụng khi thấy có xuất hiện triệu chứng đau tim và đột quỵ thiếu máu não cấp. Một số loại thuốc phổ biến như Tissue plasminogen activator (tPA), Tenecteplase, Alteplase, Urokinase, Reteplase, Streptokinase. Khi người bệnh sử dụng sẽ nhận được tác dụng:

  • Ngăn ngừa tổn thương lan rộng của cơn đau tim (hay nhồi máu cơ tim cấp).
  • Ngăn chặn tổn thương lan rộng của đột quỵ thiếu máu não cấp (hay nhồi máu não cấp).
  • Phá vỡ các cục máu đông ở các mạch máu khác trong cơ thể.

Khi thấy các triệu chứng đột quỵ và đau tim tốt nhất là nhanh chóng liên lạc đến cơ quan y tế gần nhất để được điều trị nhanh chóng, giúp lưu lượng máu phục hồi và ngăn ngừa các tổn thương hoặc thậm chí là tử vong.

3. Những bệnh nhân nào không nên dùng thuốc tan cục máu đông?

Tuy thuốc làm tan cục máu đông giúp phá vỡ cục máu đông đang gây tắc nghẽn động mạch (não, tim) từ đó giúp tái lập lại dòng chảy bình thường trong lòng động mạch. Nhưng có một số người bệnh không nên dùng thuốc này như:

Những bệnh nhân nào không nên dùng thuốc tan cục máu đông?
Những bệnh nhân nào không nên dùng thuốc tan cục máu đông?
  • Đột quỵ xuất huyết não trước đó hoặc xuất huyết trong não do nguyên nhân khác.
  • Xuất hiện tổn thương mạch máu não hoặc khối u.
  • Đã từng xuất hiện dị ứng với thuốc làm tan cục máu đông hoặc những dị ứng khác.
  • Đang bị xuất huyết (không tính xuất huyết khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt).
  • Đang mang thai.
  • Huyết áp cao không kiểm soát được.
  • Người bị bệnh máu khó đông.
  • Người bệnh gan nặng.
  • Đã từng phẫu thuật trong vòng 2 tuần gần đây.
  • Chấn thương, té ngã hoặc bị đánh vào đầu trong vòng 3 tháng gần đây.
  • Người bệnh đang bị loét dạ dày.

4. Khi dùng thuốc tan cục máu đông ở bệnh nhân tim mạch cần tránh gì?

Người bệnh nên nói với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng (thuốc không kê đơn, thuốc thảo được hoặc các thực phẩm bổ sung hay Vitamin) trước khi sử dụng thuốc tan máu đông. Người bệnh cần lưu ý một số thuốc trước khi dùng thuốc tan máu đông:

Khi dùng thuốc tan cục máu đông cần lưu ý những gì?
Khi dùng thuốc tan cục máu đông cần lưu ý những gì?
  • Thuốc làm loãng máu như Warfarin hoặc Coumadin
  • Thuốc chống viêm hoặc thuốc giảm đau như acetaminophen và ibuprofen

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết nếu đã dùng thuốc làm tan cục máu đông trong vòng 6 tháng qua. do một số loại thuốc tiêu huyết khối không thể dùng lần thứ hai trong vòng 6 tháng gần nhất.

Để có thể phòng bệnh máu đông thì cần chú ý:

  • Việc nằm bất động hoặc không hoạt động sẽ có nguy cơ bị đông máu cao hơn. Nếu bạn thường xuyên ngồi làm việc hay bất động vì lý do sức khỏe nào đó thì hãy cố gắng vận động càng nhiều càng tốt để kích thích tuần hoàn. Cải thiện lưu thông của bạn sẽ không làm sạch các cục máu đông hiện tại, nhưng nó có thể giúp bạn tránh được việc hình thành nhiều cục máu đông hơn trong tương lai.
  • Việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng ứ trệ tuần hoàn và tắc nghẽn mạch máu. Nên dành ít nhất 30 phút tập thể dục hàng ngày với các bài tập giúp tim đập nhanh hơn như chạy, đạp xe, bơi lội,… thích hợp để tập luyện tim mạch.
  • Giữ cân nặng ở mức cho phép tránh thừa cân hoặc béo phì – nguy cơ khiến hình thành cục máu đông.
  • Tránh ngồi khoanh chân vì sẽ khiến bạn có nguy cơ cao bị đông máu ở chân. Mỗi lần chỉ nên ngồi khoanh chân trong vài phút, sau đó bắt chéo chân để giữ cho tuần hoàn máu được lưu thông.
  • Bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ đông máu cùng với nhiều vấn đề sức khỏe khác.
  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh để duy trì cân nặng và sức khỏe tim mạch từ đó giảm nguy cơ đông máu. Ăn nhiều rau xanh, chất xơ, thực phẩm chứa chất béo lành mạnh và tránh các thực phẩm béo, chiên, mặn hoặc chế biến sẵn. Uống nhiều nước để giúp lưu thông máu tốt, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Đặc biệt nên ưu tiên thực phẩm chứa nhiều Omega-3 rất tốt để cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa cục máu đông. Omega-3 có nhiều trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá trích, các loại hạt và dầu thực vật.
  • Chú ý không ăn đồ quá mặn vì muối làm co mạch máu và làm tăng huyết áp có thể khiến bạn có nguy cơ bị đông máu cao hơn.
  • Cơ thể cần vitamin K giúp máu đông nhưng giới hạn lượng vitamin K mức 90-120 mcg/ngày. Vì nếu trước đây bạn đã từng bị đông máu, thì việc thừa vitamin K có thể khiến bạn có nguy cơ đông máu cao hơn.

Ngoài ra bạn có thể chọn dùng thêm viên uống Omega-3, nên chọn Omega-3 có hàm lượng EPA và DHA cao, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega-3 sẽ giúp giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu thì Omega-3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Cùng với Omega-3 thì nên dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu nhờ có chứa các thành phần là các vitamin nhóm B(B1,B2, B6), Chondroitin, Cao Blueberry, Ginkgo Biloba. Viên uống được chuyên gia khuyên dùng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…

Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn chọn đúng thuốc tan cục máu đông và những lưu ý dùng thuốc để tránh các biến chứng không tốt cho sức khỏe.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận